Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng nhân văn của nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi
PREMIUM
Số trang
162
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
756

Tư tưởng nhân văn của nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Triệu Quang Minh

TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI

Chuyên ngành : Triết học

Mã số : 62.22.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS Lê Thị Lan

2. GS. TS Nguyễn Tài Thư

HÀ NỘI – 2014

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................4

1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án..................................................5

2.1. Mục đích..........................................................................................................5

2.2. Nhiệm vụ..........................................................................................................6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ..................................................6

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.........................................................6

5. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................7

6. Ý nghĩa của luận án............................................................................................7

7. Kết cấu của luận án ............................................................................................7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .........................8

1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo.....................8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng

tiếp cận thuật ngữ “nhân văn” ..............................................................................8

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ hướng

tiếp cận nội dung, đại biểu của nó .......................................................................15

1.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, tư.........20

Tiểu kết chương 1.................................................................................................25

Chương 2. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO...................................27

2.1. Một số nội dung cơ bản về khái niệm nhân văn ...........................................27

2.2. Cơ sở xã hội cho sự xuất hiện và những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân

văn của Nho giáo..................................................................................................41

2.2.1 Cơ sở xã hội cho sự xuất hiện của tư tưởng nhân văn của Nho giáo........41

2.2.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo..................44

Tiểu kết chương 2.................................................................................................90

3

Chương 3. ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NHO GIÁO TRONG

TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI......................................................................................91

3.1. Nguyễn Trãi và thời đại của ông...................................................................91

3.1.1. Sơ lược thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi........................................91

3.1.2. Thời đại của Nguyễn Trãi ..........................................................................93

3.2. Nguyễn Trãi tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo ...............97

3.2.1.Tư tưởng của Nguyễn Trãi về quyền được sống trong một cộng đồng tự do,

một quốc gia độc lập của nhân dân Đại Việt.......................................................98

3.2.2. Tư tưởng của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa – con đường để hiện thực hóa

quyền con người .................................................................................................104

Tiểu kết chương 3...............................................................................................126

Chương 4. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN NGUYỄN TRÃI

ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP THU VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN

Ở VIỆT NAM...................................................................................... 127

4.1. Tổng kết thực tiễn, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống ................127

4.2. Gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng con người...............................132

4.3. Củng cố niềm tin, xây dựng lý tưởng, cổ vũ tinh thần gìn giữ và phát huy

văn hóa dân tộc...................................................................................................137

4.4. Định hướng tư duy và bồi dưỡng tư tưởng cộng đồng ...............................142

Tiểu kết chương 4...............................................................................................148

KẾT LUẬN CHUNG.........................................................................................149

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................151

4

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong khi giới trí thức, khoa học và những người quan tâm đến vấn đề

học thuật còn đang tiếp tục bàn cãi về tính chất của nền văn minh đương đại thì

có một thực tế không thể chối cãi được là: tiếng chuông cảnh tỉnh về sự sa sút

đạo đức, về sự sòng phẳng đến mất nhân tính trong mối quan hệ giữa người với

người, về sự rạn nứt và thay thế của các hệ chuẩn giá trị đang gióng lên ở hầu

khắp các quốc gia. Cùng với đó, nhân loại đang tiếp tục đối mặt với một sự bất

ổn toàn diện về cả kinh tế, chính trị và văn hóa. Để khắc phục và giải quyết các

vấn đề mang tính toàn cầu liên quan đến loài người như chiến tranh, dịch bệnh,

đói nghèo, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phai nhạt lý tưởng

sống…các tổ chức quốc tế đều khuyến nghị các quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân

tham gia vào việc thúc đẩy phát triển và phổ biến rộng khắp một nền văn hóa

hòa bình, dân chủ, tự do, đoàn kết cùng tiến bộ dựa trên cơ sở nhân văn.

