Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của vũ trọng phụng.
PREMIUM
Số trang
93
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
909

Từ ngữ xưng hô trong một số tác phẩm của vũ trọng phụng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

LÊ THỊ NỮ HƯƠNG

TỪ NGỮ XƯNG HÔ

TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2016

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

TỪ NGỮ XƯNG HÔ

TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

TS. Trần Văn Sáng

Người thực hiện:

LÊ THỊ NỮ HƯƠNG

(Khóa 2012 – 2016)

Đà Nẵng, tháng 5/2016

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5

5. Bố cục bài luận văn ....................................................................................... 5

NỘI DUNG....................................................................................................... 6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG ..................................................... 6

1.1 Lý thuyết về chiếu vật và chỉ xuất.......................................................... 6

1.1.1 Vật quy chiếu ........................................................................................... 6

1.1.2.Quy chiếu ................................................................................................. 8

1.1.3. Chỉ xuất (Deixis)................................................................................... 10

1.1.3.1. Khái niệm........................................................................................... 10

1.1.3.2. Ba phạm trù định vị: ngôi, không gian và thời gian .......................... 10

1.1.4. Người nói- người nghe.......................................................................... 11

1.2 Phạm trù xưng hô.................................................................................... 12

1.2.1. Khái niệm về xưng hô........................................................................... 12

1.2.2 Phương tiện xưng hô .............................................................................. 13

1.3 Giao tiếp và hoạt động giao tiếp ............................................................ 13

1.3.1 Nhân vật giao tiếp .................................................................................. 14

1.3.1.1 Vai giao tiếp ........................................................................................ 14

1.3.1.2 Quan hệ liên cá nhân........................................................................... 15

1.3.2. Hoàn cảnh giao tiếp............................................................................... 16

1.4. Lý thuyết về hội thoại ............................................................................ 18

1.4.1. Khái niệm hội thoại............................................................................... 18

1.4.2. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân .................................................. 19

1.4.2.1. Thể diện.............................................................................................. 20

1.4.2.2. Hành vi đe dọa thể diện...................................................................... 21

1.5. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng...................... 21

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁC TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG “SỐ ĐỎ”

VÀ “VỠ ĐÊ” CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG.................................................. 23

2.1 Các từ ngữ xưng hô trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ... 23

2.1.1. Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại ............................................... 23

2.1.2. Hoạt động của các phương tiện dùng để xưng hô trong tiểu thuyết “Số

đỏ” của Vũ Trọng Phụng................................................................................. 25

2.1.2.1. Xưng hô bằng danh từ chỉ tên riêng................................................... 25

2.1.2.2. Xưng hô bằng danh từ thân tộc .......................................................... 29

2.1.2.3 Xưng hô bằng đại từ nhân xưng .......................................................... 39

2.1.2.4. Xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, chức danh..................... 44

2.1.2.5. Nhóm kiểu loại xưng hô khác............................................................. 49

2.2. Các phương tiện dùng để xưng hô trong tiểu thuyết “Vỡ đê”

của Vũ Trọng Phụng..................................................................................... 51

2.2.1. Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại................................................ 51

2.2.2 Hoạt động của các từ ngữ dùng để xưng hô trong tiểu thuyết “Vỡ đê”

của Vũ Trọng Phụng ....................................................................................... 53

2.2.2.1 Xưng hô bằng tên riêng ........................................................................ 53

2.2.2.2. Xưng hô bằng danh từ thân tộc............................................................ 56

2.2.2.3. Xưng hô bằng đại từ nhân xưng........................................................... 58

2.2.2.4 Từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, chức danh ............................................ 61

2.2.2.5. Nhóm kiểu loại xưng hô khác............................................................. 62

2.3. Tiểu kết chương 2................................................................................... 63

CHƯƠNG 3. TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ

TRỌNG PHỤNG NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC- VĂN HÓA ...... 65

3.1. Các nhân tố chi phối cách xưng hô của nhân vật trong tác phẩm...... 65

3.1.1. Văn hóa truyền thống dân tộc ................................................................ 65

3.1.1.1. Xưng khiêm hô tôn ............................................................................. 65

3.1.1.2. Xưng hô linh hoạt ............................................................................... 67

3.1.2. Vai giao tiếp của các nhân vật ............................................................... 69

3.1.2.1. Tuổi tác ............................................................................................... 69

3.1.2.2. Vị thế xã hội........................................................................................ 71

3.2. Vai trò của từ ngữ xưng hô trong việc khắc họa tính cách và tâm lý

nhân vật trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng ................................................ 73

