Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyển chọn và sử dụng hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ trường trung học phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN MINH THƯ
TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
VỀ GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM HÓA HỌC
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Đề tài:
TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
VỀ GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM HÓA HỌC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Thư
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2021
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................4
6. Giả thuyết khoa học...................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................4
8. Đóng góp của đề tài..................................................................................................4
9. Cấu trúc khóa luận.....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC VỆ SINH AN
TOÀN THỰC PHẨM....................................................................................................6
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu ...............................................................................6
1.2. Tổng quan về vệ sinh an toàn thực phẩm...............................................................7
1.2.1. Tình hình chung về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam...........................7
1.2.2. Khái niệm chung về vệ sinh an toàn thực phẩm................................................9
1.2.3. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm .............................................................13
1.2.4. Các dạng ngộ độc thực phẩm thường gặp .......................................................14
1.2.5. Cách xử lý đúng cách khi bị ngộ độc thực phẩm ............................................17
1.2.6. Phương pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm................................................17
1.2.7. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm..............................................18
1.3. Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm ....................................................................19
1.3.1. Quan niệm về giáo dục vệ sinh toàn thực phẩm..............................................19
1.3.2. Mục tiêu giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường THPT.......................20
1.3.3. Nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường trung học phổ thông 21
1.3.4. Các kiểu triển khai giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.................................21
1.3.5. Một số hình thức phổ biến tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh an toàn
thực phẩm ở trường phổ thông ......................................................................................22
1.3.6. Phương pháp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm..........................................23
1.4. Phương pháp giảng dạy trong trường THPT về giáo dục an toàn thực phẩm thông
qua môn Hóa học...........................................................................................................24
1.4.1. Dạy học theo tiếp cận giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy
hóa học ở trường THPT ................................................................................................24
1.4.2. Dạy học theo hướng tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng
dạy hóa học ở trường THPT..........................................................................................25
1.5. Sử dụng hệ thống bài tập hóa học trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.....32
1.5.1. Khái niệm về bài tập hóa học ..........................................................................32
1.5.2. Ý nghĩa, vai trò của bài tập hóa học ...............................................................33
1.5.3. Phân loại bài tập hóa học.................................................................................34
1.5.4. Lựa chọn và sử dụng bài tập hóa học ..............................................................36
1.5.5. Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan ............................................37
1.5.6. Những yêu cầu lý luận dạy học cơ bản với bài tập .........................................41
1.5.7. Sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy ........................................................43
1.5.8. Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm qua các bài tập hóa học.........................45
1.5.9. Quan hệ giữa bài tập hóa học GDVSATTP với phát triển năng lực của học
sinh ................................................................................................................................46
1.6. Thực trạng sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy ở trường THPT .................47
1.6.1. Nhiệm vụ điều tra ............................................................................................47
1.6.2. Nội dung điều tra .............................................................................................48
1.6.3. Đối tượng điều tra............................................................................................48
1.6.4. Phương pháp điều tra.......................................................................................48
1.6.5. Kết quả điều tra ...............................................................................................48
1.6.6. Đánh giá kết quả điều tra.................................................................................51
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ GIÁO DỤC VỆ SINH AN TOÀN
THỰC PHẨM PHẦN HÓA HỮU CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...................52
2.1. Nội dung kiến thức và cấu trúc phần hóa học hữu cơ trong chương trình Trung
học phổ thông ................................................................................................................52
2.1.1. Nội dung kiến thức phần hóa học hữu cơ........................................................52
2.1.2. Đặc điểm về nội dung kiến thức và cấu trúc phần hóa học hữu cơ.................54
2.2. Tuyển chọn và xây dựng các bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm......58
2.2.1. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng ...............................................................58
2.2.2. Cách xây dựng hệ thống bài tập hóa học.........................................................60
2.2.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn về GDVSATTP .....................60
2.2.4. Hệ thống bài tập hóa học theo chủ đề .............................................................61
2.3. Sử dụng hệ thống bài tập giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy 113
2.3.1. Sử dụng bài tập khi nghiên cứu tài liệu mới.................................................114
2.3.2. Sử dụng bài tập khi luyện tập và ôn tập ........................................................115
2.3.3. Sử dụng bài tập trong tiết kiểm tra – đánh giá ..............................................115
2.3.4. Sử dụng bài tập trong tiết thực hành .............................................................115
2.3.5. Sử dụng bài tập trong tiết ngoài giờ lên lớp ..................................................116
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................117
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm...................................................................117
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm..................................................................117
3.3. Phương pháp thực nghiệm..................................................................................118
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm .................................................................................118
3.3.2. Chọn bài thực nghiệm ...................................................................................118
3.3.3. Tổ chức thực nghiệm.....................................................................................119
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................................119
3.4.1. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm.......................................................119
3.4.2. Kết quả thực nghiệm .....................................................................................121
3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm.......................................................................128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................131
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................133
PHỤ LỤC ...................................................................................................................136
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các
trích dẫn được trình bày trong khóa luận hoàn toàn chính xác và đáng tin cậy.