Trong bối cảnh thế giới khẳng định và đề cao tư tưởng nhân văn, coi đó

như chất keo kết dính, liên kết con người lại gần nhau hơn để cùng giải quyết các

xung đột, Nho giáo đang được khai thác, vận dụng đang tiếp tục nhận được khai

thác và vận dụng không chỉ ở các nước phương Đông – những nước chịu ảnh

hưởng trực tiếp của văn hóa Nho giáo trong lịch sử, mà còn ở nhiều nước

phương Tây. Chính những hành công của một số nước trong việc vận dụng Nho

giáo để ổn định và phát triển xã hội đã đưa tới kỳ vọng có thể khai thác Nho giáo

với tư cách là một trong những cơ sở, tiền đề tư tưởng để giải quyết những vấn

đề bất ổn của thế giới. Do đó, tư tưởng nhân văn của Nho giáo cần được tiếp tục

nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và cụ thể hơn nữa.

Tuy giá trị nhân văn Việt vốn có trong truyền thống dân tộc, trong mỗi

con người Việt Nam song dưới sự ảnh hưởng của Nho giáo, nhất là ở giai đoạn

Nho giáo cực thịnh, các giá trị đạo đức Việt đã được hệ thống hoá, được khuôn

5

vào các tiêu chí mang tính quy tắc để đánh giá phẩm cách con người. Việc đánh

giá một cách khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể về những ảnh hưởng của tư

tưởng nhân văn Nho giáo khi gia nhập vào hệ giá trị nhân văn dân tộc là công

việc cần thiết để khẳng định những giá trị mang bản chất Việt và tính phổ biến

toàn nhân loại lúc nào cũng vốn có trong các tư tưởng nhân văn. Bên cạnh đó,

cần thấy rằng Nho giáo ở Việt Nam là kết quả của quá trình tiếp biến Nho giáo

cho phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của dân tộc. Sự tiếp biến này, đối với

các nhà tư tưởng trong lịch sử cũng không hoàn toàn giống nhau.

Trong danh sách các đại biểu tiêu biểu của giới nhân sỹ trí thức được đào tạo

theo sách vở Nho giáo, Nguyễn Trãi được biết đến với tư cách một nhà Nho Việt

tiêu biểu . Ông được coi là hiện thân của lương tri Việt, làm rạng danh chủ nghĩa

nhân văn Đại Việt. Tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đã thể hiện vai trò, sức mạnh

của tư tưởng trong chính hoạt động thực tiễn vì lợi ích chung của dân tộc, vì con

người của bản thân ông. Không những thế, tư tưởng nhân văn ấy còn phát huy tác

dụng trong việc định hướng về mặt chủ trương, đường lối chính trị, xã hội đương

thời và lịch sử dân tộc về sau. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi cũng được thực

tiễn khẳng định không chỉ có ý nghĩa lịch sử đối với xã hội trong thời đại ông sống

mà còn là một tài sản truyền thống có giá trị của dân tộc. Nói cách khác, tư tưởng

nhân văn Nguyễn Trãi có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu, phát triển tư tưởng

nhân văn, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam.

Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài:“Tư tưởng nhân

văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi”, làm

đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích

Làm rõ tư tưởng nhân văn trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư

tưởng Nguyễn Trãi, từ đó nêu lên ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi

đối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.

6

2.2. Nhiệm vụ

Một là, phân tích cơ sở hình thành, bối cảnh xã hội tác động đến việc hình

thành các tư tưởng nhân văn của Nho giáo.

Hai là, dựa trên các tài liệu kinh điển Nho giáo để minh chứng và khái

quát những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn của Nho giáo,

Ba là, phân tích làm rõ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn của Nho giáo trong

tư tưởng Nguyễn Trãi và chỉ ra những điểm tiếp thu có chọn lọc, phát triển và

sáng tạo của ông.

Bốn là, khái quát và làm rõ và những ý nghĩa cơ bản của tư tưởng nhân văn

của Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng nhân văn của Nho giáo và

ảnh hưởng của nó trong tư tưởng Nguyễn Trãi.

- Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong chuyên ngành Lịch sử triết

học bằng cách khảo cứu tưởng nhân văn của Nho giáo (những tư tưởng chính, cơ

bản thông qua tư tưởng của các đại biểu tiêu biểu của Nho giáo, nhất là Nho giáo

Tiên Tần) trong các kinh điển Nho giáo, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi (thể

hiện rõ sự tiếp thu, phát triển tư tưởng nhân văn của Nho giáo) được thể hiện

trong các trước tác của ông.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện

chứng, những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nghiên cứu

lịch sử triết học.

- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp: phân tích,

tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, thống nhất giữa logic và lịch sử. Luận án cũng

kết hợp phương pháp sử học, chính trị học…

7

5. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã tìm hiểu và phân tích một cách chuyên sâu từ phương diện

triết học tư tưởng nhân văn của Nho giáo.

- Luận án đã góp phần gợi mở cách tiếp cận những nội dung kinh điển

Nho giáo dựa trên mối tương quan, sự liên hệ trong hệ trục so sánh với khái

niệm nhân văn hiện đại.

- Luận án đã khái quát và đặt tên cho những tư tưởng nhân văn của

Nguyễn Trãi theo ngôn ngữ hiện đại. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích và đánh

giá mức độ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi.

- Luận án đã khẳng định ý nghĩa của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi

trong việc tiếp thu và phát triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa của luận án

Về mặt lý luận: Luận án làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân

văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, đồng

thời chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng nhân văn Nguyễn Trãi đối với việc tiếp thu, phát

triển tư tưởng nhân văn ở Việt Nam.

Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần phục vụ công tác nghiên cứu chuyên

sâu và giảng dạy: Lịch sử Triết học, lịch sử tư tưởng, Cơ sở văn hóa Việt Nam.

Luận án cũng có thể trở thành tư liệu tham khảo cho các chuyên ngành có liên

quan.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án

gồm 4 chương, 9 tiết.

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo

Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu Nho giáo dưới phương diện học thuyết

chính trị - xã hội, hệ thống quy phạm đạo đức và tôn giáo là vấn đề không mới. Từ

khi du nhập vào Việt Nam, một mặt nó nhận được sự quan tâm rộng khắp vì đã

tồn tại và từng trở thành học thuyết cai trị của bộ máy cầm quyền. Mặt khác, luân

lý đạo đức Nho giáo đã được người dân đón nhận trong ứng xử gia đình và xã hội

nhờ thế nó tham gia vào nội dung đạo lý của người Việt Nam. Điều quan trọng

hơn, Nho giáo trở thành nền tảng kinh điển để con người học tập, thi cử trước,

trong, sau khi đỗ đạt. Nó lại tiếp tục là luận thuyết được những người chưa thành

danh hoặc những người cáo quan về quê mở trường, lớp dạy học…Vì thế, có thể

nói hệ thống sách vở viết về Nho giáo và các vấn đề liên quan là một công trình

vô cùng đồ sộ. Với giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chú trọng

vào những khuynh hướng nghiên cứu chủ yếu về Nho giáo có liên quan trực tiếp

đến nội dung luận án. Qua khảo cứu, chúng tôi nhận thấy có một số khuynh hướng

nghiên cứu sau:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ

hướng tiếp cận thuật ngữ “nhân văn”

Nho giáo ra đời là sản phẩm phản ánh thực tiễn lịch sử xã hội cổ đại Trung

Hoa thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Trong phạm vi nhận thức thời kỳ đó, tất nhiên

bản thân vấn đề tư tưởng nhân văn sẽ không thể tìm thấy và lấy thuật ngữ “nhân

văn” làm xuất phát điểm bởi lẽ đây là vấn đề của thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu.

Song, với nội hàm khái niệm được định vị, một số học giả đã đặt vấn đề trong hệ

trục so sánh để có thể tìm thấy các nội dung mang tính nhân văn phổ quát trong tư

tưởng của Nho giáo.