3.3. Xu hướng gia đình hóa trong xưng hô và phép lịch sự trong xưng hô

trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng................................................................. 77

3.3.1. Xu hướng “gia đình hóa” trong xưng hô .............................................. 77

3.3.2 Phép lịch sự trong cách xưng hô............................................................ 79

3.4 Tiểu kết..................................................................................................... 81

PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các từ ngữ xưng hô trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.. 23

Bảng 2.2: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng tên riêng trong tiểu thuyết

“Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ........................................................ 27

Bảng 2.3: Cấu tạo tên riêng trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. 28

Bảng 2.4: Bảng thống kê đối chiếu những danh từ thân tộc được sử dụng

trong gia đình người Việt và ngoài xã hội ..................................... 36

Bảng 2.5 Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng danh từ thân tộc trong

tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ...................................... 38

Bảng 2.6: Cấu tạo của danh từ thân tộc trong tiểu thuyết “Số đỏ”

của Vũ Trọng Phụng ...................................................................... 38

Bảng 2.7: Bảng thống kê các đại từ nhân xưng làm phương tiện xưng hô

trong giao tiếp ngôn ngữ của người Việt ....................................... 40

Bảng 2.8: Bảng thống kê những cấp độ biểu đạt tình cảm bằng các đại từ nhân

xưng trong tiếng Việt ..................................................................... 42

Bảng 2.9: Số lượng và tỷ lệ phương tiện xưng hô bằng đại từ nhân xưng trong

tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ...................................... 43

Bảng 2.10: Cấu tạo đại từ nhân xưng trong tiểu thuyết “Số đỏ”

của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 43

Bảng 2.11: Cấu tạo chi tiết của đại từ nhân xưng trong tiểu thuyết “Số đỏ” của

Vũ Trọng Phụng ........................................................................... 44

Bảng 2.12: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức

vụ trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng...................... 48

Bảng 2.13: Cấu tạo của từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, chức danh trong

tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng .................................... 49

Bảng 2.14: Số lượng và tỷ lệ phương tiện xưng hô bằng kiểu loại xưng hô

khác trong tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng .................. 50

Bảng 2.15: Các phương tiện xưng hô trong tiểu thuyết “Vỡ đê”

của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 51

Bảng 2.16: Số lượng và tỉ lệ phương tiện xưng hô bằng tên riêng

trong tiểu thuyết “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng .......................... 54

Bảng 2.17: Cấu tạo của tên riêng trong tiểu thuyết “Vỡ đê”

của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 55

Bảng 2.18: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng danh từ thân tộc

trong tiểu thuyết “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng .......................... 57

Bảng 2.19: Cấu tạo của danh từ thân tộc trong tiểu thuyết “Vỡ đê”

của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 57

Bảng 2.20: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng đại từ nhân xưng trong

tiểu thuyết “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng.................................... 59

Bảng 2.21: Cấu tạo đại từ nhân xưng trong tiểu thuyết “Vỡ đê”

của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 59

Bảng 2.22: Cấu tạo chi tiết của đại từ nhân xưng trong tiểu thuyết “Vỡ đê”

của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 60

Bảng 2.23: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức

vụ trong tiểu thuyết “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng ..................... 61

Bảng 2.24: Cấu tạo từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ, chức danh trong tiểu thuyết

“Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng...................................................... 62

Bảng 2.25: Số lượng và tỷ lệ từ ngữ xưng hô bằng kiểu loại xưng hô khác

trong tiểu thuyết “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng .......................... 62

