Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò của Asean trong cấu trúc khu vực Đông Nam Á và tư duy đối ngoại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (88) Đối ngoại Việt Nam
3/2012 15 1 16 3/2012
VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG CẤU TRÚC
KHU VỰC ĐÔNG Á VÀ TƯ DUY ĐỐI NGOẠI
VIỆT NAM
Ths. Lê Viết Duyên*
Tóm tắt
Đông Á không những là địa bàn chiến lược quan trọng mà còn là
đầu tầu của kinh tế thế giới hiện nay. Đông Á là môi trường trực tiếp, là
nơi chứa đựng cả cơ hội lẫn thách thức với ASEAN. Trong quá trình tồn
tại và phát triển của mình, ASEAN luôn chịu tác động mạnh mẽ từ các
diễn biến ở Đông Á. Đánh dấu bằng việc hình thành ASEAN+3 (1997),
các lợi ích và vấn đề của ASEAN ngày càng gắn bó nhiều hơn với Đông
Á. Bước vào thế kỷ 21, để ứng phó với những chuyển biến nhanh chóng
trong khu vực, ASEAN đang thúc đẩy cấu trúc khu vực ở Đông Á phát
triển theo hướng đa tầng nấc, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau với ASEAN giữ
vai trò động lực chính. Theo xu hướng đó, hội nhập Đông Á có vai trò rất
quan trọng với Việt Nam. Trong 10-15 năm tới, Việt Nam cần tham gia
chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào các liên kết khu vực, góp phần
cùng các nước thành viên xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững
mạnh làm tâm điểm trong các tiến trình Đông Á, hướng Đông Á trở
thành một cộng đồng mở, có quan hệ hài hòa với tất cả các nước lớn
trong và ngoài khu vực, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và xây dựng đất nước.
*
Phó Vụ trưởng, Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao.
Những năm gần đây, Đông Á thu hút sự quan tâm đặc biệt của thế
giới, không chỉ vì đây là địa bàn chiến lược quan trọng có nhiều vấn đề
“nóng”, mà còn vì khu vực này đã đạt được những thành công ngoạn
mục về phát triển kinh tế và trở thành một đầu tầu của kinh tế thế giới,
đóng góp rất quan trọng vào tăng trưởng toàn cầu. Khu vực Đông Á bao
gồm 18 nền kinh tế (7 nền kinh tế thuộc Đông Bắc Á+11 nền kinh tế
thuộc Đông Nam Á) với dân số 2,15 tỷ người (khoảng 1/3 dân số thế
giới) và tổng GDP trên 13 nghìn tỷ USD (chiếm gần 1/4 GDP của toàn
thế giới). Đông Á cũng chiếm tới gần 30% tổng thương mại của thế giới
và hàng năm thu hút gần 1/3 tổng FDI toàn cầu. Đây là khu vực có hai
nền kinh tế hàng đầu thế giới (sau Mỹ) là Nhật Bản và Trung Quốc.
Trung Quốc hiện đã vươn lên thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu
và dự trữ ngoại tệ. Hầu hết các nền kinh tế Đông Á đều đã hoặc đang
vươn lên với tốc độ phát triển cao. Sự năng động và tăng trưởng cao của
Đông Á đã giúp cho suy thoái kinh tế thế giới vừa qua bớt trầm trọng và
sớm phục hồi hơn.
Hợp tác khu vực Đông Á
Sự nở rộ các loại hình hợp tác kinh tế đa phương và song phương ở
khu vực Đông Á đang tạo ra nhiều tầng nấc chi phối quá trình hội nhập của
các nước trong khu vực. Cụ thể là: (i) Hội nhập ở phạm vi Đông Á - châu Á
Thái Bình Dương; (ii) Hội nhập ASEAN; (iii) Tiểu vùng Mê Kông; (iv) Các
hành lang, vành đai phát triển và; (v) Các hiệp định song phương.
Liên kết kinh tế ASEAN
Tại Đông Nam Á, hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm
2015, liên kết kinh tế ASEAN được triển khai trên cả hai khía cạnh: củng
cố nội khối và mở rộng với các đối tác bên ngoài. Theo đó, ASEAN sẽ
trở thành một thị trường duy nhất, cơ sở sản xuất thống nhất, có sự lưu
, 3/2012: 15-38.