Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ xưng hô trong cộng đồng công giáo việt.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯỢNG
TỪ NGỮ XƯNG HÔ
TRONG CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60.22.02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng – Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN SÁNG
Phản biện 1: TS. Bùi Trọng Ngoãn
Phản biện 2: TS. Trương Thị Nhàn
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn ngành Ngôn ngữ
học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 12 năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, từ ngữ xưng hô
(TNXH) là yếu tố đầu tiên mà các vai giao tiếp cần phải lựa chọn
để xác lập vị trí của mình. Do đó, sử dụng TNXH thích hợp
không chỉ giúp cuộc hội thoại được tiến hành mà còn ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả giao tiếp. Qua cách sử dụng TNXH, người
ta có thể biết được tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình độ học vấn
của các nhân vật tham gia giao tiếp.
1.2. Công giáo là một trong những tôn giáo khá phổ biến ở
Việt Nam và đồng hành cùng dân tộc, góp phần tạo nên sự phong
phú của văn hoá Việt. Từ ngữ xưng hô trong Công giáo cũng nằm
trong hệ thống TNXH của người Việt. Tuy nhiên, nó còn mang nét
đặc trưng riêng đậm sắc thái của tôn giáo và chủ yếu phổ biến trong
giao tiếp của những tín đồ Thiên Chúa giáo. Vì vậy, những người
ngoài tôn giáo này sẽ khó dùng đúng TNXH hoặc sẽ lúng túng trong
giao tiếp với người Công giáo và các vị có chức sắc trong Công
giáo.
1.3. Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy vốn TNXH
được sử dụng trong cộng đồng Công giáo khá phong phú và đa dạng
cả về số lượng và nội dung ngữ nghĩa. Nó không chỉ dùng để “xưng”
và “hô” nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng khi giao tiếp
mà còn là phương tiện để biểu đạt tình cảm. Nhờ có nó mà nhịp cầu
giao cảm giữa đôi bờ tâm hồn được nối liền. Mặt khác, việc sử dụng
TNXH như vậy còn là cơ sở để đánh giá sự chuẩn mực trong lời nói,
cũng như sự lịch sự trong văn hóa giao tiếp của người Công giáo.
2
Vì lẽ trên, chúng tôi chọn đề tài: Từ ngữ xưng hô trong cộng
đồng Công giáo Việt làm luận văn thạc sĩ khoa học của mình. Mong
muốn của chúng tôi là góp phần tìm hiểu nhằm làm nổi bật vẻ đẹp
của từ ngữ xưng hô trong Công giáo nói riêng và vẻ đẹp của tiếng
Việt nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chủ yếu của luận văn là khảo sát, thống kê, phân loại
hệ thống TNXH trong Công giáo, chỉ ra đặc điểm cấu tạo ngữ pháp
và ngữ nghĩa của chúng, đồng thời nêu ra cách giao tiếp trong hệ
thống TNXH của Công giáo nhằm làm cho hệ thống xưng hô trong
giao tiếp của người Việt thêm phong phú và đa dạng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Lớp TNXH trong Công giáo là đối tượng nghiên cứu chính
của luận văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi các bình diện nghiên cứu: đối với lớp TNXH
trong Công giáo Việt, luận văn đi sâu phân tích, miêu tả, lý giải
những đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng và sự hoạt
động của chúng trong giao tiếp.
- Về phạm vi nguồn ngữ liệu khảo sát: luận văn chủ yếu
nghiên cứu đồng đại cách giao tiếp xưng hô của các thành viên trong
cộng đồng Công giáo ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, những chỉ dẫn về biệt ngữ Công giáo trong Từ điển
Công giáo 500 mục từ (Hội đồng Giám mục Việt Nam, 2011, Nxb
Tôn giáo); Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1988, Nxb Giáo
dục), một số sách, báo, tạp chí có đề cập đến Công giáo cũng là
nguồn tư liệu khảo sát và tham khảo được sử dụng trong luận văn.
