Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ xưng gọi trong thơ Tố Hữu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VŨ THỊ LỆ TUYẾT
TỪ NGỮ XƢNG GỌI TRONG THƠ TỐ HỮU
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên – 2012
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
VŨ THỊ LỆ TUYẾT
TỪ NGỮ XƢNG GỌI TRONG THƠ TỐ HỮU
Chuyên ngành: Ng«n ng÷ häc
Mã số : 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN HẢO
Thái Nguyên – 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................. 3
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 4
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................... 7
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 8
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ................................. 8
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN............................................................................... 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬ N VÀ NHƢ̃NG VẤ N ĐỀ CÓ LIÊN QUAN..... 10
1.1. GIỚI THUYẾT VỀ PHẠM TRÙ XƢNG GỌI.................................... 10
1.1.1. Khái niệm xƣng gọi........................................................................ 10
1.1.2. Các phƣơng tiện dùng để xƣng gọi ................................................ 13
1.1.3. Đặc điểm của từ ngữ xƣng gọi ....................................................... 18
1.2. LÝ THUYẾT GIAO TIẾP ................................................................... 20
1.2.1. Khái niệm giao tiếp ........................................................................ 20
1.2.2. Các nhân tố cấu thành hoạt động giao tiếp .................................... 22
1.3. LÝ THUYẾT HỘI THOẠI .................................................................. 27
1.3.1. Khái niệm hội thoại........................................................................ 27
1.3.2. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân ........................................... 30
1.4. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TỐ HỮU............. 33
1.4.1. Cuộc đời nhà thơ Tố Hữu............................................................... 33
1.4.2. Sự nghiệp sáng tác.......................................................................... 35
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ XƢNG GỌI TRONG THƠ TỐ HỮU ..... 41
2.1. HỆ THỐNG TỪ NGỮ XƢNG GỌI TRONG THƠ TỐ HỮU ............ 41
2.2. TỪ NGỮ XƢNG GỌI XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO .............................. 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3. TỪ NGỮ XƢNG GỌI XÉT VỀ MẶT CHỨC NĂNG........................ 52
2.4. TỪ NGỮ XƢNG GỌI XÉT VỀ CÁC VAI GIAO TIẾP..................... 74
2.5. TỪ NGỮ XƢNG GỌI XÉT THEO PHẠM VI SỬ DỤNG................. 76
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƢNG GỌI TRONG THƠ TỐ
HỮU................................................................................................................ 79
3.1. XU HƢỚNG GIA ĐÌNH HÓA............................................................ 79
3.2. XU HƢỚNG ĐỊA PHƢƠNG HÓA..................................................... 84
3.3. XU HƢỚNG TỪ RIÊNG ĐẾN CHUNG HÓA................................... 89
3.4. XU HƢỚNG NHÂN HÓA MỞ RỘNG............................................... 97
KẾT LUẬN................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 125
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Từ ngữ xƣng gọi của ngôn ngữ tạo thành một hệ thống riêng và có
vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội. Đó là hệ thống mở, gồm
nhiều nhóm nhỏ, có chức năng chỉ ngƣời theo từng vai quan hệ giao tiếp.
Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xƣng gọi lớn và tùy thuộc vào đối tƣợng
giao tiếp cũng nhƣ hoàn cảnh giao tiếp mà ngƣời Việt sử dụng những từ ngữ
xƣng gọi khác nhau nhằm thực hiện những mục đích giao tiếp riêng. Các từ
ngữ này đóng góp lớn vào vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc và tạo nên đặc
trƣng tâm lý - văn hóa Việt.
