Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng CNTT vào công tác quản trị dây chuyền cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
DÂY CHUYỀN CUNG ỨNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Nguyễn Bá Minh
Trung tâm Công nghệ Thông tin
Tóm tắt: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc xây dựng được một kênh thông suốt giữa
nhà cung ứng và khách hàng, tạo ra một quy trình tối ưu để tiến hành các hoạt động sản xuất,
giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí, tǎng thị phần và giành được sự ủng hộ của khách
hàng. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất là cải tiến
dây chuyền cung ứng.
Áp dụng tin học vào quản trị dây chuyền cung ứng sẽ hỗ trợ quản lý các quá trình hoạt động
của doanh nghiệp bao gồm các công đoạn từ nhập nguyên liệu đầu vào cho đến đưa ra sản
phẩm đầu ra, quản lý các hoạt động sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, dự báo thị trường, và
quản lý giao dịch với khách hàng.
Bài báo này sẽ giới thiệu tổng quan về dây chuyền cung ứng và quản trị dây chuyền cung ứng
trong các doanh nghiệp sản xuất (không đề cập tới doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ). Đồng thời bài báo cũng giới thiệu lợi ích và giải pháp áp dụng tin học
vào quản trị dây chuyền cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất.
1. Giới thiệu chung
Dây chuyền cung ứng
Chiến lược quan trọng nhất của một doanh nghiệp là tạo được một kênh thông suốt giữa các
nhà cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở tới khả nǎng sinh lời. Bất
kể doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, xây dựng một con đường bằng phẳng để
tiến hành các hoạt động trong kinh doanh luôn giúp giảm được chi phí, tǎng thị phần và giành
được đông đảo khách hàng. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh hơn là tối ưu hoá cả nhu cầu và dây chuyền cung ứng, cho phép sự phối hợp quá
trình kinh doanh và chia sẻ dữ liệu, không chỉ trong nội bộ mà còn giữa các nhà cung ứng,
nhà sản xuất và nhà phân phối.
Quản trị dây chuyền cung ứng là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, nhằm cải thiện
phương thức tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, phương thức sản xuất sản phẩm, dịch vụ và
cuối cùng là chuyển sản phẩm, dịch vụ hoàn thành đến khách hàng. Mục tiêu chính của quản
trị dây chuyền cung ứng nhằm đơn giản hoá quy trình cung ứng để tăng lợi nhuận kinh doanh.
Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải nắm được toàn bộ phí tổn, cải tiến chất lượng và
tăng tối đa dịch vụ khách hàng.
Cấu trúc của dây chuyền cung ứng
Cấu trúc dây chuyền cung ứng sản phẩm bao gồm tối thiểu: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản
xuất và khách hàng. Luồng nguyên liệu được chuyển theo chiều từ nhà cung cấp tới khách
hàng trong khi các luồng thông tin và lợi nhuận tài chính lại chuyển theo chiều ngược lại, từ
khách hàng tới nhà cung cấp cuối cùng.
Nhà cung cấp (Supplier): các doanh nghiệp có các sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào
cho quá trình sản xuất và kinh doanh được gọi là nhà cung cấp. Thông thường nhà cung cấp
thường được hiểu là cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho quá trình sản xuất như vật liệu thô,
các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm…
Đơn vị sản xuất (Manufacturing): đơn vị sản xuất là nơi sử dụng các nguyên liệu, dịch vụ đầu
vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THƯ VI