9

PGS. Hà Thúc Minh trong bài viết “Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa

nhân đạo”, in trên Tạp chí Khoa học xã hội số 7/2006, “Chủ nghĩa nhân văn thế

kỷ XXI”, số 9+10/2007, đã đề cập tới nhân văn phương Đông và cho rằng: “Thay

vì gọi là “chủ nghĩa nhân văn” thì nên gọi là “chủ nghĩa nhân đạo” có lẽ thích

hợp hơn đối với Nho giáo Phương Đông, dựa vào “nhân ái” (đạo đức) để quản lý

xã hội. Có lẽ nên xem “chủ nghĩa nhân văn” chỉ là một biểu hiện của chủ nghĩa

nhân đạo hoặc ít ra cũng không thể đồng nhất với “chủ nghĩa nhân đạo” được”

[94, tr.7].

Hà Thúc Minh đã phân tích bản tính thiện của Mạnh Tử và cho rằng “Nho

giáo không gắn bản tính “thiện” của con người với “nhân quyền” nào cả. Cũng

chẳng cần có “luật” nào để bảo vệ cũng như hạn chế nó. Một khi bản tính con

người là “thiện” thì cần gì phải dùng luật pháp để hạn chế nó. Còn nếu nó trở

thành xấu thì làm thế nào có thể dùng cái bên ngoài để ngăn chặn cái bên trong

được? Cái bên trong phải được điều chỉnh từ cái bên trong. Giáo dục đạo đức hay

tự giáo dục mới là biện pháp hữu hiệu, triệt để nhất…hạnh phúc không phải chỉ là

thỏa mãn nhu cầu tự nhiên. Thỏa mãn nhu cầu tự nhiên đó là sự thực, nhưng hạnh

phúc không phải chỉ là sự thực mà là giá trị. Cho nên, khi tôi hy sinh lợi ích cho

người khác, tức là tôi cho chứ không phải được. Giá trị mà tôi có cao hơn sự thật

mà tôi mất. Cái mà chủ nghĩa nhân đạo đòi hỏi không phải là nhân quyền mà là

nhân cách. Nhân quyền đòi hỏi bên ngoài còn nhân cách đòi hỏi bên trong. Nhân

cách dành cho chủ thể của nó không gian bên ngoài hoàn toàn tự do lựa chọn. Khi

bên trong đã đạt được cảnh giới tối cao thì mọi trở ngại bên ngoài đều không có gì

đáng kể. Cho dù giầu sang cũng không sa ngã, nghèo khổ cũng không nhụt ý chí,

uy vũ cũng không thể khuất phục” [94, tr.10].

Quan điểm của Hà Thúc Minh có tính hợp lý nhất định bởi vì bản thân tồn

tại xã hội phương Đông nói chung và xã hội Trung Quốc cổ đại nói riêng chưa

từng có được các bước cách mạng đánh dấu sự ra đời và trưởng thành của thuật

ngữ “nhân văn”. Hà Thúc Minh phân tích lịch sử hình thành chủ nghĩa nhân văn

10

và chỉ ra rằng ở Phương Đông từ ngữ “nhân văn” đã có từ trước công nguyên.

Thuật ngữ này không giống như “humanism” của phương Tây, “nhưng đều dùng

để chỉ về con người và những tiến hóa của con người…Một bên là đầu vào còn

một bên là đầu ra của xã hội phong kiến” [95, tr.9]. Hà Thúc Minh cũng chỉ ra

điểm gặp nhau không hẹn trước giữa Phương Đông và Phương Tây, về sự giống

nhau giữa “bác ái” của Phương Tây và “nhân ái” của Phương Đông, của Khổng

Tử.