1.2. Hệ thống các từ ngữ xƣng gọi không chỉ đƣợc sử dụng trong giao
tiếp đời sống hàng ngày mà còn đƣợc các nhà văn, nhà thơ sử dụng hết sức
tinh tế trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là ngôn ngữ thơ. Dƣới bàn tay tài
hoa và khéo léo của ngƣời nghệ sĩ, các lớp từ ngữ xƣng gọi bƣớc vào ngôn
ngữ thơ đã làm rung lên những âm điệu trầm bổng khác nhau, thể hiện những
cung bậc cảm xúc, những tình điệu thẩm mĩ hết sức thú vị. Đồng thời, những
từ ngữ này từ đó trở thành những tín hiệu thẩm mĩ có giá trị “chuyên chở”,
gói ghém những tâm tình của ngƣời thi nhân. Một trong những nhà thơ vận
dụng hệ thống từ ngữ xƣng gọi đạt đến trình độ nhuần nhuyễn và tinh luyện
trên thi đàn văn học Việt Nam chính là Tố Hữu.
1.3. Tố Hữu - một nhà thơ trữ tình, chính trị đã để lại cho đời bảy tập
thơ đầy giá trị và mang hơi thở của thời đại - thời đại Hồ Chí Minh. Bên cạnh
việc đạt đến đỉnh cao về giá trị tƣ tƣởng với những trang thơ thấm đẫm tinh
thần nhiệt thành cách mạng của ngƣời chiến sĩ cộng sản, những câu thơ nóng
hổi về tình đồng chí, tình quân dân và tình đồng loại, Tố Hữu còn thành công
trong việc vận dụng hệ thống ngôn ngữ, đặc biệt là các từ ngữ xƣng gọi.
Từ ngữ xƣng gọi đƣợc nhà thơ Tố Hữu sử dụng đa dạng, phong phú và
sáng tạo nhằm thể hiện những tƣ tƣởng, tình cảm một cách hiệu quả. Mỗi một
cách xƣng gọi là một ý nghĩa, một mục đích thẩm mĩ khác nhau. Bởi, từ ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xƣng gọi trong thơ Tố Hữu không còn là ngôn ngữ xƣng gọi giao tiếp đơn
thuần mà là tiếng đời, là tiếng cõi lòng của thi nhân.
1.4. Vì vậy, việc tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố
Hữu vừa có ý nghĩa khoa học lại vừa có ý nghĩa thực tiễn. Khảo sát, thống kê
các từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu sẽ cung cấp, bổ sung thêm cái nhìn cụ
thể, chi tiết về hệ thống từ xƣng gọi của tiếng Việt. Đồng thời, trên cơ sở phân
tích hệ thống các từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu, một lần nữa khẳng định
tài năng của nhà thơ trong việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân tộc. Mặt
khác, tìm hiểu cách sử dụng lớp từ ngữ này sẽ góp phần quan trọng trong
công việc giảng dạy, nghiên cứu thơ Tố Hữu một cách có hiệu quả và sâu sắc
hơn. Bởi những lẽ đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Từ ngữ xưng gọi trong thơ
Tố Hữu” để làm công trình nghiên cứu khoa học tốt nghiệp với mong muốn
khám phá sâu hơn một góc còn chƣa đƣợc khảo sát kĩ của một tâm hồn thơ
“đi về phía cuộc đời” – Tố Hữu.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Xƣng gọi nói chung từ lâu đã đƣợc các nhà Việt ngữ học quan tâm
nghiên cứu và trở thành vấn đề bàn luận khá thú vị. Trong số các công trình
nghiên cứu cần phải kể đến các công trình của Phạm Ngọc Thƣởng với “Về
đại từ nhân xưng ngôi thứ 3”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 10 (1994);
“Cách xưng hô trong tiếng Nùng”, Luận án tiến sĩ, Trƣờng ĐHSP Hà Nội
(1998); “Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Tày – Nùng”, Tạp
chí Dân tộc học, số 1 (1995); Bùi Minh Yến với “Từ xưng hô trong gia đình
đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt”, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ
học, Hà Nội (2001); “Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt”,
Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 (1990); Phạm Văn Tình với “Nhân xem Bảy sắc cầu
vồng bàn thêm về cách xưng hô trong nhà trường”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời
sống, số 9 (1997); Lê Thanh Kim với “Từ xưng hô và cách xưng hô trong các
phương ngữ tiếng Việ từ góc nhìn của lý thuyết xã hội ngôn ngữ học”, Luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội (2000); Nhƣ Ý với “Vai xã hội và ứng
xử ngôn ngữ trong giao tiếp”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 (1990); Phạm Văn Hảo
với “Từ xưng gọi trong phương ngữ Bắc”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số
1+2 (2011)… Điểm qua các công trình nghiên cứu của những tác giả trên,
chúng tôi thấy rằng, các tác giả đã chủ yếu tập trung nghiên cứu từ xƣng gọi
dƣới góc nhìn ngữ pháp học nhất là vấn đề từ loại. Có thể nói, ở những công
trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt đều đề cập đến từ xƣng gọi. Các tác giả
tập trung theo ba hƣớng:
- Bàn về xƣng gọi ở góc độ lí luận chung về ngữ pháp học
- Bàn về xƣng gọi đƣợc sử dụng trong các phạm vi: gia đình và ngoài
xã hội.
