Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyển chọn và sử dụng các bài tập hóa học có nội dung thực tiễn trong chương trình hóa lớp 9 ở trường thcs
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
---------
LÊ THỊ TÚ ANH
TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ
NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA LỚP 9
Ở TRƯỜNG THCS
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
---------
LÊ THỊ TÚ ANH
TUYỂN CHỌN VÀ SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP HÓA HỌC CÓ
NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA LỚP 9
Ở TRƯỜNG THCS
Chuyên ngành: Sư phạm Hóa học
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, 2019
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Lê Thị Tú Anh – 15SHH
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Lan Anh, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy (cô) giảng viên khoa Hóa học, các
thầy cô trong tổ Phương pháp dạy học Hóa học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Xin được cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cô trong tổ Hóa học
và các em HS khối 9 trường THCS Tây Sơn, TP Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành thực nghiệm sư phạm và khảo sát các vấn đề có liên quan đến phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
Lời cuối cùng xin cảm ơn các bạn lớp 15SHH đã chia sẻ, đóng góp ý kiến và
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu
xót trong công tác nghiên cứu. Tôi rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy,
cô và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 09 tháng 01 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Tú Anh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Lê Thị Tú Anh – 15SHH
BẢNG DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BTHH Bài tập hóa học
ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
HS Học sinh
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
PTHH Phương trình hóa học
THCS Trung học cơ sở
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Lê Thị Tú Anh – 15SHH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 3
6. Điểm mới của đề tài ................................................................................................... 3
7. Dự kiến dàn ý công trình nghiên cứu....................................................................... 3
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................ 4
1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông........................................................... 4
1.1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và ở Việt Nam.......... 4
1.1.2. Định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông .......................... 4
1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của HS ................. 5
1.2. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong giáo dục phổ thông ...... 7
1.2.1. Năng lực của học sinh .................................................................................... 7
1.2.2. Năng lực cần hình thành cho học sinh phổ thông ở VN ................................ 9
1.2.3. Năng lực chuyên biệt của môn Hóa học....................................................... 12
1.3. Bài tập hóa học .................................................................................................. 18
1.3.1. Khái niệm ..................................................................................................... 18
1.3.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học ở trường phổ thông.......................... 18
1.3.2. Phân loại bài tập hóa học.............................................................................. 19
1.4. Bài tập hóa học có nội dung thực tiễn ............................................................. 19
1.4.1. Khái niệm ..................................................................................................... 19
1.4.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học thực tiễn........................................... 20
1.4.3. Phân loại bài tập hóa học thực tiễn............................................................... 21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Lê Thị Tú Anh – 15SHH
CHƯƠNG 2: TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÁC
BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 9
TRƯỜNG THCS.......................................................................................................... 23
2.1. Mục tiêu dạy học Hóa học 9 ở trường THCS ................................................. 23
2.1.1. Kiến thức và kĩ năng .................................................................................... 23
2.1.2. Thái độ.......................................................................................................... 28
2.2. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hóa học có nội dung thực
tiễn theo định hướng phát triển năng lực trong chương trình Hóa học 9 .......... 29
2.2.1. Nguyên tắc.................................................................................................... 29
2.2.2. Quy trình tuyển chọn, xây dựng................................................................... 29
2.3. Hệ thống các bài tập có nội dung thực tiễn trong chương trình Hóa học 9 ở
trường THCS............................................................................................................ 30
Chương 1: CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ..................................................................... 30
Chương 2: KIM LOẠI ............................................................................................ 42
Chương 3: PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
HÓA HỌC .............................................................................................................. 55
Chương 4: HIĐROCACBON – NHIÊN LIỆU ....................................................... 65
Chương 5: DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON - POLIME .................................. 70
2.4. Phương hướng sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực tiễn trong dạy học
Hóa học 9 ở trường THCS....................................................................................... 81
2.4.1. Sử dụng khi mở đầu bài giảng, xây dựng kiến thức mới ............................. 81
2.4.2. Sử dụng khi củng cố, vận dụng kiến thức .................................................... 81
2.4.3. Sử dụng trong bài tập về nhà........................................................................ 82
2.4.4. Sử dụng trong giờ ôn tập, luyện tập, thực hành ........................................... 82
2.4.5. Sử dụng trong kiểm tra đánh giá .................................................................. 82
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .............................................................. 83
