Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân quảng trị trong thời đại ngày nay.
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
811

Tư tưởng nhân quả của phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân quảng trị trong thời đại ngày nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ CỦA PHẬT GIÁO VÀ ẢNH

HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN

QUẢNG TRỊ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Giảng viên hướng dẫn : TS.Trần Ngọc Ánh

Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Hiệp

Lớp : 09SGC

Đà Nẵng, tháng 05/2013

1

Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, giúp đỡ tận

tình của quý thầy cô, những người thân trong gia đình và

bạn bè mà tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin dành lời cám ơn chân thành đến các Thầy Cô

giáo trong khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng, đặc biệt là thầy giáo, TS. Trần Ngọc Ánh

– người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực

hiện khóa luận.

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 05 năm 2013

Sinh Viên

Ngô Thị Hiệp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài. ..................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài. ....................................3

3.1. Mục đích nghiên cứu: .......................................................................................3

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:.......................................................................................3

3.3. Giới hạn của đề tài ............................................................................................3

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .........................................................3

4.1.Cơ sở lý luận......................................................................................................3

4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4

5. Đóng góp mới của đề tài .......................................................................................4

6. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................................4

7. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ QUÁ TRÌNH DU

NHẬP PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM ..................................................5

1.1. Khái quát về phật giáo.......................................................................................5

1.1.1. Sự ra đời của phật giáo ..................................................................................5

1.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời Phật giáo ở Ấn Độ .....................................................5

1.1.1.2. Thân thế, sự nghiệp Phật Thích Ca.........................................................6

1.1.2. Quá trình phát triển của phật giáo..................................................................9

1.1.3. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo .........................................................11

1.1.3.1. Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan...........................................11

1.1.3.2. Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan........................................13

1.2. Lịch sử du nhập và phát triển Phật giáo Việt Nam ......................................17

1.2.1. Lịch sử du nhập phật giáo vào Việt Nam ....................................................17

1.2.2. Quá trình phát triển Phật giáo ở Việt Nam..................................................21

1.2.3. Vai trò của phật giáo trong lịch sử dân tộc..................................................27

CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI

ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN QUẢNG TRỊ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY ....32

2.1. Tư tưởng nhân quả trong giáo lý phật giáo...................................................32

2.1.1. Khái quát tư tưởng nhân quả .......................................................................32

2.1.2. Lý thuyết nhân quả ......................................................................................34

2.1.2.1 .Khái niệm nhân, quả, duyên..................................................................34

2.1.2.2. Quan hệ biện chứng giữa nhân quả ......................................................36

2.1.3. Phân loại nhân quả.......................................................................................39

2.1.3.1. Phân loại theo thời gian........................................................................39

2.1.3.2. Phân loại theo vật lý và tâm lý, nội tâm và ngoại giới .........................41

2.2 Phật giáo trong đời sống người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay. ...41

2.2.1. Giới thiệu về vùng đất và con người Quảng Trị..........................................41

2.2.1.1. Vùng đất Quảng Trị...............................................................................41

2.2.1.2. Đời sống văn hóa của người dân Quảng Trị ........................................44

2.2.2. Sự xâm nhập và phát triển Phật giáo ở Quảng Trị ......................................48

2.2.3. Tình hình phật giáo ở Quảng Trị .................................................................54

2.3. Ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả phật giáo trong đời sống tinh thần

người dân Quảng Trị. .............................................................................................60

2.3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả đối với đời sống văn hóa của người dân

Quảng Trị...............................................................................................................60

2.3.2. Ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả đối với sự giáo dục thế hệ trẻ...............67

2.3.3. Một số kiến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của tư tưởng

nhân quả trong đời sống.........................................................................................70

2.3.3.1. Đ ối với trung ương...............................................................................71

2.3.3.2. Đối với tỉnh Quảng Trị..........................................................................71

2.3.3.3. Đối với sự giáo dục thế hệ trẻ. ..............................................................72

KẾT LUẬN..............................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Phật giáo một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới. Sự ảnh hưởng của nó

đối với xã hội loài người từ khi ra đời đến nay là vô cùng lớn. Sự phát triển nhanh

chóng của Phật giáo là một sự phát triển hợp với quy luật của xã hội của lịch sử

phát triển loài người. Phật giáo, qua bao nhiêu thời gian của sự phát triển nó vẫn

như một ngọn đèn sáng chiếu rọi cho con người những bước đi trong cuộc đời sóng

gió.

