Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ biểu thị tư tưởng nho giáo trong văn học dân gian người việt
PREMIUM
Số trang
145
Kích thước
947.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
992

Từ ngữ biểu thị tư tưởng nho giáo trong văn học dân gian người việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN A HÙNG

TỪ NGỮ BIỂU THỊ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số : 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2013

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐỨC LUẬN

Phản biện 1: PGS. TS. Hoàng Tất Thắng

Phản biện 2: TS. Dương Quốc Cường

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà

Nẵng vào ngày 15 tháng 12 năm 2013.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thông tin học liệu - Đại học Đà Nẵng

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện

sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát triển liên tục, với

nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học.

Bên cạnh đó, Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết

học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế

giới. Một trong những học thuyết đó, Nho giáo có vị trí vô cùng

quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Hoa nói riêng và các

nước Đông Nam Á nói chung. Nho giáo đã du nhập vào Việt Nam

cách đây hàng ngàn năm và đã có tầm ảnh hưởng khá sâu rộng đến

nhiều mặt nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt

Nam, là một trong những yếu tố góp phần hình thành và tác động

sâu sắc đến văn hóa truyền thống Việt Nam đặc biệt ảnh hưởng sâu

rộng nhất là văn hóa dân gian Việt Nam. Với quan niệm về xã hội lý

tưởng, con người, đạo đức… của Nho giáo đã ảnh hưởng khá sâu

vào tác phẩm văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Việc

nghiên cứu tư tưởng Nho giáo trong văn học dân gian chưa được

nghiên cứu sâu và trình bày có hệ thống. Trên cơ sở đó, tác giả cho

rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu hệ thống từ ngữ biểu thị tư tưởng

Nho giáo trong văn học dân gian. Vì vậy, với đề tài: “Từ ngữ biểu

thị tư tưởng Nho giáo trong văn học dân gian người Việt”sẽ phần

nào làm sáng tỏ thêm ảnh hưởng của Nho giáo đến văn học, qua đó

có thể rút ra những giá trị tư tưởng văn hóa.

2. Lịch sử vấn đề

Lịch sử nghiên cứu về Nho giáo: Trần Trọng Kim là người có

công đầu trong nghiên cứu Nho giáo và kế tiếp phải kể đến: Trần

Quốc Vượng (2000), Nho giáo và văn hóa Việt Nam, Văn hóa Việt

2

Nam, Nxb Văn hóa dân tộc; Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và

Văn học Việt Nam trung cận đại. Nxb VHTT…

Về các công trình nghiên cứu văn học dân gian, các tác giả Đinh

Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1997), Văn học dân

gian Việt Nam, Nxb. Giáo Dục… Riêng ca dao, tục ngữ, các công

trình nghiên cứu chuyên sâu như: Thi pháp tục ngữ của Phan Thị

Đào, Cấu trúc ca dao trữ tình của Lê Đức Luận…

Về lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa gồm có Nguyễn Lai

(1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo Dục;

Phan Ngọc (2000), Thử xem xét văn hoá văn học bằng ngôn ngữ,

Nxb Thanh Niên…

Riêng đề tài Từ ngữ biểu thị tư tưởng Nho giáo trong văn học dân

gian người Việt vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Từ ngữ biểu thị tư tưởng

Nho giáo trong văn học dân gian người Việt. Phạm vi nghiên cứu

của đề tài được giới hạn khảo sát từ ngữ biểu thị tư tưởng Nho giáo

trong ca dao.

4. Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng những phương pháp nghiên cứu chung cho ngành ngữ

văn: Phương pháp khảo sát, thống kê; Phương pháp so sánh đối

chiếu; Phương pháp lựa chọn phân tích và các phương pháp nghiên

cứu ngôn ngữ học.

5. Đóng góp của luận văn

Công trình này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho công

tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập về Nho giáo nói chung và từ

ngữ biểu thị tư tưởng Nho giáo trong văn học dân gian nói riêng.

3

CHƯƠNG 1

GIỚI THUYẾT CHUNG

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT

1.1.1Khái quát về từ tiếng Việt

a. Khái niệm từ

Theo J.Dubois (1994) thì “từ” là một yếu tố ngôn ngữ có ý

nghĩa gồm một hay nhiều âm vị. Còn tác giả Đỗ Hữu Châu bàn về từ

trong quyển Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội 1985 quan niệm: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số

âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định,

nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu

nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu. [15,

tr.55].