Tác giả
NGUYỄN MINH THƯ
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ,
giúp đỡ, quan tâm từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đầu tiên, em xin trân trọng
cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, cô đã rất tận tình cho em những góp ý chuyên môn
vô cùng quý báu, cô đã dành nhiều thời gian để chỉnh sửa khóa luận cũng như luôn
quan tâm, động viên em trước những khó khăn trong khi thực hiện đề tài.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng. Tất cả các thầy, cô đã giảng dạy trong quá trình học tập của em,
thầy cô đã cung cấp nhiều kiến thức và tư liệu để em có thể hoàn thành khóa luận cùng
toàn thể các thầy, cô khoa hóa học trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu; quý thầy, cô giáo và các em học
sinh tại trường THPT Cẩm Lệ, trường THPT Nguyễn Trãi đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp em có thể hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn những người bạn học đã hỗ trợ em về chuyên môn, góp ý và giúp đỡ
cho em tiến hành thực nghiệm sư phạm, cũng như tạo điều kiện để em có thể hoàn
thành bài khóa luận.
Một lần nữa, em xin được gửi lời tri ân đến mọi người.
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Thư
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BTHH Bài tập hóa học
CTCT Công thức cấu tạo
CTPT Công thức phân tử
ĐC Đối chứng
GDVSATTP Giáo dục vệ sinh an toàn thực
phẩm
GV Giáo viên
HS Học sinh
PTHH Phương trình hóa học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
TNKQ Thực nghiệm khách quan
TNTL Thực nghiệm tự luận
SGK Sách giáo khoa
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình Nội dung Trang
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 1 122
Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 2 124
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 3 125
Hình 3.4. Đồ thị phân loại kết quả học tập học sinh qua bài kiểm tra số 1 127
Hình 3.5. Đồ thị phân loại kết quả học tập học sinh qua bài kiểm tra số 2 127
Hình 3.6. Đồ thị phân loại kết quả học tập học sinh qua bài kiểm tra số 3 128
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1. Nội dung tích hợp GDVSATTP trong chương trình hóa hữu
cơ tương ứng chương trình giảng dạy ở trường THPT
28
Bảng 1.2. Kết quả điều tra mức độ sử dụng BTHH có nội dung liên quan
đến thực tiễn đối với GV trong quá trình giảng dạy hóa học ở
trường THPT
48
Bảng 1.3. Kết quả điều tra mức độ sử dụng BTHH có nội dung
GDVSATTP đối với GV trong dạy học ở trường THPT
48
Bảng 1.4. Kết quả điều tra việc sử dụng BTHH có nội dung
GDVSATTP trong các loại tiết học
48
Bảng 1.5. Kết quả điều tra ý kiến của GV về sự cần thiết trong việc khai
thác và vận dụng bài tập có nội dung GDVSATTP tích hợp
vào dạy học hóa học ở THPT
49
Bảng 1.6. Kết quả điều tra tìm hiểu nguyên nhân của việc ít hoặc không
đưa bài tập GDVSATTP vào trong dạy học hóa học đối với
giáo viên THPT
49
Bảng 1.7. Kết quả điều tra mức độ tin cậy của GV nếu được cung cấp 1
nguồn tài liệu gồm hệ thống bài tập về GDVSATTP trong dạy
học hóa học phần hóa học hữu cơ ở THPT
49
Bảng 1.8. Kết qủa điều tra mức độ hứng thú của HS khi có yêu cầu giải
quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong môn Hóa học
50
Bảng 1.9. Kết qủa điều tra sự quan tâm của HS về các vấn đề liên quan
đến thực tiễn được lồng ghép trong chương trình hóa học
THPT
50
Bảng 1.10. Kết quả điều tra ý kiến HS về sự cần thiết của BTHH có nội
dung liên quan đến vấn đề VSATTP
50
Bảng 3.1. Đối tượng thực tế và giáo viên thực nghiệm 128
Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra số 1 131