3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 83
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm...................................................................................... 83
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Lê Thị Tú Anh – 15SHH
3.3. Nội dung thực nghiệm....................................................................................... 83
3.3.1. Giáo án thực nghiệm bài “Tính chất vật lí của kim loại”............................. 83
3.3.2. Giáo án thực nghiệm bài “Tính chất hóa học của kim loại” ........................ 83
3.3.3. Giáo án thực nghiệm bài “Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị
ăn mòn” ................................................................................................................. 83
3.3.4. Đề kiểm tra 15 phút thực nghiệm................................................................. 83
3.4. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .................................................................. 83
3.5. Tổ chức thực nghiệm......................................................................................... 84
3.6. Kết quả thực nghiệm......................................................................................... 84
3.7. Xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................... 84
3.7.1. Xử lí kết quả bài kiểm tra trong thực nghiệm sư phạm................................ 84
3.7.2. Phân tích kết quả thực nghiệm ..................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 92
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng mô tả các năng lực chung của học sinh THCS ......................................... 9
Bảng 2: Bảng mô tả những năng lực chuyên biệt của môn Hóa học............................. 13
Bảng 3: Kết quả bài kiểm tra 15 phút thực nghiệm ....................................................... 84
Bảng 4: Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra TN .............. 87
Bảng 5: Phân loại kết quả điểm của bài kiểm tra TN .................................................... 88
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Đồ thị lũy tích bài kiểm tra TN......................................................................... 88
Hình 2: Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả bài kiểm tra TN.......................... 89
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Lê Thị Tú Anh – 15SHH 1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện hiện nay, nền khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nền
kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo
dục không chỉ truyền đạt kiến thức cho HS mà còn phải giúp HS vận dụng kiến thức
khoa học vào cuộc sống, “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,
lý luận gắn với thực tiễn”. Từ đó giáo dục sẽ đào tạo ra những người lao động không
chỉ giỏi lí thuyết mà còn có năng lực thực hành, không chỉ có trình độ mà còn có khả
năng ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất, những người nói
được, làm được, năng động, sáng tạo và có khả năng thích ứng với nghề nghiệp.
Giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang tập trung đổi mới, hướng
tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, bắt kịp xu hướng của các nước trong khu vực
và trên thế giới. Một trong những định hướng lớn hiện nay của giáo dục nước ta đó
là chuyển đổi mục tiêu giáo dục từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển
những năng lực chung và năng lực chuyên biệt từng môn học để giúp HS có tiềm lực
phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học tập và làm việc luôn biến đổi trong cả
cuộc đời.
Môn Hóa học là một môn khoa học có nhiều ứng dụng, cung cấp cho HS những
tri thức khoa học phổ thông cơ bản, hoàn chỉnh, đầy đủ về các chất, sự biến đổi chất,
mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hoá học, môi trường và con người. Trong các năng
lực đặc thù của môn Hóa học thì năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là một
trong những năng lực quan trọng cần được hình thành và phát triển trong dạy học hóa
học hướng tới việc giúp HS nhận thức một cách khoa học về thế giới vật chất, góp
phần phát triển các năng lực nhận thức, năng lực hành động, kĩ năng vận dụng các tri
thức,… chuẩn bị cho HS học lên và đi vào cuộc sống lao động.
Trong dạy học hóa học, BTHH là phương tiện dạy học hiệu quả để phát triển
các năng lực và rèn kĩ năng cho HS. Giải BTHH là lúc HS hoạt động tư duy để trau
dồi và củng cố kiến thức hóa học của mình. Thông qua việc giải những BTHH có nội
dung gắn với thực tiễn sẽ tăng lòng say mê học hỏi, kích thích và phát triển tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ở HS. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lượng bài tập
gắn với thực tiễn trong sách giáo khoa hóa học chưa thực sự đáp ứng và giải quyết
các vấn đề đa dạng liên quan đến hóa học trong đời sống, sản xuất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Lê Thị Tú Anh – 15SHH 2
Với mong muốn tuyển chọn và sử dụng hệ thống BTHH có chất lượng tốt
nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS; phát triển và nâng
cao năng lực học tập; năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn vào các tình huống
học tập, vào thực tiễn lao động sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội
đối với con người trong thời đại mới, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tuyển chọn
và sử dụng các bài tập hóa học có nội dung thực tiễn trong chương trình hóa lớp 9 ở
trường THCS” và áp dụng vào quá trình dạy và học môn Hóa học lớp 9 ở trường
THCS.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm tuyển chọn các BTHH gắn với thực tiễn
và áp dụng với HS lớp 9 ở trường THCS, trên cơ sở đó phát triển, nâng cao chất lượng
dạy học Hóa học hiện nay, qua đó giúp HS phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và
sáng tạo.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về BTHH ở trường THCS.
- Tìm hiểu các nội dung hóa học và tuyển chọn, xây dựng các BTHH có liên
quan đến đời sống, sản xuất và môi trường trong chương trình Hóa 9 trường THCS.
- Sử dụng các BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học ở trường THCS.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các bài tập đã tuyển chọn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên HS khối 9 ở trường THCS.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hóa các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan BTHH của HS THCS. Các tài
liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho việc giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Lê Thị Tú Anh – 15SHH 3
4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng các phương pháp TNSP đánh giá tính phù hợp, tính hiệu quả và tính
khả thi của các BTHH có nội dung thực tiễn đã tuyển chọn.
