Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng mô hình VaR để đo lường rủi ro danh mục nghiên cứu thực nghiệm cho danh mục đầu tư cổ phiếu các ngân hàng thương mại Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Phan Thị Quỳnh Anh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ QUỲNH ANH
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VaR ĐỂ ĐO LƢỜNG RỦI RO
DANH MỤC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CHO
DANH MỤC ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ VI TRỌNG
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, ngành ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với
tình trạng kém bền vững của hệ thống và các rủi ro khác nhau đã gây tâm lý e ngại cho
các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư nhóm cổ phiếu này. Do đó, việc cung cấp công cụ
hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác định lượng rủi ro danh mục nhóm cổ phiếu ngành
ngân hàng là điều cần thiết. Trong các kỹ thuật khác nhau được áp dụng để phục vụ
cho mục đích quản trị, đánh giá rủi ro danh mục đầu tư, mô hình giá trị rủi ro VaR đã
được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới tuy nhiên vẫn chưa được áp dụng phổ biến ở
Việt Nam. Luận văn đã tập trung nghiên cứu ứng dụng mô hình VaR để đo lường rủi ro
danh mục đầu tư thông qua nghiên cứu chỉ số giá cổ phiếu 9 NHTM niêm yết tại Việt
Nam giai đoạn từ tháng 07/2006 đến tháng 04/2016, đồng thời sử dụng phương pháp
thống kê và mô hình tính toán tỷ lệ vi phạm VR để kiểm định sự phù hợp của mô hình
VaR. Để đạt được mục tiêu này, đề tài ứng dụng mô hình VaR với ước lượng phương
sai thay đổi GARCH(1,1) và giả định phân phối của tỷ suất lợi nhuận là phân phối
chuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi tỷ suất lợi nhuận của các danh mục đầu tư
không theo phân phối chuẩn đồng nhất mà có hiện tượng “leptokurtosis” tức hàm xác
suất có đuôi dài. Đây là nguyên nhân làm cho mô hình ước lượng VaR theo giả định
của phân phối chuẩn trong một số trường hợp chưa có tính chính xác cao. Từ đó cũng
cho thấy giả định phân phối có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng dự báo của
mô hình VaR. Ngoài ra, kết quả kiểm định cũng cho thấy chất lượng dự báo của mô
hình VaR không đồng nhất ở các mức rủi ro, ở các mức rủi ro 5%, 2.5% mô hình ước
tính VaR cho ra kết quả tốt hơn so với các mức rủi ro còn lại 1%, 0.5%, 0.1%. Đồng
thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kích cỡ mẫu có ảnh hưởng đến tính chính xác của
ước lượng VaR. Mặc dù còn nhiều hạn chế, luận văn đã cung cấp thêm công cụ hữu ích
cho các nhà tài chính, các nhà quản trị rủi ro trong việc ra quyết định và quản lý danh
mục đầu tư của mình hiệu quả hơn.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phan Thị Quỳnh Anh, học viên lớp cao học K15A, chuyên ngành Tài
chính – Ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, niên khóa 2013-2015.
Tôi cam đoan: Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất
cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả,
kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình.
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Phan Thị Quỳnh Anh
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giáo viên
hướng dẫn của tôi, TS Ngô Vi Trọng – người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Ngoài ra, tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với các thầy cô trường Đại học Ngân
hàng TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô giáo Lê Hồ An Châu, những người đã dạy cho tôi
những kiến thức bổ ích trong những năm học qua, không những thế còn hỗ trợ tôi trong
quá trình làm luận văn.
Và cuối cùng, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè tôi, những
người luôn ủng hộ và động viên tôi những lúc khó khăn nhất để tôi hoàn thành tốt luận
văn này.
Dù rất cố gắng, song luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp, chia sẻ của quý Thầy, Cô để luận văn hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................... iii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
1.5. Đóng góp của nghiên cứu.....................................................................................5
1.6. Kết cấu luận văn...................................................................................................5
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO DANH MỤC VÀ MÔ
HÌNH VaR ......................................................................................................................8
2.1 Cơ sở lý thuyết về rủi ro và rủi ro danh mục đầu tư ..........................................8
2.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro danh mục đầu tư .................................................8
2.1.2 Đo lường rủi ro ...........................................................................................10
2.2 Cơ sở lý thuyết về mô hình giá trị rủi ro Value at risk (VaR) .........................13
2.2.1 Lịch sử ra đời của mô hình giá trị rủi ro VaR ............................................13
2.2.2 Khái niệm về Value at Risk (VaR).............................................................14
2.2.3 Điều kiện sử dụng mô hình VaR................................................................16
2.2.4 Các yếu tố ảnh hướng đến VaR..................................................................16
2.2.5 Hạn chế của mô hình VaR..........................................................................18
2.2.6 Các phương pháp tính VaR ........................................................................18
2.3 Tổng quan về các nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng Value at Risk để đo
lường rủi ro danh mục đầu tư....................................................................................21
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................27
3.1 Cơ sở dữ liệu ....................................................................................................27
3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................28
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................38
4.1 Kết quả kiểm định phân phối chuẩn.................................................................38
4.2 Kết quả kiểm định tính dừng............................................................................41
4.3 Kết quả ước lượng GARCH (1,1) ....................................................................42
4.4 Kết quả ước lượng VaR 1 ngày của tỷ suất lợi nhuận danh mục đầu tư..........43
4.5 Kết quả kiểm định ước lượng VaR tại các mức ý nghĩa ..................................43
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...........................................50
5.1 Kết luận ............................................................................................................50
5.2 Hạn chế của đề tài ............................................................................................53
5.3 Hướng nghiên cứu mở rộng .............................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................58
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải thích
ACB Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu
BID Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CTG Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
DMĐT Danh mục đầu tư
EIB Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
GARCH
Generalized Autoregressive Conditional Heteroscedasticity
Models
Mô hình phương sai có điều kiện của sai số thay đổi tự hồi quy
tổng quát
MBB Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân Đội
NVB Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quốc dân
NHTM Ngân hàng thương mại
SHB Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội
STB Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
TTCK Thị trường chứng khoán
VaR
Value at Risk
Giá trị rủi ro
VCB Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các cổ phiếu các NHTM Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán ............27
Bảng 3.2: Các danh mục đầu tư .....................................................................................29
Bảng 3.3: Bảng phân vị thứ 100p của lợi nhuận chuẩn hóa ..........................................34
Bảng 4.1: Thống kê mô tả .............................................................................................40
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp hệ số
các danh mục đầu tư................................................41
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng mô hình GARCH(1,1) ....................................................42
Bảng 4.4: Kết quả tỷ lệ vi phạm VaR thực tế tại các mức rủi ro ...................................44
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định ước lượng VaR thực tế tại các mức rủi ro ......................44