Tuy nhiên, những vấn đề mà Hà Thúc Minh đề cập mới chỉ là những tiếp

cận ban đầu mang tính gợi mở bởi lẽ để so sánh về chủ nghĩa nhân đạo và chủ

nghĩa nhân văn là cả một vấn đề lớn, chưa kể giữa chúng có những sự giao thoa

không thể tách biệt tuyệt đối được. Trong khi đó, bản thân Hà Thúc Minh cũng

đã khẳng định thuật ngữ “nhân văn” cũng đã xuất hiện ở Phương Đông từ trước

công nguyên và nó có điểm tương đồng, khác biệt với thuật ngữ này ở Phương

Tây. Tính không đồng nhất trong việc sử dụng thuật ngữ cũng như khoanh vùng

nội hàm thuật ngữ có thể khiến cho vấn đề trở nên phức tạp. Đương nhiên,

không thể khoác cho Nho giáo thuật ngữ “chủ nghĩa nhân văn” song có thể thấy

suy cho cùng chủ nghĩa nhân văn hay chủ nghĩa nhân đạo cũng đều giải quyết

các vấn đề của con người, liên quan đến con người. Cho nên, cách tiếp cận của

Hà Thúc Minh là một gợi ý khoa học để triển khai luận án trên cơ sở bám sát nội

dung khái niệm chứ không phải truy tìm khái niệm một cách siêu hình, cứng nhắc.

Bên cạnh đó, tuy có đề cập song chưa thấy tác giả đi sâu vào phân tích cơ sở tồn

tại xã hội, nền tảng mà trên đó Nho giáo nảy sinh. Đây là vấn đề có tính nguyên

tắc trong nghiên cứu triết học. Vì thế việc trở lại phân tích mối quan hệ biện chứng

giữa thực tiễn lịch sử và những gì Nho giáo Tiên Tần phản ánh là rất cần thiết.

Cùng với đó cần trở lại để cụ thể hóa (một cách tương đối) nội hàm khái niệm

thuật ngữ “nhân văn” cũng như phân tách nó với các thuật ngữ khác và với bản

thân nó trong từng tầng bậc khác nhau.

11

Cũng với lối tiếp cận hiện đại, có chiều sâu về mặt học thuật, GS. Đỗ Duy

Minh. ĐH Harvard gọi Nho giáo cổ điển là học thuyết nhân văn. Ông cho rằng:

“Sự khó khăn trong việc đạt đến một hiểu biết mang tính chất phân tích về chủ

nghĩa nhân văn Nho giáo – một trong những truyền thống phức tạp nhất và có

ảnh hưởng lớn nhất vẫn tiếp tục tồn tại tại Đông Á – chủ yếu là do lãnh vực quan

tâm căn bản của Khổng Tử (551 - 479 TCN) – người đã có những tri kiến độc

đáo về thân phận con người – có mức độ thống nhất rất cao…Gạt ra ngoài các

vấn đề khởi nguyên và ranh giới, sự xuất hiện của hiện tượng Nho giáo như một

sự đáp ứng đầy ý thức đối với sự suy tàn và sụp đổ của văn minh nhà Chu đã

nhằm minh giải cho những vấn nạn (Problematiken) cụ thể mà sau đó chính

những vấn nạn này lại trở thành những nét đặc trưng tiêu biểu cho chủ nghĩa

nhân văn Nho giáo. Ba tư tưởng hạt nhân trong tác phẩm luận ngữ chỉ ra ba vấn

nạn này là: Khái niệm Đạo (the Way), Học (Learning), và Chính trị (Politics).”

