Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của ATK Định Hóa trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đặng Văn Duy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 97 - 103
97
VAI TRÒ CỦA ATK ĐỊNH HÓA TRONG CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC
THU - ĐÔNG NĂM 1947
Đặng Văn Duy1*, Nguyễn Thị Hoa2
1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
2Trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên
TÓM TẮT
Cách đây 71 năm trên địa bàn Việt Bắc đã diễn ra một sự kiện lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt
Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bộ Tổng chỉ huy và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt
Bắc đã đánh bại cuộc tấn công chiến lược Thu - Đông năm 1947 của Pháp lên Việt Bắc. Góp công
vào chiến thắng hào hùng đó, quân và dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và Định Hóa nói riêng đã
ra sức chiến đấu đánh bại các cuộc càn quét của địch, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cơ quan đầu
não kháng chiến đặt tại ATK Định Hóa. Bài viết tập trung làm nổi bật vai trò của ATK Định Hóa
trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
Từ khóa: ATK; Định Hóa; Thái Nguyên; Việt Bắc Thu - Đông…
MỞ ĐẦU *
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại
xâm lược lan rộng trong phạm vi cả nước,
hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/12/1946), quân dân ta đã kiên quyết chiến
đấu, bao vây, giam chân địch trong các vùng
đô thị, cản chậm bước tiến quân xâm lược của
kẻ thù. Đặc biệt, cuộc chiến đấu “quyết tử cho
Tổ quốc quyết sinh” của quân dân Thủ đô Hà
Nội trong gần hai tháng đã kéo dài thời gian
cần thiết để cơ quan đầu não, lực lược chủ lực
và các cơ sở kinh tế, quốc phòng của ta kịp
thời sơ tán về An toàn khu (ATK) Trung
ương ở chiến khu Việt Bắc. Từ đó ATK Định
Hóa - Thái Nguyên trở thành “Thủ đô kháng
chiến”, nơi khởi nguồn những quyết sách,
những chiến dịch quan trọng đưa cuộc kháng
chiến trường kì anh dũng của nhân dân ta đến
thắng lợi hoàn toàn.
NỘI DUNG
ATK Định Hóa - nơi khởi nguồn thắng
lợi trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông
năm 1947
Chiếm được Hà Nội và các vùng đô thị lân
cận trong cảnh đổ nát tan hoang bởi chủ
trương “tiêu thổ kháng chiến” của ta, thực dân
Pháp không thể kết thúc chiến tranh như ý
muốn. Tình hình kinh tế khó khăn và chính trị
* Tel: 0979230601; Email: [email protected]
rối ren ở nước Pháp buộc giới cầm quyền phải
tính tới kế hoạch tấn công lên Việt Bắc để kết
thúc cuộc chiến trong chiến lược “đánh
nhanh, thắng nhanh”.
Kế hoạch tấn công lên Việt Bắc của quân đội
Pháp do tướng Xalăng vạch ra được chính
phủ Pháp phê chuẩn tháng 7/1947 nhằm tiêu
diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt
quân chủ lực của ta, phá hoại kho tàng xưởng
máy, bao vây khóa chặt biên giới, cố giành
thắng lợi quân sự để tập hợp lực lượng phản
động lập chính phủ tay sai và hi vọng sớm kết
thúc chiến tranh.
Sáng sớm ngày 7/10/1947, cuộc tấn công của
quân Pháp lên Việt Bắc mở màn. 8 giờ 15
phút, 1.200 quân dù do đại tá Sôvanhắc chỉ
huy nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn. 14 giờ 30
phút, toán thứ hai nhảy dù chiếm thị trấn Chợ
Mới. Cùng ngày, 7000 lính thuộc binh đoàn
bộ binh do Bôphơrê chỉ huy, từ Lạng Sơn
ngược đường số 4 lên Na Sầm, Thất Khê,
đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống hội quân
với binh đoàn dù ở Bắc Kạn, hòng bao vây
Việt Bắc từ phía Đông và Đông Bắc.
Trên hướng Tây, ngày 9/10/1947, một binh
đoàn bộ binh và lính thủy đánh bộ gần 2.200
quân do Commuynan chỉ huy, từ Hà Nội
ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên
Quang, theo sông Gâm vào Chiêm Hóa, hình
thành gọng kìm bao vây căn cứ địa Việt Bắc
từ phía Tây và Tây Bắc. Pháp dự kiến hợp hai