3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại :
- Phương pháp miêu tả :
- Phương pháp luận quy nạp, diễn dịch, tổng hợp và phương
pháp logic:
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Từ ngữ xưng hô trong Công giáo xét trên bình diện
cấu trúc ngôn ngữ
Chương 3: Từ ngữ xưng hô trong Công giáo xét trên bình diện
hoạt động giao tiếp
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6.1. Về từ ngữ xƣng hô trong tiếng Việt
a. Những tác giả nước ngoài nghiên cứu về TNXH trong tiếng
Việt
- Alexandre de Rhodes với cuốn Từ điển Việt Nam - Bồ Đào
Nha - Latinh; M.B. Emeneau trong công trình Studies in Vietnamese
Grammar đã dành nhiều trang viết về TNXH tiếng Việt.
b. Những tác giả trong nước nghiên cứu về TNXH trong tiếng Việt
Tiêu biểu có các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Hữu
Quỳnh, Đinh Văn Đức, Lê Biên, Đỗ Thị Kim Liên, Phạm Trọng
Thưởng, Nguyễn Văn Chiến, Trương Thị Diễm … Nhìn chung,
điểm đồng nhất giữa các tác giả là đã xem xét TXH dưới góc độ đại
từ xưng hô, với chức năng thể hiện vai giao tiếp.
Ngoài ra, trên tạp chí chuyên ngành về ngôn ngữ học, nhiều
tác giả đã có những góc nhìn khác nhau về TXH trong tiếng Việt.
4
Bùi Minh Yến với l o ạ t b à i x ư n g h ô t r o n g g i a đ ì n h
n g ư ờ i V i ệ t n h ư “Xưng hô giữa vợ, chồng trong gia đình người
Việt”[37], “Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người
Việt”[38], “Xưng hô giữa ông, bà và cháu trong gia đình
người Việt”[39]; Hoàng Anh Thi [32] với “Về nhóm TXH thân tộc
trong tiếng Nhật và trong tiếng Việt', v.v.
6.2. Về từ ngữ xƣng hô trong Công giáo
a. Nghiên cứu về Công giáo:
Tiêu biểu có những công trình nghiên cứu sau: Nguyễn Hồng
Dương với “Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hoá Việt Nam”;
Hội đồng Giám Mục Việt Nam (2004), Giáo lý Hôn nhân và Gia
đình; Cao Thế Dung (1988), “Công giáo Việt Nam trong dòng sinh
mệnh Việt Nam”; Trương Bá Cần (1996), “Công giáo Việt Nam
sau quá trình 50 năm 1945 – 1995”… Những công trình nghiên
cứu này đã đề cập đến lịch sử ra đời, văn hóa, nếp sống, phong tục
gắn với và có liên quan đến Công giáo, tạo nên bức tranh đa sắc
trong cộng đồng văn hóa Việt.
b. Nghiên cứu về từ ngữ xưng hô Công giáo
Bài viết Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong cộng
đồng Công giáo Việt” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống của tác giả
Trương Thị Diễm (2012), đã phần nào đề cập đến TXH trong Công giáo.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa giao
tiếp: sự thông báo hay truyền đạt thông báo nhờ một hệ thống mã
nào đó [40, tr.101]; còn giao tiếp ngôn ngữ là hình thức giao tiếp cơ
bản và quan trọng nhất của xã hội loài người. Việt truyền đạt thông
báo được tiến hành qua những bước liên tục. quá trình này làm thành
hệ thống giao tiếp, bao gồm các thành tố nguồn phát tin, nguồn nhận
tin và mã (...). Về nguyên tắc, giao tiếp ngôn ngữ mang tính chất xã
hội. Để có thể giao tiếp được với nhau, con người phải có những mối
quan hệ nhất định với nhau, đó là quan hệ giao tiếp. Quan hệ giao
tiếp được xây dựng trên hệ thống các mối quan hệ xã hội nói chung,
trên cấu trúc xã hội đó, và trên các quan hệ giữa các giai cấp, tầng
lớp, hoặc nhóm người trong xã hội đó [40, tr.101-102].
1.2. VAI GIAO TIẾP
Sự phong phú trong các vai giao tiếp từ đó cũng tạo nên sự
phong phú trong cách xưng hô của mỗi cá nhân. Cho nên, như J.
Lyons nói “Vai giao tiếp chính là cương vị xã hội của một cá nhân
nào đó trong một hệ thống các quan hệ xã hội.Vai được hình thành
trong quá trình xã hội hóa các nhân vật” [24, tr 30]
Khi cá nhân tham gia vào hoạt động giao tiếp thì mang theo
các vai xã hội này vào quá trình giao tiếp, được chúng tôi gọi là vai
giao tiếp. Hoạt động giao tiếp phải được gắn liền với nhân vật giao
tiếp. Nhân vật giao tiếp gồm người nói (người phát tín hiệu) và
người nghe (người nhận tín hiệu) với tư cách chủ thể vai đại diện
cho nhóm xã hội nhất định.
