Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi trong tác phẩm bình ngô đại cáo.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
865.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
929

Tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi trong tác phẩm bình ngô đại cáo.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐAI Ḥ OC Đ ̣ À NẴNG

TRƯỜNG ĐAI Ḥ OC SƯ PH ̣ AṂ

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

========

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI

TRONG TÁC PHẨM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Ngọc Ánh

Sinh viên thực hiện : Võ Thị Kim Ánh

Lớp : 09SGC

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

2

LỜI CẢM ƠN

Trang đầu tiên của khóa luận, em xin giành để

bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, TS. Trần

Ngọc Ánh - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em

hoàn thành khóa luận này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô

trong khoa Giáo dục chính trị - trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng, các thầy cô trong khoa Kinh tế chính

trị, khoa Lí luận chính trị - trường Đại học Kinh tế và

xin cảm ơn tập thể lớp 09SGC với sự đóng góp ý kiến,

chia sẽ đã giúp em có thêm tư liệu cũng như động lực

để em hoàn thành khóa luận của mình được tốt nhất.

Trong thời gian làm khóa luận, mặc dù em đã có

sự cố gắng nhưng do kinh nghiệm bản thân còn hạn chế

nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em

kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè

để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 05 năm 2013

Sinh viên

Võ Thị Kim Ánh

3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 5

2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................... 6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9

5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu. ................................................. 9

6. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 10

7. Đóng góp của đề tài................................................................................... 10

8. Cấu trúc đề tài............................................................................................ 10

NỘI DUNG................................................................................................... 11

Chương 1: Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo........................ 11

1.1. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. ............................................... 11

1.1.1. Hoàn cảnh gia đình và tiểu sử Nguyễn Trãi........................................ 11

1.1.2. Sự nghiệp và tư tưởng. ........................................................................ 18

1.2. Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. .................................... 27

1.2.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. ........................... 27

1.2.2. Nội dung chủ yếu của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo ........................... 27

Chương 2: Tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của

Nguyễn Trãi ................................................................................................. 36

2.1. Quan niệm nhân nghĩa trước Nguyễn Trãi............................................. 36

2.1.1. Quan niệm nhân nghĩa của Nho gia. ................................................... 36

2.1.1.1. Quan niệm của Khổng Tử. ............................................................... 36

2.1.1.2. Quan niệm của Mạnh Tử.................................................................. 40

2.1.2. Khái quát nội dung cơ bản Tư tưởng nhân nghĩa................................ 42

4

2.2. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại

Cáo................................................................................................................. 43

2.2.1. Nguồn gốc tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình

Ngô Đại Cáo.................................................................................................. 43

2.2.1.1. Tư tưởng nhân nghĩa của Nho gia. .................................................. 43

2.2.1.2. Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. ............................ 49

2.2.1.3. Các yếu tố khác. ............................................................................... 54

2.2.2. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo.60

2.2.3. Ý nghĩa của tư tưởng nhân nghĩa đặc sắc của Nguyễn Trãi trong tác

phẩm Bình Ngô Đại Cáo đối với thời đại và lịch sử..................................... 73

KẾT LUẬN .................................................................................................. 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 83

5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử anh hùng, anh hùng không chỉ trong

chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà còn anh hùng trong xây dựng và giữ gìn nền

độc lập dân tộc. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử oai hùng của

dân tộc, tự hào về tinh thần yêu nước nồng nàn và chủ nghĩa nhân đạo sâu

sắc của tổ tiên. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp mà cho đến

hiện nay mỗi con người Việt Nam vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển các

truyền thống tốt đẹp đó. Những truyền thống như: lòng yêu nước, nhân

nghĩa,… là những truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại cho đời sau

và hiện nay chúng ta cần kế thừa và học tập theo để phát huy hơn nữa những

mặt tốt đẹp của dân tộc ta. Trong các truyền thống đó, nhân nghĩa là một

truyền thống mà chúng ta không thể nào không nhắc đến được. Nhân nghĩa

là tư tưởng của dân tộc ta được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài

lịch sử. Nó thể hiện cốt cách cũng như tình yêu thương của con người Việt

Nam.

Cũng chính bởi truyền thống dân tộc đó đã góp phần hun đúc nên

những con người kiệt xuất, mà thân thế và sự nghiệp của họ còn sống mãi

với dân tộc Việt Nam. Nguyễn Trãi là một danh nhân văn hoá vừa tiêu biểu

cho truyền thống anh hùng, vừa tiêu biểu cho nền văn hoá ưu việt của dân

tộc. Ông là một nhà thiên tài trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân

sự, ngoại giao, văn học, văn hoá... Ông đã đem tài năng lỗi lạc, tấm lòng,

nghị lực của mình hiến dâng cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Ông có

nhiều tư tưởng đặc sắc mà đến hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong các tư

tưởng đó nổi bật lên có tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa của ông

đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân

tộc ta không chỉ ở thế kỷ XV mà còn có tác động, ảnh hưởng cho đến mãi

6

mai sau. Thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc và sự kế thừa tư tưởng

nhân nghĩa của phương Đông đặc biệt là trong Nho giáo, ông đã bộc lộ tài

năng của mình và nêu lên sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa qua các trang sách

của ông. Tư tưởng nhân nghĩa của ông được thể hiện rõ qua nhiều tác phẩm

mà đặc biệt trong đó có tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Bình Ngô Đại Cáo là

tác phẩm thể hiện rõ và sâu sắc nhất tư tưởng nhân nghĩa của ông. Bình Ngô

Đại Cáo đã hoàn thành sứ mệnh nó vì đã cho mọi người thấy được tư tưởng

lớn lao của ông, ẩn hiện trong nó là hình ảnh của một con người thiên tài,

hết lòng hết sức phục vụ đất nước và nhân dân.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã trở thành một tư tưởng nhân

nghĩa tiêu biểu nhất của truyền thống tư tưởng dân tộc, bởi nó chính là sự hội

tụ những tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc truyền lại, rồi tiếp tục lưu chảy

trong truyền thống tư tưởng nhân nghĩa của người Việt Nam sau này. Ngay

trong thời đại của mình vào thế kỷ XV, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn

Trãi đã được thực tiễn trả lời những giá trị của nó, không dừng lại ở đó, cho

đến hôm nay những tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị. Vì vậy, từ việc tìm

hiểu và phân tích về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mà đặc biệt là

trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo, tác giả đã chọn đề tài: “Tư tưởng nhân

nghĩa của Nguyễn Trãi trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo” làm đề tài khoá

luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu.

Dường như thế giới này muốn tồn tại và phát triển vĩnh hằng thì không

thể thiếu những con người tư tưởng, có những tư tưởng ngang tầm và thậm

chí vượt lên trên thời đại. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước là sự kế thừa và

phát triển sáng tạo những di sản của quá khứ, mà chiếm vị thế là những di

sản tinh thần vô giá. Dân tộc Việt Nam cũng không đứng ngoài guồng quay

của quy luật lịch sử đó. Những điều tốt đẹp mà thế giới biết đến Việt Nam

7

chính là sự kết hợp sức mạnh của toàn dân tộc. Bên cạnh đó, cũng có sự

đóng góp không nhỏ của các nhà tư tưởng lớn như: Nguyễn Trãi, Nguyễn

Du, Hồ Chí Minh,… Họ chính là sự thể hiện của một dân tộc anh hùng. Họ

đã làm nổi bật lên con người Việt Nam cũng như tài năng của một bậc thiên

tài. Nguyễn Trãi là một trong những con người đó. Ông có nhiều tư tưởng

quý báu mà hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó.

Nhiều năm qua ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về truyền

thống nhân nghĩa của dân tộc, nghiên cứu về tư tưởng nhân nghĩa của

Nguyễn Trãi. Mỗi nhà nghiên cứu tìm hiểu về Nguyễn Trãi dưới nhiều góc

độ khác nhau, mục tiêu khác nhau và bằng phương pháp khác nhau. Nhưng

họ đều gặp nhau ở một điểm là khẳng định vấn đề cốt lõi: con người và tư

tưởng của ông.

Là một nước phương Đông, một thời sống trong xă hội phong kiến,

Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo và Nguyễn Trãi cũng thế.

Các tư tưởng của ông thể hiện rõ của một bậc chính nhân quân tử. Nhưng ở

ông, cũng không phai nhạt hình ảnh của con người Việt Nam mà nó được kết

hợp lại và càng thể hiện rõ hơn nữa. Những nhà nghiên cứu luôn đi sâu tìm

hiểu về con người cũng như tư tưởng, sự nghiệp của ông. Các tác phẩm như:

Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu

(NXB TP Hồ Chí Minh, 1993); Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Tài

Thư (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội); Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi

của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (NXB Khoa học xã hội,1982);

Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước của Nguyễn Lương Bích (NXB Quân đội

nhân dân, 1973); Nguyễn Trãi của Nguyễn Huy Liệu (NXB Khoa học xã hội,

1969); Nguyễn Trãi toàn tập của Viện sử học biên dịch và chú giải (NXB

Khoa học xã hội, 1969) Nguyễn Trãi anh hùng dân tộc của Ngô Văn Thiện

(Trúc khê thư xã xuất bản, Hà Nội, 1953). Và gần đây đáng chú ý còn có các

8

công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi như: Về tư

tưởng Triết học của Nguyễn Trãi do Phó giáo sư, tiến sĩ Doãn Chính, trưởng

khoa Triết học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Tư tưởng nhân

nghĩa của Nguyễn Trãi do giáo sư, tiến sĩ, giảng viên Lương Minh Cừ,

trường Đại học Marketing và Thạc sĩ, giảng viên Nguyễn Thị Hương,

Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai đồng biên soạn; Tư tưởng nhân nghĩa

Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Minh Hoàn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh biên soạn. Ngoài ra còn nhiều các bài viết, bài nghiên cứu đăng

trên các báo, các diễn đàn, hội thảo, tạp chí,… cũng đề cập rất nhiều đến các

vấn đề có liên quan đến đề tài này. Suốt nhiều năm qua, ở nước ta đã có

nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Nguyễn Trãi trên nhiều phương

diện chính trị, văn hoá, văn học, nghệ thuật,… Tuy nhiên, việc nghiên cứu về

tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn là khá mới mẻ. Trong khóa

luận này, tôi muốn đề cập đến tư tưởng nhân nghĩa - một triết lý sâu sắc, cốt

lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời và hoạt động cống hiến của nhà tư tưởng kiệt

xuất này. Nhìn một cách tổng thể các công trình nghiên cứu về tư tưởng đi

vào chiều rộng và chiều sâu của tư tưởng của ông nhưng vẫn chưa có công

trình nghiên cứu nào đề cập đến tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong

tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo một cách toàn diện. Tuy nhiên các công trình

nghiên cứu trên là tài liệu quý giá cho tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này.

Và càng có ý nghĩa thiết thực hơn khi trong quá trình nghiên cứu về tư tưởng

“ nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi dưới góc nhìn lịch đại. Thực hiện đề tài này

người viết có ước vọng không chỉ hiểu sâu tư tưởng cổ nhân mà còn mong

tìm ra “những hạt ngọc nuôi dưỡng tâm hồn người Việt”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!