Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tu từ cú pháp trong ngôn ngữ các nhân vật của tiểu thuyết sống mòn.
PREMIUM
Số trang
80
Kích thước
742.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
837

Tu từ cú pháp trong ngôn ngữ các nhân vật của tiểu thuyết sống mòn.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

BÙI THỊ VINH

TU TỪ CÚ PHÁP

TRONG NGÔN NGỮ CÁC NHÂN VẬT

CỦA TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng , tháng 05 năm 2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

BÙI THỊ VINH

TU TỪ CÚ PHÁP

TRONG NGÔN NGỮ CÁC NHÂN VẬT

CỦA TIỂU THUYẾT SỐNG MÒN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học :

TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện

Bùi Thị Vinh

Đà Nẵng , tháng 05 năm 2014

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5

4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5

4.1 Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại ............................................. 5

4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp ........................................................... 5

5. Bố cục của luận văn .................................................................................. 5

NỘI DUNG ....................................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 6

1.1. Khái niệm tu từ cú pháp ..................................................................... 6

1.2. Miêu tả các loại tu từ cú pháp ................................................................ 8

1.2.1. Thu gọn cấu trúc cơ bản .................................................................. 8

1.2.2. Mở rộng cấu trúc cơ bản của câu .................................................. 12

1.2.3. Đảo ngữ ......................................................................................... 15

1.2.4. Câu hỏi tu từ .................................................................................. 16

1.3. Nam Cao và tiểu thuyết “Sống mòn” ................................................... 17

1.3.1. Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc ......................................... 17

1.3.2. Phong cách nghệ thuật của Nam Cao ........................................... 18

1.3.3. Tiểu thuyết “Sống mòn” ............................................................... 20

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU

TỪ CÚ PHÁP TRONG NGÔN NGỮ CÁC NHÂN VẬT CỦA TIỂU

THUYẾT SỐNG MÒN ................................................................................. 22

2.1. Các phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ các nhân

vật thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại. ........................................................... 22

2.1.1. Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ đối thoại

của nhân vật được hình thành từ phương thức thu gọn cấu trúc ............. 22

2.1.2. Các phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ đối

thoại của nhân vật được hình thành từ phương thức mở rộng cấu trúc câu

................................................................................................................. 28

2.1.3. Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ đối thoại

của nhân vật qua kiểu câu chuyển đổi tình thái ..................................... 33

2.2. Các phương tiện tu từ cú pháp trong ngôn ngữ các nhân vật thể hiện

qua ngôn ngữ độc thoại thành lời ................................................................ 35

2.2.1. Phương tiện tu từ cú pháp trong ngôn ngữ độc thoại thành lời của

các nhân vật được hình thành từ phương thức thu gọn cấu trúc ............. 35

2.2.2. Các phương tiện tu từ cú pháp trong ngôn ngữ độc thoại thành lời

của các nhân vật được hình thành từ phương thức mở rộng cấu trúc. .... 38

2.2.3. Phép tu từ cú pháp trong ngôn ngữ độc thoại thành lời của các

nhân vật được hình thành từ phương thức chuyển đổi tình thái. ............ 40

2.3. Các phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ các nhân

vật thể hiện qua độc thoại nội tâm .............................................................. 41

2.3.1. Phương tiện tu từ cú pháp trong ngôn ngữ độc thoại của các nhân

vật được hình thành từ phương thức thu gọn .......................................... 41

2.3.2. Các phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ độc

thoại nội tâm của các nhân vật được hình thành từ phương thức mở rộng

cấu trúc .................................................................................................... 45

2.3.3. Biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ độc thoại của nhân vật

qua kiểu câu chuyển đổi tình thái ............................................................ 49

2.4. Các phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ người kể

chuyện. ........................................................................................................ 50

2.4.1. Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ của người

kể chuyện được hình thành từ phương thức mở rộng cấu trúc câu......... 50

2.4.2. Biện pháp tu từ cú pháp hình thành từ phương thức chuyển đổi

tình thái. ................................................................................................... 55

