Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ứng dụng mô hình Just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp Dệt may
MIỄN PHÍ
Số trang
91
Kích thước
624.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1366

ứng dụng mô hình Just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho trong các doanh nghiệp Dệt may

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu khoa học

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài :

Với hơn 2000 doanh nghiệp tham gia vào ngành, thu hút gần 2 triệu lao

động và kim ngạch xuất khẩu lên đến 10 tỷ USD mỗi năm , Dệt may thực sự

đang là ngành công nghiệp chiến lược hàng đầu trong nền kinh tế nước ta. Xác

định được vai trò quan trọng của ngành dệt may đối với nền kinh tế đất nước,

Chính phủ cũng đã dành cho nó nhiều sự quan tâm đặc biệt, chẳng hạn như

trong đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam

lâm vào tình trạng khó khăn, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời

để giúp các doanh nghiệp có thể tồn tại sau “bão khủng hoảng”. Trong hàng

loạt các hậu quả từ khủng hoảng kinh tế, một vấn đề nan giải buộc các doanh

nghiệp cần có những biện pháp giải quyết kịp thời, đó là tỉ lệ hàng tồn kho tăng

cao trong mỗi doanh nghiệp. Sở dĩ, vấn đề này cần giải quyết kịp thời vì hàng

tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trong tổng giá trị tài sản

của một doanh nghiệp, thông thường chiếm đến 40% tổng giá trị tài sản của

doanh nghiệp. Lượng hàng tồn kho cao gây cho doanh nghiệp nhiều bất lợi như

vốn ứ đọng, chi phí bảo quản,… Do đó, việc kiểm soát hàng tồn kho luôn là vấn

đề cần thiết , chủ yếu trong quản trị sản xuất.

Nguyên nhân trực quan nhất dẫn đến tình trạng hàng tồn kho trong các

doanh nghiệp Dệt may Việt Nam tăng cao là do khủng hoảng tế, nhưng xét về

góc độ sản xuất thì nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là vấn đề quản lý hàng tồn

kho trong quá trình sản xuất.

Bằng kinh nghiệm thực tế sản xuất ở các nước trên thế giới, cụ thể là của

hãng Toyota – Nhật Bản , đã tìm ra được một phương pháp quản lý hàng tồn

kho khá hiệu quả , đó là mô hình Just in time. Mô hình này sẽ làm giảm tối đa

lượng hàng tồn kho trong mỗi doanh nghiệp, nỗ lực liên tục để loại bỏ sự lãng

Vũ Thị Khuyên Lớp QTDNB- K10 1

Nghiên cứu khoa học

phí. Mô hình Just in time tỏ ra có hiệu quả với các hình thức sản xuất có tính

lặp đi lặp lại như ngành sản xuất linh kiện, oto, dệt may,…

Chính vì lẽ đó, đứng trước thực trạng hàng tồn kho trong các doanh

nghiệp dệt may nước ta đang ngày một gia tăng, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ

đến việc “ ứng dụng mô hình Just in time vào hoạt động quản trị hàng tồn kho

trong các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này là nhằm tìm ra được những giải pháp tốt nhất để

giúp các doanh nghiệp dệt may trong nước ứng dụng mô hình Just in time vào

hệ thống sản xuất một cách thành công để giải quyết được vấn đề hàng tồn kho

đang ngày một gia tăng.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích đã đề ra, bài nghiên cứu cần hoàn thành

được những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản trị tồn kho

- Tìm hiểu về mô hình Just in time và những bài học trong ứng dụng

Just in time của Toyota

- Nghiên cứu thực trạng sản xuất và hàng tồn kho trong các doanh

nghiệp Dệt may Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp ứng dụng mô hình Just in time vào hoạt động

quản trị hàng tồn kho.

4. Phạm vi nghiên cứu

Ngành sản xuất dệt may có nhiều chủ thể tham gia với nhiều quy trình

sản xuất và trình độ quản trị khác nhau. Nhưng đề tài nghiên cứu sẽ chỉ tập

trung vào việc nghiên cứu để ứng dụng mô hình Just in time cho các doanh

nghiệp dệt may có dây chuyền sản xuất công nghệ cao, tính chuyên môn hóa

cao, không ứng dụng cho các quy trình dệt may thủ công. Đề tài đi sâu nghiên

Vũ Thị Khuyên Lớp QTDNB- K10 2

Nghiên cứu khoa học

cứu vào tình hình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam trong

giai đoạn 2005 2010 và đề xuất các giải pháp ứng dụng mô hình JIT cho các

doanh nghiệp trong giai đoạn sau 2010.

5. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy

vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp hệ thống

hóa, thống kê, tổng hợp, so sánh dẫn giải, phân tích,…

6. Kết cấu bài nghiên cứu

Kết cầu đề tài nghiên cứu gồm 3 chương chính, bao gồm:

Chương I : Hệ thống quản lý hàng tồn kho Just in time

Chương II : Thực trạng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp dệt may

Việt Nam hiện nay

Chương III : Ứng dụng mô hình Just in time vào các doanh nghiệp dệt

may Việt Nam

Từ những nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống Just in time đã được

công ty Toyota ứng dụng thành công trong nhiều năm qua được trình bày ở

chương I, và thực trạng sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam ở chương II,

chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp để ứng dụng Just in time vào các

hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ở chương III.

Trong quá trình nghiên cứu, do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm,

chắc chắn bài nghiên cứu của chúng tôi còn có nhiều thiếu sót, rất mong tiếp tục

nhận được những sự hướng dẫn của các thầy cô và góp ý của bạn đọc.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Vũ Thị Khuyên Lớp QTDNB- K10 3

Nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG I

QUẢN TRỊ TỒN KHO VÀ

HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO JUST IN TIME

1.1. Quản trị tồn kho

1.1.1. Khái quát về hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trong tổng

giá trị tài sản của một doanh nghiệp, thông thường giá trị hàng tồn kho

chiếm 40% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó việc điều khiển , kiểm

soát tốt hàng tồn kho luôn là một vấn đề cần thiết, chủ yếu trong quản trị sản

xuất tác nghiệp.

Bản thân vấn đề tồn kho luôn có hai mặt trái ngược nhau, với quan

điểm của người sản xuất người ta luôn tìm cách giảm phí tổn bằng cách giảm

lượng tồn kho , còn với quan điểm của người tiêu thụ thì sẽ luôn mong muốn có

nhiều hàng dự trữ để không có sự thiếu hụt. Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm

cách xác định một mức độ cân bằng giữa mức độ đầu tư cho hàng tồn kho phục

vụ sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời đúng lúc

với chi phí tối thiểu nhất.

Hàng tồn kho được xem là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp

ứng những nhu cầu hiện tại hoặc tương lai.

Hàng tồn kho bao gồm các loại nguyên vật liệu sản phẩm dở dang,

bán thành phẩm, dụng cụ phụ tùng, thành phẩm tồn kho… Tùy theo các loại

hình doanh nghiệp khác nhau mà dạng tồn kho nội dung hoạch định cũng như

hệ thống kiểm soát điều khiển hàng tồn kho cũng sẽ khác nhau. Chúng ta có thể

thấy rõ : một ngân hàng sẽ có những phương pháp tiêu chuẩn riêng để kiểm soát

đánh giá mức tồn quỹ về tiền mặt, một bệnh viện sẽ có những phương pháo để

Vũ Thị Khuyên Lớp QTDNB- K10 4

Nghiên cứu khoa học

kiểm soát nguồn máu, thuốc men, một xí nghiệp sản xuất sẽ có phương pháp

kiểm tra lượng vật liệu dự trữ, bán thành phẩm và thành phẩm.

1.1.2. Phân loại tồn kho

Tồn kho là số lượng hàng hóa được tự tạo trong kinh doanh nhằm đáp

ứng cho nhu cầu tương lai. Nhu cầu này có thể là sản phẩm của công ty cũng có

thể là hàng cung cấp trong quá trinh gia công. Nếu công ty có quan điểm lạc

quan thì họ tăng mức tồn kho lên nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dự đoán trong

tương lai. Trong thời kỳ suy thoái thì giảm lượng tồn kho xuống.

Trong sản xuất , tồn kho thường được phân làm 4 loại, đó là:

1) Tồn kho nguyên vật liêu/ bộ phận cấu thành

2) Tồn kho sản phẩm dở dang

3) Tồn kho sản phẩm hoàn chỉnh

4) Tồn kho các mặt hàng linh tinh phục vụ sản xuất hay dịch vụ

1.1.2.1. Nguyên vật liệu/ bộ phận cấu thành

Nguyên vật liệu và bộ phận cấu thành là những thành phần chính để sản

xuất ra sản phẩm cuối cùng. Ở đây ta sẽ không đề cập đến các nguyên vật liệu

dùng để hỗ trợ sản xuất mà chỉ đề cập đến các nguyên vật liệu chính phục vụ

cho quá trình sản xuất, cấu thành nên sản phẩm. Chẳng hạn như đối với nhà

máy dệt thì nguyên vật liệu chính là tơ , bông, sợi. Còn đối với nhà máy sản

xuất may mặc thì vật liệu chính là vải, khuy, các phụ kiện để trang trí áo.