23, tr.239 . Quả thực, khi Đỗ Duy Minh đi sâu vào nội dung của Đạo, Học và

Chính trị của Học thuyết nhân văn Nho giáo cổ điển có thể thấy rõ tính chất

phức tạp trong việc phân tích về chủ nghĩa nhân văn Nho giáo. Đột phá trong

cách tiếp cận mới đối với những nội dung kinh điển của Nho giáo như: niềm tin

của Khổng Tử vào khả năng tự hoàn thiện của con người; quan niệm tính thiện

bẩm sinh của Mạnh Tử; quan niệm về cuộc sống của người quân tử, ý niệm về

chính quyền nhân đạo… Đỗ Duy Minh khẳng định: “Niềm tin vào khả năng

hoàn thiện (perfectibility) trong bản tính nhân loại thông qua sự tự nỗ lực, như

một câu trả lời cho những khuynh hướng phi nhân trong thời đại lịch sử đang

bủa vây ông. Niềm tin đó hướng dẫn toàn bộ năng lực của ông vào việc chuyển

hóa thế giới nhân loại từ bên trong. Thái độ tập trung này đặt căn bản trên niềm

xác tín rằng giá trị tối hậu của tồn tại nhân sinh nằm kề sát bên cạnh con người

và ước muốn đạt đến nhân tính sẽ dẫn đến sức mạnh cần thiết cho việc hiện thực

hóa” [23, tr.243] và “nếu chúng ta không xem kinh điển Nho giáo như những

văn bản viết thuần túy mà xem chúng như thể hiện cái nhìn, thị kiến nhân bản

12

được quan niệm một cách rộng rãi, chúng có thể cho chúng ta thấy được phạm vi

học thuật theo tinh thần Khổng giáo thời Cổ đại…Gộp chung lại, chúng thể hiện

sự khai mở một dự phóng toàn diện nhằm cứu vớt ý nghĩa sâu xa của văn minh

nhân loại đang trong bối cảnh khủng hoảng” [23, tr.247]. Đỗ Duy Minh quy về

“năm thị kiến cơ bản về thân phận con người” và tác giả tự nhận định: “một cá

nhân cùng lúc là một sinh thể thi ca, một sinh thể chính trị, một sinh thể xã hội,

một sinh thể lịch sử và một sinh thể siêu hình. Quan điểm cực kỳ cô đọng và

phức tạp này về con người như một hữu thể bao gồm nhiều chiều kích khác nhau

khiến cho chúng ta khó mà thấu hiểu hệ tư tưởng Khổng giáo như một cơ chế

thực tiễn (Praxis)”.

Như vậy, Đỗ Duy Minh đã tìm cách đi đến tận gốc rễ của Khổng giáo để

thống nhất năm thị kiến căn bản về thân phận con người. Năm thị kiến đó cũng

chính là các vai trò khác nhau của con người trong cuộc sống, trong xã hội và

trong lịch sử. Đây là cách tiếp cận mang tính phối hợp đem lại sự tương khớp

giữa một học thuyết của thời kỳ cổ đại với học chủ nghĩa Mác (Trong tính hiện

thực của mình, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Tuy

nhiên, khuôn khổ bài viết hạn hẹp, số lượng thuật ngữ mới nhiều, vấn đề được đề

cập đòi hỏi sự phân tích sâu rộng và đầu tư công phu…có thể là những nguyên

nhân căn bản khiến sự tập trung của tác giả không nhằm vào việc chứng minh

tính nhân văn của học thuyết Nho giáo cổ điển. Tính nhân văn của học thuyết

Nho giáo cổ điển gần như được coi là sự mặc định dùng để chỉ ra mối quan hệ

thống nhất giữa đạo học và chính trị. Sự mặc định này cần được minh chứng một

cách rõ ràng, thuyết phục hơn.

Thấy được vai trò quan trọng của môi trường thực tiễn và coi đó như là một

trong những nguyên nhân khiến cho tư tưởng nhân văn của Nho giáo về sau

không thể phát triển, Vi Chính Thông trong “Nho gia với Trung Quốc ngày nay”

đã khẳng định: “Sự tự giác về tự do trong ý chí đạo đức của Nho gia thời Tiên Tần

là bước ngoặt quan trọng trong quá trình đưa cuộc sống của con người từ đần độn

13

đến sáng sủa. Sự tu dưỡng của con người, sự phấn đấu trở thành thánh hiền cũng

bắt đầu từ đấy. Phát hiện đó chứng tỏ văn hóa Trung Quốc đã từng có sự tự giác

về lý tính. Đáng tiếc là về sau, do không có sự phối hợp của các điều kiện văn hóa

xã hội nên phát hiện vĩ đại đó dừng lại ở hình thái biểu hiện tiêu cực và ngày càng