- Từ xƣng gọi đƣợc nghiên cứu từ góc độ đối chiếu.
Theo hƣớng thứ nhất, vấn đề nghiên cứu, miêu tả trong tiếng Việt đã
đƣợc các nhà ngôn ngữ học quan tâm từ rất sớm. Tuy dƣới những tên gọi
khác nhau: đại danh từ, đại từ nhân xƣng, đại từ chỉ ngôi, đại danh từ nhân
xƣng… nhƣng các nhà nghiên cứu đều chỉ ra đặc điểm cấu tạo, số lƣợng các
từ xƣng gọi, trong đó có đại từ nhân xƣng (từ xƣng gọi chuyên dụng) và các
từ xƣng gọi khác (từ xƣng gọi không chuyên dụng).
Nhiều nhà Việt ngữ cũng đã có những công trình nghiên cứu ít nhiều
bàn đến đại từ nhân xƣng và rộng hơn là từ xƣng gọi. Các tác giả Trƣơng Văn
Chình, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết, Diệp
Quang Ban… đã nhấn mạnh vào chức năng trỏ và thay thế của đại từ nhân
xƣng. Nguyễn Tài Cẩn đã quan tâm đến khả năng đƣợc dùng lâm thời nhƣ đại
từ để thay thế cho đại từ ở cả ba ngôi của các danh từ chỉ quan hệ thân tộc và
danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp. Đỗ Hữu Châu đã chú ý đến chức năng chiếu
vật của các từ xƣng gọi trong hội thoại. Nguyễn Văn Chiến, qua các công
trình nghiên cứu của mình, đã xác nhận: từ xƣng gọi tiếng Việt đƣợc nghiên
cứu bằng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, tất cả các từ xƣng gọi tiếng Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đƣợc nghiên cứu nhƣ một chỉnh thể nguyên vẹn, đó là hệ thống cấu trúc các
yếu tố trỏ ngƣời trong sinh hoạt giao tiếp, đối thoại.
Theo hƣớng thứ hai, hƣớng tiếp cận từ xƣng gọi dƣới ánh sáng của lí
thuyết ngữ dụng học và dân tộc học giao tiếp đã đƣợc các nhà nghiên cứu
Việt Nam tiến hành. Các tác giả không dừng lại ở việc nghiên cứu chung
chung về từ xƣng gọi mà đi sâu vào nghiên cứu các phạm vi nhỏ của hoạt
động giao tiếp ngôn ngữ. Bùi Minh Yến đã khảo sát khá đầy đủ tất cả những
phƣơng tiện ngôn ngữ mà các cặp giao tiếp cá thể sử dụng trong những tình
huống giao tiếp khác nhau. Mai Xuân Huy lại đi sâu hơn trong việc tìm hiểu
sự biến thiên của cách dùng ngôn ngữ theo sự thay đổi của các cung bậc tình
cảm khác nhau giữa hai thành viên chồng, vợ trong phạm vi gia đình ngƣời
Việt. Trƣơng Thị Diễm đã miêu tả, phân tích, khảo sát một cách công phu và
khá đầy đủ, toàn diện sự hoạt động của các từ xƣng gọi có nguồn gốc từ thân
tộc trong giao tiếp của ngƣời Việt.