Bảng 2.26: Bảng so sánh số lượng và tần số các phương tiện xưng hô trong

tiểu thuyết “Số đỏ” và “Vỡ đê” của Vũ Trọng Phụng ................. 63

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ văn chương là hệ thống cấu tạo để thực hiện chức năng giao

tiếp thẩm mỹ của văn học. Trước đây, người ta hiểu ngôn ngữ văn chương là

ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản, thể hiện qua các phép tu từ. Ngày nay,

người ta hiểu ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ của toàn bộ văn bản văn

chương. Trên cấp độ văn bản, các đơn vị ngôn ngữ không kết hợp giản đơn

theo tuyến tính, mà trở thành một cấu trúc chỉnh thể có nội dung và có ý nghĩa

riêng. Có thể nói ngôn ngữ có một vai trò vô cùng to lớn trong đời sống con

người, nó ra đời đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội. Như vậy, ngôn ngữ là

phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Khác với các loại hình

nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất liệu. Với chất liệu đó, văn học

chứa đựng khả năng giao tiếp mà không phải loại hình nghệ thuật nào cũng có

thể có được. Bên cạnh đó, văn học và ngôn ngữ ngày càng có mối quan hệ

mật thiết và ảnh hưởng qua lại với nhau. Có thể nói rằng từ điểm nhìn ngôn

ngữ soi chiếu vào văn chương là một hướng đi mới trong nghiên cứu văn học

và từ kết quả nghiên cứu văn học này lại tìm được nhiều cái mới mẻ, độc đáo

của ngôn ngữ.

Xưng hô bao gồm từ ngữ xưng hô và cách xưng hô là một phần không

thể thiếu trong giao tiếp ngôn ngữ của bất cứ một dân tộc nào trên thế giới.

Đối với tiếng Việt cũng vậy, xưng hô là một trong những đặc điểm nổi bật

của ngôn ngữ giao tiếp. Sở dĩ nói thế bởi lớp từ ngữ dùng để xưng hô trong

tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, nó phản ánh một cách đầy đủ,

tương ứng với cách phân chia từng cái cụ thể của con người trong gia đình và

ngoài xã hội, những từ ngữ ấy luôn chuyển mình một cách linh hoạt trong

từng ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Khi vận dụng vào giao tiếp, các từ ngữ xưng

2

hô đó còn nói lên thái độ của người đối thoại, thể hiện những sắc thái, tình

cảm để rồi từ đó hình thành một chiến lược giao tiếp phù hợp, đồng thời đem

lại những hiệu quả nhất định trong việc thực hiện mục đích giao tiếp. Trong

giao tiếp, đối tượng xưng hô chủ yếu là hai phái nam và nữ. Cho nên với

những quy tắc nhất định, việc lựa chọn những từ ngữ xưng hô chỉ giới tính

góp phần phản ánh một cách sâu sắc đặc trưng văn hóa tư duy của con người

ở mỗi một dân tộc, mỗi vùng miền hay một cộng đồng nào đó. Xưng hô đúng,

hay sẽ góp phần thúc đẩy giao tiếp phát triển. Ngược lại, xưng hô không hợp

lí sẽ gây những hậu quả không mong muốn trong giao tiếp. Qua cách sử dụng

từ xưng hô người ta có thể biết được thái độ, tình cảm, học vấn, mối quan hệ,

suy nghĩ của các nhân vật tham gia giao tiếp. Vì vậy, xưng hô là một yếu tố

tiên quyết và quan trọng, là một vấn đề đã thu hút được nhiều sự quan tâm

nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học từ trước đến nay.

Vũ Trọng Phụng là một cây bút bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Ông

sử dụng rất nhiều các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tác phẩm của

mình, điều này mang rất nhiều dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vậy, việc Vũ

Trọng Phụng sử dụng các từ ngữ xưng hô trong tác phẩm của ông mang lại

hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: Từ ngữ

xưng hô trong một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Xưng hô trong trong gia đình là vấn đề vô cùng phức tạp nhưng lại vô

cùng thú vị trong tiếng Việt. Nhà nghiên cứu Bùi Minh Yến với một loạt bài

được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ đã đi sâu vào khảo sát và bàn về những vấn

đề này. Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1990 có bài: Xưng hô giữa vợ và chồng

trong gia đình người Việt [37]. Tiếp đó có bài: Xưng hô giữa anh chị và em

trong gia đình người Việt [38] trên tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1993. Cũng tại

tạp chí này, số 2 năm 1994, Bùi Minh Yến cũng có bài viết: Xưng hô giữa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!