- Sử dụng các phương pháp điều tra (bằng các phiếu câu hỏi), phỏng vấn, quan
sát, để đánh giá về tình hình sử dụng các BTHH có nội dung thực tiễn của HS lớp 9
trường THCS Tây Sơn.
4.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các kết quả điều
tra từ đó rút ra kết luận, đề xuất giải pháp.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống bài tập hóa học có nội dung thực tiễn xuyên
suốt chương trình Hóa 9 với chất lượng tốt và sử dụng trong dạy học một cách hiệu
quả sẽ góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, nâng cao chất lượng
dạy và học Hóa học ở trường phổ thông.
6. Điểm mới của đề tài
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học có nội dung thực tiễn
trong chương trình Hóa học lớp 9 ở trường THCS.
- Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm có nội dung thực tiễn sử dụng trong dạy học,
kiểm tra đánh giá trong chương trình Hóa học lớp 9 ở trường THCS.
7. Dự kiến dàn ý công trình nghiên cứu
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống các bài tập hoá học có
nội dung thực tiễn trong dạy học Hóa học lớp 9 ở trường THCS
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Kết luận
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Lê Thị Tú Anh – 15SHH 4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông
1.1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và ở Việt Nam
Hiện nay, phương pháp dạy học trên thế giới và ở Việt Nam có một số đổi mới
như sau [14]:
- Chuyển từ mô hình dạy học truyền thống một chiều sang mô hình dạy học hợp
tác hai chiều.
- Chuyển từ quan điểm PPDH “lấy GV làm trung tâm” sang quan điểm “lấy HS
làm trung tâm”.
- Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học và tự đánh giá.
- Học để không chỉ nắm kiến thức mà cả phương pháp giành lấy kiến thức.
- Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm.
- Sử dụng các PPDH tích cực.
- Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
1.1.2. Định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông
Sau 2015, Đảng và Nhà nước đã đưa ra định hướng đổi mới: “Chuyển từ nền
giáo dục định hướng theo nội dung sang nền giáo dục định hướng theo năng lực”.[4]
- Bản chất của giáo dục định hướng theo nội dung:
+ Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã
được quy định trong chương trình dạy học. Những nội dung của các môn học này dựa
trên các khoa học chuyên ngành tương ứng. Chúng ta chú trọng trang bị cho người
học một hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau. Người
học có thể có một khối lượng tri thức lớn “Thông kim, bác cổ”.
+ Tuy nhiên giáo dục theo định hướng nội dung lại chưa chú trọng đến khả năng
ứng dụng tri thức đã học của người học vào trong thực tiễn lao động và những tình
huống trong thực tế cuộc sống. Kết quả đào tạo của người học chưa đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế xã hội và thực tiễn cuộc sống, đặc biệt trong xu thế
hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
Lê Thị Tú Anh – 15SHH 5
- Bản chất của giáo dục định hướng năng lực:
+ Chương trình giáo dục không chỉ chú ý trang bị về hệ thống tri thức khoa học
của các môn học, mà đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện những kĩ năng vận dụng
tri thức vào thực tiễn cuộc sống để hình thành và phát triển những năng lực cơ bản
của người lao động.
+ Giáo dục định hướng năng lực không quy định những nội dung dạy học chi
tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục, trên cơ sở
đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức quá trình dạy học và đánh giá kết quá dạy học.
+ Giáo dục định hướng năng lực, mục tiêu học, tức là kết quả học tập mong
muốn được mô tả thông qua hệ thống năng lực người học đạt được. Những kết quả
này có thể mô tả chi tiết được, có thể quan sát được và có thể định hướng được,
+ Nội dung tri thức trong giáo dục định hướng năng lực là các tri thức được
trang bị ở các môn học đều nhằm vào phát triển những năng lực chung của người học
và những năng lực chuyên biệt của từng môn học. Kết quả này của người học sẽ đáp
ứng được nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế xã hội và thực tiễn cuộc sống.
Chương trình giáo dục phổ thông của nước ta sau 2015 nhằm vào các định
hướng lớn về đòi hỏi mục tiêu giáo dục: Chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là dạy chữ
sang nền giáo dục kết hợp hài hòa dạy chữ, dạy nghề và dạy người; Chuyển nền giáo
dục từ chủ yêu nặng nề ứng thí, bằng cấp sang nền giáo dục học, thực làm, coi trọng
năng lực; Chuyển nền giáo dục từ chủ yếu đào tạo theo khả năng của các cơ sở giáo
dục sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội và nhu cầu của người học.
1.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của HS [3][6]
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích
cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn
đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động
trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi
mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển
năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các
môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng
lực giải quyết các vấn đề phức hợp.