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 1 131
Bảng 3.4. Kết quả bài kiểm tra số 2 132
Bảng 3.5. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 2 133
Bảng 3.6. Kết quả bài kiểm tra số 2 134
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra số 3 134
Bảng 3.8. Thống kê các thông số đặc trưng của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng theo từng bài kiểm tra
135
Bảng 3.9. Phân loại bài kiểm tra thực nghiệm của học sinh 136
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực phẩm có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực
phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. An toàn vệ sinh thực
phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang
trở thành quyền cơ bản với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong
việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ
độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại về kinh
tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất,
hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn
thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo và hội nhập quốc tế. Vì vậy, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết,
làm cơ sở cho nhận thức và hành vi cá nhân để đảm bảo sức khỏe bản thân và cộng
đồng [26].
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y Tế đã
tiến hành ra công văn về việc tăng cường chỉ đạo an toàn thực phẩm năm 2019. Trong
đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán
bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và cha mẹ học sinh về
việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm là vấn đề
quan trọng [2].
Việc giáo dục học sinh về an toàn thực phẩm trong trường phổ thông là việc làm
cần thiết, có vị trí đặc biệt và có tác dụng lâu dài. Học sinh là bộ phận làm chủ và phát
triển đất nước mai sau chính vì vậy những nhận thức và hiểu biết của các em ở trung
học phổ thông hết sức quan trọng. Các em nâng cao được nhận thức về vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm, từ đó các em biết cách tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi
người xung quanh. Học sinh cũng chính là lực lượng tuyên truyền mạnh mẽ tới mọi
người xung quanh, cộng đồng.
Nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm đã được tích hợp vào chương trình một số
môn học như sinh học, hóa học,… và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, thực
2
tế việc đưa các kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy còn sơ sài và
mang nhiều hạn chế. Vì thế, việc hiểu biết của các em về vệ sinh an toàn thực phẩm
còn chưa được rõ ràng và chưa mang lại hiệu quả.
Với đặc thù hóa học là một môn khoa học thực nghiệm có liên quan đến thực tiễn
cuộc sống nên môn hóa học trong trường phổ thông thuận lợi cho việc giáo dục vệ
sinh an toàn thực phẩm. Có nhiều cách đưa kiến thức giáo dục an toàn thực phẩm vào
môn hóa học như: tích hợp, lồng ghép, bài tập,… Trong các phương pháp trên, thì việc
thiết kế những bài tập hóa học có tích hợp nội dung về giáo dục vệ sinh an toàn thực
phẩm là một trong những cách gắn liền hóa học với giáo dục ý thức tìm hiểu an toàn
thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe con người. Trong giảng dạy hóa học ở trường phổ
thông nếu người dạy khai thác được kiến thức lồng ghép những bài tập về giáo dục vệ
sinh an toàn thực phẩm trong chính bài học sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động, học
sinh sẽ yêu thích và hứng thú hơn. Từ đó, học sinh hình thành được kiến thức, thái độ,
tình cảm, ý thức về an toàn thực phẩm sẽ sâu sắc hơn [19].
