Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam hiện nay
Nguyễn Thị Thu Hà
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật;
Mã số: 62.38.01.01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Năm bảo vệ: 2007
Abstract: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế thị trường và vai
trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tìm hiểu thực trạng những thay đổi trong vai trò của chính quyền cấp tỉnh từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Nêu ra một số giải pháp cơ bản về phân cấp quản lý phù hợp với điều
kiện, khả năng của mỗi cấp chính quyền, mỗi khu vực, mỗi vùng lãnh thổ; nâng
cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội vì mục
tiêu phát triển con người; đổi mới công tác tổ chức - nhân sự của chính quyền
cấp tỉnh nhằm đáp ứng đòi hỏi của kinh tế thị trường
Keywords: Chính quyền địa phương, Hành chính công, Kinh tế thị trường, Quản lý
Content
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với 64 tỉnh, TPTTTW, chính quyền cấp tỉnh ngày càng khẳng định rõ vị trí và vai trò
của mình, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cùng với sự chuyển mình
của đất nước, các tỉnh, thành phố đã và đang thể hiện được vị thế và tiềm năng, tận dụng tối
đa nội lực để phát triển. Những cái tên như Bình Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hoà, Đồng
Nai…đã khẳng định một sức trẻ vươn lên trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
cũng có những tỉnh, thành phố có khá nhiều lợi thế để phát triển nhưng dường như lại có
bước tiến chậm hơn trong điều kiện mới. Phải chăng, điều đó đã bộc lộ rõ nét nhất, đầy đủ
nhất thực trạng về mô hình của chính quyền cấp tỉnh nói riêng và chính quyền địa phương nói
chung ở một số nơi kéo dài hàng chục năm của thời kỳ bao cấp đã chưa theo kịp với cơ chế
thị trường và hội nhập thế giới?
Cùng một mặt bằng về chế độ chính sách, có sự tương đồng về nguồn lực, lợi
thế, tại sao địa phương này làm tốt, địa phương khác làm chưa tốt hoặc không tốt? Có
tác giả đã cho rằng, bài học rút ra phải chăng từ tính tự chủ, năng động, sáng tạo của
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phương? ở những nơi làm không tốt, lãnh đạo
còn mang nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại, trông chờ vào ngân sách và trợ giúp của cấp
trên, một số nơi còn do cục bộ địa phương, mất đoàn kết [172, tr.5-6]. Rõ ràng, trong
thời kỳ đổi mới, sự năng động, sáng tạo, linh hoạt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói
chung và lãnh đạo cấp tỉnh nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bên
cạnh đội ngũ cán bộ lãnh đạo, không thể không chú ý đến đội ngũ cán bộ, công chức
địa phương nói chung. Hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền địa phương đến
đâu, có đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
hay không, một phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, công chức này. Trong khi có
những tỉnh, thành phố khá mạnh dạn trong việc tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, thậm chí
có những quy định "vượt rào" trong ưu đãi đối với các nhà đầu tư thì cũng có những tỉnh
thiếu sức hút đầu tư. Bình Dương luôn là tỉnh dẫn đầu cả nước về môi trường đầu tư và thực
tế cũng cho thấy đây là tỉnh có tốc độ phát triển mạnh trong khu vực và của cả nước. Vậy
chính quyền tỉnh Bình Dương đã có những chính sách, biện pháp gì nhằm thu hút đầu tư, xây
dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, rộng mở, trong khi một số tỉnh, thành phố khác vẫn
chưa tìm ra được hướng đi thích hợp trong phát triển kinh tế, phù hợp với điều kiện đặc thù
của địa phương?
Hơn nữa, sự đi lên của mỗi tỉnh, thành phố còn phụ thuộc vào khá nhiều những
yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, vào chính quyền địa phương và cả chính
quyền trung ương. Mỗi vùng miền, địa phương đều nắm giữ những vị trí then chốt về
kinh tế, chính trị xã hội, an ninh quốc phòng tạo nên sức mạnh của quốc gia. Do vậy,
bên cạnh chính sách chung cho các tỉnh, thành phố thì trung ương cũng có những
chính sách, quy định cụ thể cho những tỉnh, thành phố nắm giữ vị trí trọng yếu. Như