Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vài suy nghĩ về ngoại giao đa phương Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 2 (89) Đối ngoại Việt Nam
6/2012 29 2 30 6/2012
Năm 1941, Người về nước xây dựng lực lượng, cứu phi công Mỹ,
hợp tác với Deer Team của OSS (Mỹ) để khẳng định lập trường đứng
hẳn về phía Đồng minh chống phát xít Nhật giành độc lập cho Việt Nam.
Như để khẳng định mình, Người lấy tên Hồ Chí Minh.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã phải xử lý khôn khéo mối quan hệ với các nước lớn: thực hiện chính
sách “Ngoại giao Câu Tiễn” với Tàu Tưởng và thương lượng với chính
phủ Pháp (thậm chí phải thanh minh “Hồ Chí Minh không bán nước”);
tiếp tục giữ quan hệ với Mỹ, gửi thư cho Tổng thống Mỹ, lập Hội Ái hữu
Việt-Mỹ; gửi đơn xin tham gia Liên Hợp Quốc (LHQ) ngay từ Khóa Đại
hội đồng (ĐHĐ) đầu tiên vào tháng 1/1946.
Đường lối NGĐP của Hồ Chí Minh cũng thể hiện qua việc chia sẻ
những giá trị chung của nhân loại. Khi thảo Tuyên ngôn Độc lập ngày
2/9/1945, Người đã trích dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền của Pháp và
Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, khẳng định mục tiêu “Tam Dân” của Tôn
Dật Tiên: “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. Những giá trị phổ cập đó vẫn
còn là những mục tiêu theo đuổi của toàn nhân loại hiện nay và mãi mãi
sau này.
Năm 1949, giải phóng biên giới, Việt Nam nối liền với phe Xã hội
chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã sang Trung Quốc và Liên Xô tranh thủ hợp
tác, đồng thời cũng tích cực chỉ đạo phát triển ngoại giao nhân dân, cử
các đoàn tham gia các hoạt động của phong trào hòa bình, dân chủ để tỏ
tình đoàn kết quốc tế và tranh thủ thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của
Việt Nam, liên kết với phong trào chống chiến tranh mạnh mẽ chưa từng
có trong lịch sử ngay trong lòng nước Pháp và nước Mỹ, kết hợp tối ưu
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại - một bài học vô cùng quan trọng
trong NGĐP của Việt Nam.
Trong Chiến tranh lạnh
Chiến tranh thế giới lần thứ hai gây tổn thất nặng nề không chỉ cho
các nước thua trận mà cả các nước Đồng minh thắng trận. Khác với sau
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mỹ theo đuổi chủ nghĩa biệt lập nên
không tham gia Hội Quốc Liên, lần này Mỹ hăng hái cùng Liên Xô và
Anh nhanh chóng thành lập LHQ, phù hợp với nguyện vọng chung của
nhân dân thế giới muốn duy trì hòa bình và phát triển, đồng thời cũng
giành quyền quyết định (quyền phủ quyết - veto) cho năm nước lớn trong
tổ chức này. Tương quan lực lượng lúc đầu tại LHQ nghiêng hẳn về phía
Mỹ và phương Tây. Liên Xô đứng đầu phe XHCN bị thiểu số, luôn luôn
phải dùng quyền phủ quyết để bảo vệ lợi ích của phe XHCN. Cựu Ngoại
trưởng Liên Xô Gromyko bị báo chí đặt biệt danh là “Mr. Nyet”.1 Vai trò
duy trì hòa bình của LHQ trong thời gian này bị tê liệt, thậm chí còn bị
Mỹ lợi dụng lôi kéo các nước khác đưa quân dưới lá cờ LHQ vào tham
chiến ở Triều Tiên.
Tuy Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập từ năm 1949, nhưng
ghế tại LHQ và HĐBA vẫn do Tưởng Giới Thạch nắm giữ. Phần lớn các
nước Á - Phi chưa độc lập và chưa thể tham gia LHQ. Để tập hợp lực
lượng, Trung Quốc đề ra chủ trương đối ngoại “cầu đồng tồn dị” (cùng
tìm điểm đồng thuận và gác lại những điểm khác biệt), cùng Ấn Độ đề ra
năm nguyên tắc chung sống hòa bình (Pan Shila) và cùng In-đô-nê-xi-a
tổ chức Hội nghị Băng-đung năm 1955. Việt Nam đã ủng hộ 5 nguyên
tắc đó2
và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tham gia Hội nghị Băng-đung.
1 Andrei Andreyevich Gromyko, Ngoại trưởng của Liên Xô (1957-1985), từ 1985 đến
1987 là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô-viết Tối cao Liên Xô. Ông nghỉ hưu từ 1987.
2 Tôi đã được Đại sứ Ấn Độ Patharathi, Chủ tịch Ủy ban quốc tế, tự hào cho xem cuốn
sổ vàng với bút tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi “Hail Pan Shila” (Chào Pan Shila).