co lại, xơ cứng…Nho gia Tiên Tần có lý tưởng tốt, nhưng điều kiện văn hóa xã

hội để thực hiện lý tưởng đó lại là chế độ phong kiến tông pháp ngặt nghèo, do

vậy lý tưởng của Nho gia đã trở thành “hoa trong kính, trăng dưới nước” [115,

tr.164]. Theo Vi Chính Thông, “tư tưởng nhân văn Trung Quốc quá nhấn mạnh

phương pháp tu dưỡng nội tâm, tương phản với quan điểm nhận thức khoa học là

phải nghiên cứu nhân tố khách quan. Phương pháp tu dưỡng nội tâm tất yếu dẫn

tới xa rời kinh nghiệm, coi thường tri thức. Ngay thời kỳ đầu của tư tưởng nhân

văn Nho gia Tiên Tần đã thể hiện xu hướng đó” [115, tr.237].

Tuy nói về hạn chế và một số nguyên nhân khiến cho tư tưởng nhân văn

Nho giáo không phát triển tương dung được với khoa học nhưng không thấy Vi

Chính Thông chỉ rõ nội dung của tư tưởng nhân văn Nho giáo. Ông chỉ khẳng

định: “Nho gia thời Tiên Tần quả là có tư tưởng và niềm tin của chủ nghĩa nhân

văn. Khổng Tử không nói quái, lực, loạn, thần; Mạnh Tử tôn trọng đạo đức; Tuân

Tử chủ trương “trời và người tách rời” đều là những biểu hiện quan trọng của tư

tưởng cổ đại Trung Quốc. Nhờ có sự truyền bá những tư tưởng này, văn hóa

Trung Quốc mới từ tôn giáo và thần thoại nguyên thủy dần dần đi theo hướng

nhân văn; mới khiến cho người Trung Quốc từ sùng bái thượng đế, trời, dần dần

chuyển sang tự thân con người, nhận thức được sức mạnh và trách nhiệm của bản

thân”[115, tr.344].

Không sử dụng thuật ngữ “nhân văn” mà dùng thuật ngữ “nhân bản” song

Tào Thượng Bân trong “Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần” thực sự đã

có cách tiếp cận đạt đến bản chất của vấn đề và mở ra một tiềm năng khai thác

sâu rộng hơn nội dung này. Theo ông, “Mục đích của học thuyết Nho gia hướng

tới là trở thành thánh nhân, ít nhất cũng là lấy việc xây dựng một cõi nhân gian

14

mà mọi người đều mong đợi làm mục đích. Có thể nói, học thyết Nho gia là chủ

nghĩa giáo dưỡng. Đã gọi là giáo dưỡng, tất nhiên là phải lấy con người làm gốc,

từ đó sẽ phát triển thành triết học nhân văn” 4, tr.21 . Ông cũng khẳng định: “Tư

tưởng nhân bản của Nho gia Tiên Tần lấy sự tồn tại xã hội của con người làm

tiền đề. Nhưng quan niệm về tính xã hội giữa các nhà Nho như Mạnh Tử, Tuân

Tử ít nhiều có điểm khác biệt…Mạnh Tử nhấn mạnh cộng đồng xã hội, còn

Tuân Tử nhấn mạnh lợi ích xã hội. Mạnh Tử chú trọng cá thể tồn tại giữa các

mối quan hệ giữa người với người, vì thế chủ trương tính thiện. Còn Tuân Tử

chú trọng đến con người sống trong tập thể, cho rằng những chế ước bên ngoài

chi phối cả tập thể mang tính tất yếu, không liên quan tới quyền của mỗi cá nhân,

vì thế mới chủ trương tính ác. Nói một cách khác: Mạnh Tử nhấn mạnh phương

diện luân lý, Tuân Tử nhấn mạnh phương diện chính trị, hay còn hiểu là xã hội.

Khi Nho gia coi con người là tồn tại xã hội, tất nhiên không thể không quan tâm

đến vấn đề mối quan hệ giữa người với người” [4, tr.22]. Đây là quan điểm có

tính hợp lý đã được Tào Thượng Bân khi khai triển để chứng minh tính nhân bản

của học thuyết Nho gia. Tào Thượng Bân đã khẳng định Nho học lấy nhân bản

làm tôn chỉ và minh chứng bằng việc chỉ ra sự tỏa sáng của nhân học Khổng Tử.