Lý luận dạy học coi bài tập là một phương pháp dạy học cụ thể. Bài tập hóa học
làm chính xác hóa các khái niệm hóa học cũng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một
cách sinh động, phong phú hấp dẫn hơn. Chỉ khi vận dụng các kiến thức vào việc giải
bài tập, học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc. Ôn tập và hệ thống hóa
kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập và vận dụng kiến thức học sinh sẽ cảm
thấy buồn chán nếu chỉ yêu cầu nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy học sinh chỉ thích
giải bài tập trong giờ ôn tập. Bài tập thực nghiệm sẽ giúp học sinh rèn luyện các kĩ
năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Rèn luyện
khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi
trường. Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và thao tác tư duy. Bài tập mang
ý nghĩa phát triển cho các học sinh năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát độc
lập, thông minh và sáng tạo. Ngoài ra bài tập còn mang ý nghĩa rèn luyện cho học sinh
đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hóa học. Bài tập
thực tiễn, thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện vũ hóa lao động (lao động có tổ
chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
Với những nguyên nhân trên và mong muốn xây dựng được hệ thống bài tập hóa
học chất lượng trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường phổ thông và nâng
3
cao chất lượng giảng dạy hóa học trong trường phổ thông, tôi đã chọn và xây dựng đề
tài “ Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thông bài tập về giáo dục vệ sinh an
toàn thực phẩm trong giảng dạy phần hóa học hữu cơ Trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm nghiên cứu các nội dung hóa học, các bài tập hóa học có liên
quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm trong chương trình hóa học THPT, từ đó giáo dục
cho học sinh có ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản
thân và mọi người xung quanh, cũng như tạo sự hứng thú trong học môn hóa học
nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
+ Tổng quan về vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Lý thuyết về xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung giáo dục về vệ sinh
an toàn thực phẩm.
+ Nghiên cứu nội dung các bài trong chương trình hóa học hữu cơ THPT để tìm ra
được các kiến thức liên quan.
+ Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập hóa học có nội dung liên quan đến vệ sinh an
toàn thực phẩm trong dạy học ở trường THPT hiện nay.
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập về vệ sinh an toàn thực phẩm phần hóa học
hữu cơ.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh
an toàn thực phẩm.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm phần
hóa học hữu cơ.
4
5. Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm này có thể áp dụng cho các
đối tượng học sinh ở THPT khác nhau, mỗi đối tượng đều có các loại bài tập phù hợp
để học sinh có thể hiểu một cách sâu sắc nhất và từ đó có ý thức hơn trong vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT tại Thành phố Đà Nẵng. Các nghiên
cứu khảo sát sẽ tiến hành trên phạm vi các trường: THPT Cẩm Lệ, THPT Nguyễn Trãi
thuộc quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng và 1 số GV tại các trường
THPT khác trên cả nước.
6. Giả thuyết khoa học
Xây dựng thành công hệ thống bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm tích
hợp trong dạy học hóa học thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học theo
hướng hình thành và phát triển những hiểu biết, thái độ, kỹ năng vệ sinh an toàn thực
phẩm cho học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu liên quan đến
đề tài. Nghiên cứu cơ sở, kỹ thuật xây dựng bài tập để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi
và bài tập cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, tìm hiểu về tình hình giáo dục vệ sinh
an toàn thực phẩm trong giảng dạy hóa học. Thực nghiệm sư phạm kiểm nghiệm hiệu
quả các bài tập hóa học trong giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
8. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ tác dụng của bài tập trong việc phát triển khả
năng sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh.
- Về mặt thực tiễn: Xây dựng một hệ thống bài tập hóa học có nội dung liên quan đến
vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức hành động và đạo đức về vệ sinh an
toàn thực phẩm cho học sinh THPT.