1.1.2.2. Sản phẩm dở dang

Đó là các sản phẩm đang được biến thành thành phẩm từ nguyên liệu thô

nhưng chưa xong, còn nằm trên đường dây sản xuất , có khi sản phẩm đã xong

rồi nhưng chưa bao bì đóng gói thì vẫn bị coi là dở dang, chưa xuất xưởng

được. Sở dĩ có thể xảy ra tình trạng tồn kho sản phẩm dở dang là do quá trình

Vũ Thị Khuyên Lớp QTDNB- K10 5

Nghiên cứu khoa học

phối kết hợp không nhịp nhàng ăn khớp giữa các công đoạn sản xuất. Ví dụ như

trong một dây chuyền may: bộ phận cắt cắt ra quá nhiều mẫu nhưng mà bộ

phận may do thiếu nhân công, thiếu máy may nên không thể làm hết những

mẫu đã được chuyển đến từ khâu cắt; do vậy mà một số lượng mẫu chưa kịp

hoàn thành sẽ phải chuyển vào kho.

1.1.2.3. Thành phẩm

Tồn kho thành phẩm là mọi lô hàng đã được hoàn thiện tất cả các khâu và

sẵn sàng được bán. Ví dụ như một lô áo sơ mi nam của May 10, đã hoàn thiện

tất cả các khâu từ cắt may đến là và kiểm tra , đóng gói được chuyển đến các

đại lý phân phối của May 10 trên toàn quốc, khi nào mà sản phẩm chưa đến

được tay người tiêu dùng, vẫn còn nằm trong kho của nhà sản xuất và phân phối

thì sản phẩm đó được coi là tồn kho ở dạng thành phẩm.

1.1.2.4. Tồn kho các nguyên vật liệu phụ

Tất cả các loại mặt hàng công ty mua về không phải là thành phần của

sản phẩm nhưng lại cần thiết để phục vụ sản xuất đều gọi là các mặt hàng linh

tinh phục vụ sản xuất, Văn phòng phẩm nằm trong loại này. Vài chủng loại như

dầu bôi trơn máy tuy có tham gia vào quá trình sản xuất nhưng không là thành

phần của sản phẩm cũng được xếp vào loại này. Thiết bị nâng hạ trong kho

cũng là một ví dụ.

1.1.3. Các loại chi phí tồn kho

Có 3 loại chi phí tồn kho :

1.1.3.1. Chi phí mua hàng

Là chi phí cần có để mua hoặc sản xuất ra từng món hàng tồn kho. Chi

phí này thường được biểu hiện bằng chi phí của một đơn vị nhân với số lượng

nhận được hoặc sản xuất ra. Nhiều khi giá món hàng được hưởng giảm giá nếu

ta mua cùng một lúc đạt đến số lượng nào đó. Thông thường chi phí mua hàng

Vũ Thị Khuyên Lớp QTDNB- K10 6

Nghiên cứu khoa học

không ảnh hưởng đến việc lựa chọn các mô hình tồn kho, trừ mô hình khấu trừ

theo sản lượng.

1.1.3.2. Chi phí đặt hàng

Bao gồm những phí tổn trong việc tìm các nguồn cung ứng, hình thức đặt

hàng, thực hiện quy trình đặt hàng hỗ trợ cho các hoạt động văn phòng…Khi

đơn hàng được thực hiện phí tổn đặt hàng vẫn còn tồn tại, những lúc đó chúng

được hiểu như phí tổn chuẩn bị thực hiện đơn hàng.

Phí tổn chuẩn bị thực hiện đơn hàng là những chi phí cho việc chuẩn bị

máy móc hay công nghệ để thực hiện đơn hàng. Do đó chúng ta cần xác định

thời điểm và số lượng cho mỗi lần đặt hàng thật chi tiết để cố gắng tìm những

biện pháp giảm bớt chi phí chuẩn bị cũng như phí tổn đặt hàng.

Trong nhiều tình huống chi phí chuẩn bị có mối quan hệ rất mật thiết đối

với thời gian chuẩn bị thực hiện đơn hàng. Nếu chúng ta giảm được thời gian

này là một giải pháp hữu hiệu để giảm lượng đầu tư cho tồn kho và cải tiến

được năng suất.