Thông qua sự chuyển hóa tư tưởng nhân bản học trong học thống nhân văn của

Nho giáo Tiên Tần (từ Khổng Tử đến Mạnh Tử, Tuân Tử), Tào Thượng Bân còn

chỉ ra phương thức thực hành các quy phạm giáo dục mang tính nhân bản của

Nho học Tiên Tần: thi hành giáo dục đạo nhân và thực tiễn chính trị nhân bản.

Theo sự phân tích của ông, “Tư tưởng Nho học thời Tiên Tần – tức học thuyết

của Khổng Tử, từ đầu đến cuối, luôn lấy con người làm đối tượng và mục đích

cuối cùng, cao cả nhất và trực tiếp nhất. Nói cách khác, muốn phát triển nhân

tính, phát huy nhân lực, ủng hộ nhân quyền, bồi dưỡng nhân cách, phải từ trong

cuộc sống nhân sinh thể hiện ra chân lý, nên gọi là chủ nghĩa nhân văn. Ý nghĩa

tinh túy của triết học Nho gia là đem niềm hy vọng của nền văn minh xây dựng

trên sự hoàn thiện cá nhân. Về phương diện này chủ nghĩa nhân văn của triết học

15

Nho gia và phương Tây dường như thống nhất…Mọi học thuyết khiến cho con

người ngày càng hoàn mỹ hơn đều được coi là chủ nghĩa nhân văn (humanism),

nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn này là sự thể hiện của ý thức chỉ thú

lấy con người làm bản vị” [4, tr.140 -141].

Như vậy, Tào Thượng Bân đã khẳng định những nội dung mang tính nhân

bản có trong học thống nhân văn Nho giáo. Tuy sử dụng cả “nhân bản” và “nhân

văn” nhưng chưa thấy Tào Thượng Bân phân tách một cách rõ ràng phạm vi,

tầng bậc giữa hai thuật ngữ này. Trong sự phân tích của ông, tư tưởng nhân bản

của Nho học khiến cho con người hoàn mỹ hơn và vì thế học thuyết này được

coi là chủ nghĩa nhân văn. Do đó, vấn đề này cần được tiếp tục luận chứng, lý

giải một cách cụ thể và chi tiết hơn.

Tóm lại, từ hướng tiếp cận thuật ngữ “nhân văn” để nghiên cứu Tư tưởng

nhân văn của Nho giáo có thể thấy thành tựu căn bản là có một sự thống nhất khi

đề cập đến tính nhân văn của Nho giáo. Minh chứng, phân tích và hệ thống các

nội dung mang tính nhân văn có trong Nho giáo đã bước đầu đạt được những kết

quả nhất định. Song đó mới chỉ là những tiếp cận phái sinh trong một nội dung

lớn khác hoặc chỉ là cách gọi tên rồi minh chứng bằng một vài trích dẫn kinh

điển. Bên cạnh đó, hầu hết các học giả ít khi khoanh vùng nội hàm khái niệm.

Đôi khi, nhân văn, nhân bản, nhân đạo cũng có sự phân tách tương đối song

chưa cụ thể. Các nội dung mang tính nhân văn được khai thác nếu không ôm

trùm toàn bộ nội dung Nho giáo thông qua các đại biểu chính thì cũng là sự chọn

lọc mang tính cá biệt. Tồn tại xã hội với tư cách là yếu tố làm nảy sinh và ảnh

hưởng đến tư tưởng nhân văn của học thuyết gần như chưa được phân tích…Đây

là những vấn đề mà luận án cần tiếp tục kế thừa và làm rõ.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng nhân văn của Nho giáo từ

hướng tiếp cận nội dung, đại biểu của nó

Các công trình nghiên cứu về nội dung, đại biểu Nho giáo là hệ thống tài

liệu đồ sộ. Thông qua việc khảo cứu các tư liệu này có thể thấy, các tư tưởng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!