Hơn 20 thế kỷ Phật giáo đã và đang làm sứ mệnh lịch sử của mình đó là sự

giáo huấn, rèn luyện cho con người những điều hay, lẽ phải, đạo lý của con người

chân chính, để con người biết vứt bỏ những sân si, dục vọng ham muốn của cuộc

sống đời thường để đạt đến sự chân thiện mỹ.

Cùng với trào lưu phát triển trên thế giới, phật giáo đã đến với con người Việt

Nam. Đạo phật đã hòa quyện cùng dân tộc Việt Nam, đã đưa con người, đất nước

Việt Nam vào một nguồn suối mát trong, an lạc, hiền hòa. Qua năm tháng tồn tại và

phát triển cùng đất nước, đạo phật đã trở thành một tôn giáo mang đậm bản sắc của

dân tôc, nó dường như đã ăn sâu vào đời sống văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt

Nam. Giáo lý phật giáo đã mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nó

không chỉ vì mục đích giải thoát tự thân mà vì an vui, hạnh phúc cho tha nhân và

mọi loài. Tư tưởng triết học của phật giáo đã thấm nhuần vào đời sống của người

dân Việt. Và có thể nói rằng giáo lý nhân quả là một trong những tư tưởng triết học

nổi bật trong tư tưởng của phật giáo. Một giáo lý đã ăn sâu vào hệ tư tưởng của dân

tộc ta. Nó không chỉ ảnh hưởng qua những trang sách, những bài viết, những trang

kinh của đức phật mà nó ảnh hưởng trực tiếp qua cách sống, qua ý thức tự nhiên, nó

như trở thành bản năng của con người Việt Nam. Ảnh hưởng của giáo lý nhân quả

trong đời sống của người dân Việt Nam nói chung là vô cùng lớn. Và đặc biệt ở

mảnh đất Quảng Trị, mảnh đất của sự linh thiêng lịch sử, mảnh đất của một thời hoa

lửa, của máu và hoa, sự ảnh hưởng của phật giáo cũng rất nổi bật. Sự ác liệt của

2

chiến tranh trên mảnh đất này, sự hi sinh, mất mát đã hằn sâu vào tâm thức của

người dân nơi đây. Chính vì vậy, đời sống văn hóa của con người Quảng Trị nó

mang đậm một nét riêng, luôn hướng về thời lịch sử anh hùng ấy. Phật giáo đã đến

xoa dụi những nỗi đau, những mất mát mà người dân nơi đây đã hứng chịu. Phật

giáo, nó ảnh hưởng trong mọi phương diện của lối sống người dân Quảng Trị, đặc

biệt là sự ảnh hưởng giáo lý nhân quả của Phật. Với mong muốn được đi sâu vào

khám phá đời sống của người dân quê mình, dưới ánh sáng của phật giáo, bản thân

tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Tư tưởng Nhân Quả của Phật giáo và ảnh hưởng của

nó đối với đời sống người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay” làm đề tài khóa

luận tốt nghiệp của mình.

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, trước sự xâm

nhập của nhiều nền văn hóa, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ

thuật, con người ngày nay như trở nên thực dụng hơn, lối sống chạy theo đồng tiền

và danh lợi mà đánh mất đi nhân phẩm, phẩm chất của mình. Xã hội với biết bao

nhiêu điều đáng phải nói, con người dường như trở nên khó để phân biệt ranh giới

giữa cái thiện và cái ác. Chính vì vậy khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi mong

muốn góp thêm tiếng nói của mình trong hồi chuông thức tỉnh những tâm hồn lạc

lối.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề phật giáo trong lịch sử đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nó.