1.1.3.3. Chi phí tồn trữ

Trong quá trình lưu kho các loại nguyên phụ liệu, sản phẩm dở dang,

thành phẩm để giữ cho chúng đảm bảo phẩm chất để còn phục vụ cho sản xuất

và tiêu thụ thì bộ phận quản lý kho tàng cần áp dụng một số các biện pháp để

bảo quản và lưu trữ. Các hoạt động này cũng tiêu tốn của doanh nghiệp một

khoản chi phí đáng kể. Chi phí này thường được tính bằng số phần trăm giá trị

của món hàng. Ví dụ phí tồn trữ 15% /năm của món hàng tức là mỗi 1000đ giá

trị món hàng nếu để trong kho một năm thì phải trả 150đ tiền tồn trữ. Trong

thực tế chi phí tồn trữ tiêu biểu thường vào khoảng 15% đến 30% mỗi năm.

Những loại chi phí có liên quan đến việc tồn trữ hay hoạt động thực hiện

tồn kho này có thể thống kê theo bảng dưới đây :

Vũ Thị Khuyên Lớp QTDNB- K10 7

Nghiên cứu khoa học

Bảng 1.1. Tỷ lệ các loại chi phí tồn kho

Nhóm chi phí Tỷ lệ với giá trị tồn kho

1. Chi phí về nhà cửa hoặc kho tàng

- Tiền thuê hoặc khấu hao nhà cửa

- Chi phí hoạt động kho vận hàng không

- Thuế nhà đất

- Bảo hiểm nhà cửa , kho hàng

2. Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện

- Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị dụng cụ

- Năng lượng

- Chi phí vận hành thiết bị

3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động giám

sát quản lý

4. phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho:

- phí tổn cho việc vay mượn

- thuế đánh vào hàng tồn kho

- bảo hiểm cho hàng tồn kho

5. Thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát hư

hỏng không sử dụng được

Chiếm 3 – 10 %

Chiếm từ 1 – 3,5%

Chiếm từ 3 – 5%

Chiếm từ 6 – 24%

Chiếm 2 – 5 %

Tỷ lệ từng loại chi phí tiền chỉ có ý nghĩa tương đối , chúng lệ thuộc

vào từng loại doanh nghiệp, địa điểm phân bố, tỷ lệ lãi hiện tại. Thông thường

một tỷ lệ phí tổn tồn trữ hàng năm xấp xỉ 40% giá trị hàng tồn kho.

1.1.4. Chức năng quản trị tồn kho

1.1.4.1. Chức năng liên kết

Chức năng chủ yếu nhất của quản trị tồn kho là liên kết giữa quá trình

sản xuất và cung ứng.

Vũ Thị Khuyên Lớp QTDNB- K10 8

Nghiên cứu khoa học

Khi cung và cầu của một loại hàng tồn kho nào đó không đều đặn giữa

các thời kì thì việc duy trì thường xuyên một lượng tồn kho nhằm tích lũy đủ

cho thời kỳ cao điểm là một vấn đề hết sức cần thiết.

Thực hiện tốt chức năng liên kết nhằm đảm bảo sản xuất liên tục, tránh

sự thiếu hụt gây lãng phí trong sản xuất.

1.1.4.2. Chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát

Một doanh nghiệp nếu biết trước tình hình tăng giá nguyên vật liệu hay

hàng hóa, họ có thể dự trữ tồn kho để tiết kiệm chi phí. Như vậy tồn kho sẽ là

một hoạt động đầu tư tốt, lẽ dĩ nhiên khi thực hiện hoạt động tồn khi chúng ta

phải xem xét đến chi phí và rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tiến hành tồn

kho.

1.1.4.3. Chức năng khấu trừ theo số lượng

Một chức năng khá quan trọng của quản trị tồn kho là khấu trừ theo số

lượng. Rất nhiều nhà cung ứng sẵn sàng chấp nhận khấu trừ cho những đơn

hàng có số lượng lớn. Việc mua hàng với số lượng lớn có thể đưa đến việc giảm

phí tổn sản xuất, tuy nhiên mua hàng với số lượng lớn sẽ chịu chi phí tồn trữ

cao do đó trong quản trị hàng tồn kho người ta cần phải xác định một lượng

hàng tối ưu để hưởng các giá khấu trừ, mà dự bị tồn trữ tăng không đáng kể.

1.1.5. Các biện pháp quản trị hàng tồn kho

1.1.5.1. Hệ thống tồn kho

Hệ thống tồn kho là tập hợp các thủ tục hoặc các chính sách tác nghiệp

mà việc thu nhập hoặc duy trì tồn kho được căn cứ vào đấy. Có hai loại hệ

thống tồn kho cơ bản:

- Hệ thống xem lại liên tục

- Hệ thống xem lại định kỳ

Vũ Thị Khuyên Lớp QTDNB- K10 9

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!