6
1.3. XƢNG HÔ TRONG GIAO TIẾP
1.3.1. Khái niệm từ ngữ xƣng hô trong tiếng Việt
Theo Bùi Minh Yến, "Khái niệm xưng hô được ý thức như là
một hành vi ngôn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của
những người tham gia giao tiếp và tương quan tâm thế giữa họ
với nhau trong quá trình giao tiếp. Khi thực hiện chức năng này,
hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhận nhiệm vụ khởi sự tạo
sự tương tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại theo
đích đã định, bảo đảm hiệu lực hành vi" [37, tr 17].
Tác giả Trương Thị Diễm cho rằng: “Từ xưng hô bao gồm các
từ, ngữ, các cấu trúc ngôn ngữ (trong đó từ đóng vai trò cơ bản)
được sử dụng để xưng hô giao tiếp” [15, tr.21]. Tác giả cũng đã lưu
lý rằng: “Từ xưng hô là những từ thuộc nhiều lớp từ loại của ngôn
ngữ được đưa ra sử dụng để “xưng” (tự quy chiếu) và “hô” (quy
chiếu vào người khác) [15, tr.22].
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì xưng hô là “Tự
xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị
tính chất của mối quan hệ với nhau” [29, tr.1163].
1.3.2. Hệ thống từ ngữ xƣng hô trong tiếng Việt
a. Các đại từ nhân xưng
Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Việt rất hạn chế về
số lượng. Điểm đặc biệt nữa là do "ý nghĩa liên cá nhân và ý nghĩa
biểu cảm trong các đại từ xưng hô của tiếng Việt quá đậm…nên
chúng chỉ được dùng trong ngữ vực thân tình với thái độ từ thân
mật đến suồng sã hoặc khinh rẻ".[5, tr. 76]. Điều này đã gây không ít
khó khăn, phức tạp cho người nước ngoài trong việc lựa chọn và sử
dụng từ xưng hô tiếng Việt khi giao tiếp.
7
b. Các danh từ thân tộc
Trong tiếng Việt, danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô
không chỉ được sử dụng trong gia đình mà còn được sử dụng rộng rãi
và chiếm ưu thế trong các mối quan hệ xã hội, giới nghiên cứu gọi đó
là xu hướng "gia đình hóa" các danh từ thân tộc trong xưng hô.
c. Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ
Trong tiếng Việt, khi giao tiếp, lớp từ chỉ nghề nghiệp (như: giáo
viên, bộ đội, công nhân, học sinh…) thường không đứng một mình.
Khác với từ ngữ chỉ nghề nghiệp, những từ ngữ chỉ chức
vụ có thể được dùng để xưng hô mà không phải thêm yếu tố hay
điều kiện nào.
d. Xưng hô bằng tên riêng
Trong tiếng Việt, cả ba yếu tố (họ + tên đệm + tên riêng) đều
có thể đứng độc lập làm từ xưng hô. Tuy nhiên, mức độ và phạm
vi sử dụng của chúng cũng khác nhau:
e. Những cách xưng hô khác
1.4. BIỆT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ CÔNG GIÁO
1.4.1. Khái niệm biệt ngữ
Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học định nghĩa biệt ngữ là
“Các đơn vị ngôn ngữ (từ, ngữ, câu...) được sử dụng chủ yếu trong giao
tiếp hội thoại giữa các thành viên của một nhóm người nào đó, chung
nhau về đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm vị trí xã hội hoặc tuổi tác...
Người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ'' [40, tr.25].
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: Biệt ngữ (còn gọi là tiếng xã
hội) bao gồm các đơn vị từ vựng được dùng trong một tập thể xã
hội…chỉ là những đơn vị từ vựng “chồng” lên những đơn vị từ vựng
mà ngôn ngữ toàn dân đã có [6, tr.195].
8
1.4.2. Biệt ngữ Công giáo
Biệt ngữ Công giáo được hiểu là lớp từ vựng được sử dụng
trong cộng đồng Công giáo (tín đồ, linh mục, con chiên, ...).