Đây là một vấn đề có phương diện nghiên cứu rộng, có nhiều cách để khai thác

phân tích và tìm hiểu nên đã lôi cuốn rất nhiều con người tìm hiểu và khám phá. Đã

có một số công trình nghiên cứu liên quan đến phật giáo và giáo lý nhân quả của

phật giáo như: “ Nhận thức về nhân quả và nghiệp” của Thích Giác Khang; “Nền

tảng đạo phật- đường đến Thức tỉnh, Giác ngộ, Tự do, hạnh phúc ”, NXB tổng hợp

TP Hồ Chí Minh, 2009; Nayakathera Piyadassi, Thích Tâm Quang (dịch), “ Học

thuyết phật giáo về đời sống sau khi chết”, NXB Tôn giáo, 2008; Minh Chi, “ Quan

niệm của phật giáo đối với sống chết”, NXB TP Hồ Chí Minh, 2002; Hoàng Thị

Thơ,“ Giá trị nhân bản của phật giáo trông truyền thống và hiện đại”, tạp chí triết

3

học số 6 (9/2001); Lê Hữu Tuấn “ Ảnh hưởng của phật giáo đối với tư duy của

người Việt”,Tạp chí triết học số6 (12/1998); “ Phật giáo Quảng Trị, 30 năm thành

lập và phát triển” của Nguyễn Hữu Ban ; Ngô văn Minh, “ Phát huy giá trị nhân văn

Phật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/ 2009;

Tác phẩm “Đường xưa mây trắng” của thầy Nhất Hạnh..

Trên đây là những công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề cơ bản

của phật giáo, ít nhiều đã đề cập đến giáo lý nhân quả của Phật. Tuy nhiên, sự ảnh

hưởng của giáo lý nhân quả trong đời sống nười dân Quảng Trị trong thời đại ngày

nay là một vấn đề nghiên cứu còn mới. Các công trình nghiên cứu trên là những tư

liệu hết sức quý báu, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của

những công trình nghiên cứu ấy đã giúp bản thân Tôi đi sâu nghiên cứu và hoàn

thành đề tài: “Tư tưởng Nhân quả của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời

sống của người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay”.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài.

3.1. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở giáo lý nhân quả của Phật giáo, đề tài sẽ phân tích, luận giải những

ảnh hưởng của tư tưởng nhân quả đối với đời sống tinh thần của người dân Quảng

Trị.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát chung về phật giáo và quá trình du nhập và phát triển phật giáo

Việt Nam

- Tư tưởng nhân quả và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân Quảng

Trị

3.3. Giới hạn của đề tài

Trong khuôn khổ khóa luận tôt nghiệp, đề tài chỉ giớ hạn ở giáo lý Nhân Quả

của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với người dân Quảng Trị trong thời đại ngày

nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1.Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

4

– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.

4.2. Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này, người viết đã sử

dụng một số phương pháp sau:

* Phương pháp biện chứng duy vật lịch sử

* Phương pháp lôgic và lịch sử

* Phương pháp phân tích và tổng hợp

* Phương pháp diển dịch, quy nạp

* Phương pháp thống kê.

5. Đóng góp mới của đề tài

- Đề tài trình bày có hệ thống về giáo lý Nhân quả của Phật giáo.

- Làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng Nhân quả đối với đời sống của người dân

Quảng Trị trong thời đại ngày nay.

6. Ý nghĩa của đề tài.

*Ý nghĩa lý luận:

-Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ thêm tư tưởng của phật giáo

nói chung và đặc biệt là giáo lý nhân quả của phật giáo.

- Đề tài này có thể dung làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập

môn tôn giáo học và các môn học liên quan.

*Ý nghĩa thực tiển: Góp phần giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt thế hệ trẻ Quảng trị

học tập vận dụng mặt tích cực của giáo lý nhân quả Phật giáo trong thời đại ngày

nay.

7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục tài liệu tham khảo. Nội dung đề tài nghiên

cứu gồm hai chương

Chương 1: Khái quát chung về phật giáo và quá trình du nhập và phát triển

phật giáo Việt Nam.

Chương 2: Tư tưởng Nhân quả của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời

sống người dân Quảng Trị trong thời đại ngày nay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!