Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyển chọn và nghiên cứu đặc điểm phân loại của các chủng nấm men sinh coenzyme q10 phân lập ở việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
230.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1536

Tuyển chọn và nghiên cứu đặc điểm phân loại của các chủng nấm men sinh coenzyme q10 phân lập ở việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Di truyền học và ứng dụng – Chuyên san Công nghệ sinh học Số 5 – 2009

J. Genetics and Applications – Special Issue: Biotechnology

Institute of Microbiology and Biotechnology, Vietnam National University, Hanoi

8

TUYỂN CHỌN VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CỦA CÁC

CHỦNG NẤM MEN SINH COENZYME Q10 PHÂN LẬP Ở VIỆT NAM

Đào Thị Lƣơng, Trần Thị Lệ Quyên

Viện Vi sinh vật và CNSH-Đại học Quốc Gia Hà Nội

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Coenzyme Q10 (CoQ10) là một trong

những loại coenzyme tham gia vào chuỗi

vận chuyển điện tử ở màng tế bào của sinh

vật nhân sơ và lớp màng trong ty thể của

sinh vật nhân chuẩn, được cấu tạo bởi vòng

benzoquinone và chuỗi isoprenoid kị nước.

Do có vai trò quan trọng trong việc sản

xuất ra ATP - nguồn năng lượng sinh học

của cơ thể và là chất chống oxy hóa mạnh,

CoQ10 ngày càng được sử dụng nhiều làm

nguồn thực phẩm chức năng, giúp cải thiện

sức khỏe và được đưa vào các mỹ phẩm làm

đẹp như một chất chống oxy hóa, chống lão

hóa để giúp cơ thể trẻ hóa và ngăn ngừa ung

thư do tính chất trung hòa các gốc tự do.

Trên thế giới, CoQ10 được sản xuất

chủ yếu bằng con đường sinh học nhờ vi

sinh vật. Các chủng vi sinh vật trong tự

nhiên có khả năng sinh tổng hợp CoQ10 xuất

hiện ở cả vi khuẩn (Agrobacterium,

Agromonas, Paracoccus, Pseudomonas,

Rhizobium, Rhodobacter, Rhodospirillum...)

và nấm (Asperillus, Bullera, Bulleromyces,

Cyptococcus, Fellomyces, Kockovaella,

Rhodoturola, Sporobolomyces, Utilago…)

(Yajima và cộng sự, 2003). Trước đây, các

nghiên cứu về sinh tổng hợp CoQ10 chủ yếu

tập trung ở các chủng vi khuẩn

Agrobacterium tumefaciens, Paracoccus

denitrificans và Rhizobium radiobacter,

Rhodobacter sphaeroides, Rhodobacter

sulfidophilus, Rhodopseudomonas

spheroids…, (Ha và cộng sự, 2007; Sakato

và cộng sự, 1992; Urakami và Yoshida,

1993; Wu và cộng sự, 2003). Trong những

năm gần đây, nấm men là đối tượng mới

được quan tâm, sản xuất CoQ10 từ nấm men

có ưu điểm nổi bật so với vi khuẩn vì một số

đặc điểm như môi trường nuôi cấy đơn giản,

có thể nuôi cấy bằng quy mô công nghiệp

trong các nồi lên men lớn và dễ tách chiết

(Cheng và cộng sự, 2010; Kawamukai,

2009; Ye, 2009).

Bảo tàng giống chuẩn Vi sinh vật (Viện

Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học) có bộ

giống nấm men rất phong phú, được phân

lập tại Việt Nam. Trong đó, nhiều chủng có

ubiquinon chủ yếu là CoQ10. Từ đó, mở ra

một hướng mới với nội dung tìm kiếm,

nghiên cứu và phát triển các chủng nấm men

sinh CoQ10 để sản xuất theo hướng công

nghiệp nhằm ứng dụng trong lĩnh vực y học

và mỹ phẩm.

II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

2.1. Nguyên liệu

2.1.1. Nguồn vi sinh vật

- Nấm men: 80 chủng thuộc 12 chi (Bullera,

Candida, Cryptococcus, Dexomyces,

Hannaella, Pseudozyma, Rhodosporium,

Rhodotorula, Sporobolomyces,

Sympodiomycopsis, Trichosporon và

Ustilago) được lưu giữ tại Bảo tàng giống

chuẩn Vi sinh vật – Viện Vi sinh vật và

Công nghệ Sinh học.

2.1.2. Môi trường nghiên cứu

- Môi trường YM (g/l): glucoza-10, pepton-5,

cao men-3, cao malt-3, thạch-18, thạch￾15,0; nước cất vừa đủ- 1lít; pH= 6,0; khử

trùng 121oC/15 phút.

- Môi trường YM dịch thể: Có thành phần

như trên ngoại trừ thạch

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tuyển chọn nấm men

sinh CoQ10

- Nuôi nấm men trên môi trường đĩa thạch

YM ở 25oC trong 1 tuần, gạt lấy phần sinh

khối.

- Nuôi nấm men trên môi trường YM dịch

thể ở 25oC, lắc 200v/ph trong 4 ngày. Ly

tâm 5000 v/ph trong 30 phút, thu sinh khối.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!