Theo hƣớng thứ ba, một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu đối chiếu từ
xƣng gọi tiếng Việt với các ngôn ngữ cùng và khác loại hình với hàng loạt các
luận văn, luận án nghiên cứu đối chiếu các từ xƣng gọi tiếng nƣớc ngoài/
tiếng dân tộc thiểu số với từ xƣng hô tiếng Việt. Đó là các công trình của
Nguyễn Văn Chiến, Hoàng Anh Thi, Dƣơng Thị Nụ, Nguyễn Minh Hoạt…
Tuy nhiên, hƣớng nghiên cứu từ xƣng gọi trong các tác phẩm văn học –
một hƣớng tiếp cận mang tính trƣờng hợp về từ xƣng gọi chƣa đƣợc quan
tâm, nghiên cứu nhiều. Gần đây, một số các công trình đã tập trung vào
nghiên cứu từ xƣng gọi trong văn học. Song, theo chúng tôi đƣợc biết, đến
nay vẫn chƣa có tác giả nào nghiên cứu từ xƣng gọi trong các tác phẩm của
Tố Hữu.
Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền văn học dân tộc. Khi thế kỉ XX chuyển
giao lại những giá trị đích thực về thơ ca cho thế kỉ XXI, thì trong danh sách
không hẳn là nhiều này chắc chắn sẽ có Tố Hữu. Nghiên cứu về thơ ông, dù ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bình diện nào cũng tìm thấy không ít những điều mới mẻ. Bởi thơ ông không
chỉ đặc sắc ở nội dung tƣ tƣởng mà còn có giá trị lớn trên các phƣơng diện về
phong cách và ngôn ngữ thơ. Có lẽ bởi vậy mà trong suốt thời gian qua đã có
không ít những công trình biên khảo chuyên sâu về thơ Tố Hữu. Trong các
công trình ấy, đặc sắc hơn cả có lẽ phải kể đến các công trình của các tác giả:
Lê Đình Kị với “Thơ Tố Hữu” (1979); Nguyễn Văn Hạnh với “Thơ Tố Hữu,
tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí” (1985); Trần Đình Sử với
“Thi pháp thơ Tố Hữu” (1987), “Tính dân tộc hiện đại của ngôn từ thơ Tố
Hữu”, Báo Văn nghệ, số 36 (1985); Nguyễn Trung Thu, “Nhạc điệu thơ Tố
Hữu”, Tạp chí Văn học, số 6 (1968); Phạm Văn Hảo, “Hiệu quả của việc sự
dụng từ ngữ địa phương trong văn chương, nhân đọc thơ Tố Hữu”, Tạp chí
Ngôn ngữ và đời sống, số 3 (1998)…
Nhìn chung thơ Tố Hữu đã đƣợc nghiên cứu trên nhiều góc độ với
những phát hiện lý thú. Các công trình lớn nhỏ hoặc chƣa, hoặc có nhƣng ít,
dành cho lớp từ này một sự quan tâm đích đáng. Công trình này mong muốn
góp một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu, khám phá thơ Tố Hữu.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tiến hành khảo sát các từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu, luận văn
nhằm tới mục đích:
- Đƣa ra một bức tranh về việc sử dụng từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố
Hữu.
- Qua những đặc sắc về lớp từ ngữ xƣng gọi, tìm hiểu phong cách của
nhà thơ. Đồng thời, khẳng định đƣợc vị trí của nhà thơ trong nền văn học dân
tộc.