CHƯƠNG 3. TẦM TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP

TU TỪ CÚ PHÁP ĐỐI VỚI CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA

NAM CAO ..................................................................................................... 56

3.1. Cá tính hóa nhân vật ............................................................................. 56

3.2. Nêu bật thành phần xã hội của nhân vật .............................................. 65

3.2.1. Nhân vật xuất thân từ tầng lớp trí thức nghèo .............................. 65

3.2.2. Nhân vật thuộc tầng lớp nông dân ................................................ 68

C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 72

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 73

A. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tu từ cú pháp trong tiếng Việt dù không phong phú bằng tu từ từ vựng

hay tu từ ngữ nghĩa nhưng có giá trị tu từ rất cao. Tuy nhiên tu từ cú pháp thật

không dễ nhận diện. Đồng thời, để đi tìm những cứ liệu của tu từ cú pháp thì

nơi biểu hiện phong phú nhất chỉ có thể là ngôn ngữ nghệ thuật.

Trong tiểu thuyết, giá trị tu từ cú pháp thể hiện rõ nhất thường là ở ngôn

ngữ của nhân vật. Tiểu thuyết “Sống mòn” là một trong những tác phẩm để

lại nhiều thành công ở phương diện này. Trong tác phẩm, dù ở trong ngôn

ngữ đối thoại, độc thoại hay ngôn ngữ người kể chuyện, Nam Cao vận dụng

và kết hợp rất linh hoạt các phép tu từ cú pháp nhằm diễn tả và làm nổi bật

tính cách của từng nhân vật. Nhờ vậy mà mỗi phát ngôn của mỗi nhân vật sẽ

thể hiện những nét tính cách riêng biệt, không thể trộn lẫn. Do đó, bên cạnh

những phương thức nghệ thuật khác, tu từ cú pháp là phương tiện để tác giả

thể hiện những suy tư, hành động, trạng thái, cảm xúc của nhân vật nhằm xây

dựng nên những nhân vật có cá tính.

Với mong muốn làm nổi bật tài năng sắc sảo của Nam Cao và khám

phá ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết “Sống mòn” từ góc nhìn ngôn ngữ học,

chúng tôi chọn đề tài tu từ cú pháp trong ngôn ngữ các nhân vật của tiểu

thuyết “Sống mòn” làm đề tài nghiên cứu. Ở đề tài này chúng tôi không chỉ

tập trung khảo sát ở phương diện hình thức mà sẽ đi sâu phân tích, lí giải hiệu

quả nghệ thuật của các phép tu từ cú pháp đối với ngôn ngữ nhân vật.

Cũng thông qua việc tìm hiểu đề tài này, người viết nghĩ rằng đây là

một cơ hội để mình trau dồi thêm những kiến thức về tu từ học trong tiếng

Việt , hiểu thêm về Nam Cao và các sáng tác của ông. Với chúng tôi, những

cứ liệu thu được sẽ là nền tảng quan trọng cho quá trình giảng dạy về sau.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Xung quanh các vấn đề của cuốn tiểu thuyết “Sống mòn”, Các nhà

nghiên cứu đã nhận xét, đánh giá tác phẩm này trên nhiều phương diện.

Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, và bài viết đánh giá về nội

dung của tác phẩm. Đã từng có ý kiến cho rằng:“Sống mòn” là “cuốn sách

viết hỏng”. Soi xét cách hành xử, những suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm

với những giá trị ràng buộc người thầy trong xã hội, một nhà văn cho rằng:

“Nhà giáo mà tách rời học trò của mình và cái mục đích dạy người, đào tạo

người thì chẳng còn gì để nói. Nhà giáo mà chỉ tính chuyện mưu sinh, tới

miếng ăn và tiền bạc thì cuộc đời tầm thường lắm, nhạt nhẽo lắm, dẫu một tài

năng như Nam Cao cũng không cứu vãn nổi” [dẫn theo 14, tr.37].