1.5. CÔNG GIÁO VÀ CÔNG GIÁO VIỆT NAM
1.5.1. Khái quát về Công giáo
1.5.2. Khái quát về Công giáo Việt Nam
1.6. TIỂU KẾT
TNXH trong Công giáo là lớp từ vựng được sử dụng trong
cộng đồng Công giáo. Nhập vào dòng chảy của dân tộc, lớp TNXH
Công giáo đã ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thống từ xưng hô trong
tiếng Việt và ngược lại từ ngữ xưng hô Công giáo cũng chịu ảnh
hưởng của hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt. Đó là nét đặc biệt thể
hiện đặc trưng văn hoá của Công giáo Việt Nam và nó cũng tạo nên
nét đặc trưng văn hoá trong hệ thống từ xưng hô trong giao tiếp của
người Việt.
9
CHƢƠNG 2
TỪ NGỮ XƢNG HÔ TRONG CÔNG GIÁO XÉT TRÊN
BÌNH DIỆN CẤU TRÚC NGÔN NGỮ
2.1. TỪ NGỮ XƢNG HÔ TRONG CÔNG GIÁO XÉT TRÊN
BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP
2.1.1. Từ ngữ xƣng hô trong Công giáo xét trên bình diện cấu
tạo
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê), “Từ là đơn vị ngôn ngữ
nhỏ nhất có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định, dùng để đặt câu”
[29, tr.1072].
TNXH trong Công giáo xét trên bình diện cấu tạo thì có cả hai
dạng là từ đơn và từ ghép.
a. Từ đơn
TNXH trong Công giáo có cấu tạo là từ đơn rất ít. Theo thống
kê của chúng tôi, có khoảng 20 từ đơn, chiếm 16,53% trong 121
TNXH thông dụng trong Công giáo.
b. Từ ghép
Với thống kê của chúng tôi, TNXH trong Công giáo là từ
ghép có 59 từ, chiếm 48,76% (trong tổng số 121 TNXH Công giáo)
* Nhóm từ ngữ xưng hô là từ ghép đẳng lập
Theo khảo sát thì TNXH trong Công giáo có 6 từ ghép đẳng
lập, chiếm 10,17% trong từ ghép.
Ví dụ : Thầy trò, ông bà, anh chị, anh em, huynh đệ, con cháu.
* Nhóm từ xưng hô là từ ghép chính phụ
Theo khảo sát, thống kê của chúng tôi, lớp từ ngữ xưng hô
trong Công giáo có 53 từ ghép chính phụ, chiếm 89,83% (trong 121
từ ghép xưng hô Công giáo).
10
c. Ngữ định danh
TNXH Công giáo không những có từ ghép đẳng lập, từ ghép
chính phụ mà còn có một số tổ hợp từ mang tính định danh, tức ngữ
định danh. Trong các ngữ định danh này, chúng tôi chỉ khảo sát 42 ngữ
định danh chuyên dụng, chiếm 34,71% trong 121 TNXH Công giáo,
Theo khảo sát thống kê, lớp TNXH trong Công giáo có 121 từ,
trong đó có 20 từ đơn, 59 từ ghép và 42 ngữ định danh. Xét về đặc
điểm từ loại, phần lớn các TNXH Công giáo được khảo sát là danh
từ; còn đại từ thì hạn chế. Xét về đặc điểm cấu tạo, sau khi thống kê
khảo sát nhóm TNXH trong Công giáo, chúng tôi thu được kết quả
như sau:
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp TNXH Công giáo xét theo đặc điểm cấu tạo
Kiểu cấu tạo Số lƣợng Tỷ lệ
Từ đơn 20 từ 16,53 %
Từ ghép 59 từ 48,76 %
Ngữ định danh 42 từ 34,71 %
TỔNG 121 từ 100 %
2.1.2. Từ ngữ xƣng hô trong Công giáo xét trên bình diện từ
loại
a. Đại từ nhân xưng
Công giáo ở Việt Nam vẫn sử dụng các đại từ nhân xưng như
là một phương tiện dùng để xưng hô trong cộng đồng tôn giáo của
mình. Tuy nhiên, các đại từ này được sử dụng hạn chế.
b. Danh từ thân tộc
Các danh từ thân tộc được sử dụng nhiều trong cộng đồng
Công giáo. Chính tâm lý trọng tình nghĩa “trọng gần hơn xa” đã làm
cho thân tộc hóa trở thành khuynh hướng phổ biến trong giao tiếp
người Việt. Trong giao tiếp, người Công giáo cũng sử dụng rất nhiều
danh từ thân tộc như: Ông, ông Cụ, bà Cụ, cha, bố, dì, chị,…