Từ mục đích trên, luận văn xác định các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác lập hệ thống cơ sở lí luận chung đƣợc sử dụng để nghiên cứu các
từ ngữ dùng để xƣng gọi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Khảo sát, thống kê, phân loại… các từ ngữ đƣợc dùng làm phƣơng
tiện xƣng gọi trong thơ Tố Hữu.
- Miêu tả, phân tích, nhận xét những nét đặc sắc trong việc sử dụng từ
ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu. Qua đó, cho thấy vẻ đẹp phong cách cũng
nhƣ giá trị nghệ thuật qua các sáng tác của nhà thơ.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là, hệ thống từ ngữ xƣng gọi trong
thơ Tố Hữu. Tƣ liệu khảo sát là “Tuyển tập thơ Tố Hữu” gồm 7 tập thơ, có
285 bài thơ, luận văn khảo sát 231 bài có từ xƣng gọi.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là, các từ ngữ xƣng gọi, cách sử dụng
và hiệu quả của chúng trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Trên cơ sở tuyển tập thơ Tố Hữu,
khảo sát các từ ngữ xƣng gọi, sau đó đƣa vào bảng thống kê theo sự phân
nhóm các lớp từ.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Trên cơ sở tìm hiểu hệ thống từ ngữ
xƣng gọi trong thơ Tố Hữu, so sánh với một số nhà thơ cùng thời để thấy
đƣợc nét đặc sắc độc đáo, riêng của nhà thơ.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp và các thủ pháp bổ
trợ khác nhƣ phƣơng pháp khái quát tổng hợp, mô hình hóa…
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Ý nghĩa lý luận:
Khảo sát, miêu tả lớp từ ngữ xƣng gọi, luận văn đƣa ra một góc nhìn có
tính hệ thống trong nghiên cứu thơ Tố Hữu. Đó là việc nghiên cứu các từ ngữ
xƣng gọi trên phƣơng diện hệ thống hóa. Hƣớng nghiên cứu này, sẽ góp phần
quan trọng trong việc tiếp cận thơ Tố Hữu trên bình diện ngôn ngữ học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu từ ngữ xƣng gọi trên phƣơng diện đi sâu tìm hiểu các lớp
từ sẽ thấy đƣợc cách ứng xử của Tố Hữu vào thơ. Bên cạnh đó, đề tài cũng có
thể đóng góp nhất định trong việc giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà
trƣờng nhất là ở bậc phổ thông.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và những vấn đề có liên quan
Chƣơng 2. Đặc điểm từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu
Chƣơng 3. Đặc điểm sử dụng từ ngữ xƣng gọi trong thơ Tố Hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬ N VÀ NHƢ̃NG VẤ N ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
1.1. GIỚI THUYẾT VỀ PHẠM TRÙ XƢNG GỌI
1.1.1. Khái niệm xƣng gọi
Lựa chọn phƣơng thức xƣng gọi phù hợp trong giao tiếp xã hội là thể
hiện lối ứng xử văn hóa của con ngƣời. Trong mỗi cuộc thoại, việc sử dụng từ
ngữ xƣng gọi luôn đƣợc đánh giá là một chiến lƣợc quan trọng để đạt hiệu
quả giao tiếp cao. Bởi, các từ ngữ này, khi đƣợc sử dụng có ảnh hƣởng lớn
đến việc thiết lập quan hệ liên cá nhân và xác định thái độ tình cảm giữa các
vai giao tiếp trong cuộc thoại. Khái niệm phạm trù xƣng gọi từ lâu đã đƣợc
các nhà Việt ngữ học quan tâm và lí giải theo nhiều cách khác nhau.