Ngược lại, những ý kiến khác lại khẳng định “Sống mòn” là cuốn tiểu

thuyết có giá trị về nhiều mặt. Như Nguyễn Đăng Mạnh đã thừa nhận: “Trong

số những cuốn tiểu thuyết của thời kì văn học 30 – 45, tôi cho rằng có hai tác

phẩm gọi là kiệt tác không tiền khoáng hậu viết bằng hai bút pháp khác nhau:

Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và Sống mòn của Nam Cao” [dẫn theo 5. tr.2]

Hai năm sau khi tác phẩm được xuất bản, Nguyễn Đình Thi, trong bài

viết “Nam Cao”, đã có những nhận xét rất xáng đáng về giá trị nội dung của

tác phẩm. Ông cho rằng: “Sống mòn tả cuộc sống thiểu nảo, quẩn, nhỏ nhen

của mấy người trí thức tiểu tư sản nghèo, một cuộc sống mù xám “mốc lên, gỉ

đi, mòn ra, mục ra”, không có lối thoát. Rộng hơn là vận mệnh mấy con người

ấy, ta thấy đặt ra một cách ám ảnh vận mệnh chung của cả một xã hội chua

xót, đau đớn, buồn thảm, tủi, trong đó sống không còn ý nghĩa, quay về phía

nào cũng thấy dựng lên những bức tường bế tắc” [Dẫn theo 6, tr.201].

Trần Đăng Suyền cũng đồng quan điểm với Nguyễn Đình Thi. Ông nhận

xét như sau: “Tiểu thuyết Sống mòn bề ngoài chỉ là những chuyện sinh hoạt

hằng ngày của mấy thầy cô giáo ở một trường tư thục ngoại ô, những cảnh

sống quẩn quanh của vợ chồng ông Học, cuộc sống tạm bợ của anh phu xe

v.v… nhưng bên trong đó lại chứa đựng nội dung ý nghĩa tư tưởng sâu sắc về

bi kịch tinh thần của người trí thức, về tình trạng chết mòn về tinh thần, về

vấn đề con người không được sống cuộc sống của con người theo đúng nghĩa

của nó v.v…” [14, tr.58].

Tập trung vào giá trị nhân bản của tác phẩm, Nguyễn Lương Ngọc với

bài viết “Nhà văn thức tỉnh nhân tính” cho rằng: “Ở những truyện như

Chuyện người hàng xóm, Đời thừa, Nước mắt, Điếu văn, và nhất là tiểu

thuyết Sống mòn, quan hệ - người được phanh phui không khoan nhượng.

Nếu điểm danh thì các thói xấu của người ta hiện hình gần đủ: Ham danh, đố

kị, bần tiện, xảo quyệt…Điều quan trọng hơn, là sau những dòng phanh phui,

mổ xẻ, bao giờ ta cũng thấy hiện lên đôi mắt “ầng ậng nước” của một tấm

lòng, một nhân cách lớn” [Dẫn theo 6, tr.220].

Về nghệ thuật, hầu hết các tác giả đều đánh giá cao nghệ thuật tự sự của

Nam Cao. Nguyễn Đăng Mạnh, trong bài viết “Sức hấp dẫn của Nam Cao”,

đã khẳng định Sức hấp dẫn của “Sống mòn” là nhờ sự sắc sảo ở khả năng

phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao: “Tiểu thuyết Sống mòn nếu không có

cái sâu sắc, phong phú của ngòi bút phân tích tâm lí thì làm sao có thể thu hút

được sự chăm chú của người đọc trên hàng trăm trang viết toàn về những

chuyện “chẳng có gì” chung quanh một bữa ăn, một căn nhà trọ, một chuyện

ghen tuông vớ vẩn…của mấy anh chị tư sản nghèo” [Dẫn theo 6, tr.218].

Phân tích “Nghệ thuật miêu tả tâm lí của Nam Cao”, Hà Văn Đức đã soi

rọi tiểu thuyết Sống mòn trên hai phương diện khắc họa tâm trạng và kết cấu

tâm lí. Ông khẳng định: “Nhân vật của Nam Cao không phải là nhân vật hành

động mà thường được soi rọi chủ yếu qua tâm lí. Chính đặc điểm này đã quy

định bút pháp miêu tả, ngôn ngữ, kết cấu của tác phẩm Nam Cao” [dẫn theo

14, tr.165].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!