Có nhiều quan niệm cho rằng, xƣng gọi và xƣng hô là hai khái niệm
khác nhau. Theo đó, xƣng hô chỉ mối quan hệ tƣơng hỗ giữa ngƣời nói và
ngƣời nghe trong giao tiếp trực diện, nghĩa là chỉ bao gồm tự xƣng và đối
xƣng. Còn xƣng gọi ngoài tự xƣng và đối xƣng còn có đối tƣợng thứ ba (tha
xƣng). Trong sự tiếp cận của luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm xƣng gọi
nhƣng đối tƣợ ng khảo sát là các tƣ̀ ngƣ̃ xƣng gọi ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ
hai mà ít chú ý hoặc không xét các tƣ̀ ngƣ̃ xƣng gọ i ở ngôi thứ ba.
Về khái niệm xƣng gọi, có thể hiểu:
(1) Xƣng gọi là tên gọi biểu thị quan hệ qua lại giữa ngƣời nói và ngƣời
nghe trong giao tiếp trực diện. Xƣng gọi là những từ xƣng hô mà con ngƣời
dùng nó để biểu thị mối quan hệ tƣơng hỗ nào đó hoặc biểu thị sự khác biệt về
vai vế, địa vị, chức vụ, nghề nghiệp… nhƣ: đồng chí, anh em…
(2) “Phạm trù xƣng gọi hay phạm trù ngôi bao gồm những phƣơng tiện
chiếu vật, nhờ đó ngƣời nói tự quy chiếu, nghĩa là tự đƣa mình vào diễn ngôn
(tự xƣng) và đƣa ngƣời giao tiếp với mình (đối xƣng) vào diễn ngôn” [6;73].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(3) Xƣng gọi có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng bao gồm tên gọi
của ngƣời và sự vật. Nghĩa hẹp chuyên dùng để chỉ ngƣời, nghĩa là chỉ các từ
xƣng gọi dùng trong giao tiếp xã hội của con ngƣời.
Xƣng gọi là thuật ngữ dùng để “tự gọi tên mình” (xƣng) và “gọi tên
ngƣời khác” (gọi). Trong một cuộc thoại, xƣng gọi là hai mặt tồn tại đồng
thời. Có thể nói, “xƣng” và “gọi” xuất hiện ở hầu hết các cuộc thoại bao gồm
xƣng gọi ít nhất hai đối tƣợng trực tiếp tham gia cuộc thoại và các đối tƣợng
tham gia gián tiếp (không hiện diện hoặc đối tƣợng thứ ba). “Ngay cả khi
trong trƣờng hợp vắng mặt (zero), cũng có thể coi là một sự có mặt không
hiện hữu mang tải một ý nghĩa nhất định” [22;204]. Thực tế, từ ngữ xƣng gọi
“không chỉ là công cụ để ngƣời nói thực hiện cái việc không thể không làm là
đƣa mình và ngƣời đối thoại với mình vào diễn ngôn, mà còn là công cụ để
ngƣời nói tự mình câu thúc (bó buộc) mình và câu thúc ngƣời trong khuôn
khổ một kiểu quan hệ liên cá nhân nhất định. Muốn chuyển sang kiểu quan hệ
liên cá nhân khác, ngƣời giao tiếp trƣớc hết phải từ xƣng hô để thƣơng
lƣợng”[6;75].
Theo Bùi Minh Yến, “khái niệm xƣng hô đƣợc ý thức nhƣ là một hành
vi ngôn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của những ngƣời tham gia
giao tiếp và tƣơng quan tâm thế giữa họ với nhau trong quá trình giao tiếp.
Khi thực hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xƣng hô đồng thời đảm nhận
nhiệm vụ khởi sự tạo sự tƣơng tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc
thoại theo đích đã định, bảo đảm hiệu lực hành vi” [38;17].
Tác giả Phạm Ngọc Thƣởng đã cắt nghĩa và xác định vai trò của từng
yếu tố trong khái niệm “xƣng hô” nhƣ sau:
“Xƣng là hành động ngƣời nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đƣa
mình vào trong lời nói, để ngƣời nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu
trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành động tự quy chiếu của ngƣời nói