Theo quan điểm của GS Nguyễn Thiện Giáp trong quyển 777

Khái niệm ngôn ngữ học cho rằng “Từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa

nhỏ nhất, có tính hoàn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị

khác; nó có hình thức một âm tiết, một chữ viết liền, là đơn vị tồn tại

hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Do tính chất hiển nhiên, có sẵn của

các từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn

ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu

nó thì không thể hình dung được một ngôn ngữ” [1, tr.440].

Trên cơ sở những quan niệm của các nhà nghiên cứu về Từ tiếng

Việt, theo tác giả thì Từ chính là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có một

âm tiết và có nghĩa nhỏ nhất dùng để đặt câu.

b. Các loại từ: Căn cứ vào tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát và khả

năng kết hợp, từ trước đến nay người ta thường chia ra thực từ và hư

từ. Đối với thực từ là những từ mang ý nghĩa từ vựng, có khả năng

4

làm thành phần câu và có khả năng làm trung tâm cụm từ bao gồm

danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. Còn hư từ là những từ không

mang ý nghĩa tựng, không độc lập tạo thành câu và làm thành tố

trong cụm từ hoặc liên kết tạo cụm từ mới gồm phụ từ, kết từ, tình

thái từ, trợ từ

c. Cấu tạo từ gồm có:

+ Từ đơn: Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đa số từ

đơn tiếng Việt là từ đơn đơn âm.

+ Từ ghép: là từ chứa hai (hoặc hơn hai hình vị) có sự hòa phối

với nhau về nghĩa.

+ Từ láy: là từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác

dụng tạo nghĩa.

1.1.2Khái quát về ngữ tiếng Việt

a. Khái niệm ngữ

Theo tác giả GS TS Nguyễn Thiện Giáp trong Vấn đề từ trong

tiếng Việt [1, tr.155] thì ngữ chính là cụm từ cố định sẵn có trong

ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống với

từ đó là: có thể tái hiện trong lời nói như các từ. Về mặt ngữ pháp,

chúng cũng có thể làm thành phần câu, cũng có thể là cơ sở để cấu

tạo các từ mới. Về mặt ngữ nghĩa, chúng cũng biểu hiện những hiện

tượng của thực tế khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động

khác nhau của con người.

b. Các loại ngữ (cụm từ)

+Ngữ cố định là mộtđơn vị ngôn ngữ có vị trí, vai trò quan trọng

trong hệ thống các đơn vị tiếng Việt. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu

được trình bày trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” thì ngữ cố

định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu

tạo là cấu tạo của cụm từ) nhưng đã cố định hóa cho nên cũng có tính

5

chất chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc, có tính xã hội như từ…

+ Ngữ tự do bao gồm Ngữ động từ, ngữ tính từ, ngữ danh từ,

cụm từ chủ vị.

- Ngữ động từ là một cụm từ tự do có quan hệ chính phụ, trong

đó có động từ là trung tâm, ngoài ra còn có các thành tố khác quây

quần xung quanh để sung ý nghĩa cho từ trung tâm đó.

- Ngữ tính từ là một cụm từ tự do có quan hệ chính phụ, trong đó

có tính từ làm trung tâm và các thành tố phụ khác quây quần xung

quanh để bổ sung ý nghĩa cho từ trung tâm đó.

- Ngữ danh từ là một nhóm từ, trong đó có danh từ làm thành tố

trung tâm và có một hoặc nhiều thành tố phụ quây quần xung quanh

để bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho danh từ trung tâm đó.

- Cụm từ chủ vị là cụm từ mà giữa hai thành phần C - V có tác

động qua lại lẫn nhau, tồn tại nương tựa nhau và cùng mang ý nghĩa

tường thuật. Là đơn vị cấu tạo có cấu trúc cao hơn từ, gần giống cấu

trúc câu bình thường nhưng chưa thành câu.

1.2 KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO

1.2.1Lịch sử hình thành học thuyết Nho giáo

Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, đó là một hệ thống đạo

đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã

hội thịnh trị.

Trải qua nhiều nỗ lực của giai cấp thống trị và các sĩ đại phu triều

Hán, Khổng tử và tư tưởng Nho gia của ông mới trở thành tư tưởng

chính thống. Do Nho học được các sĩ đại phu tôn sùng, được các

vương triều đua nhau đề xướng nên Nho học thuận lợi thẩm thấu mọi

lĩnh vực trong mỗi giai tầng xã hội, trở thành tâm lý của cộng đồng

dân tộc Trung Quốc, là cơ sở văn hoá của tín ngưỡng và tập tính.

1.2.2Những vấn đề cơ bản của tư tưởng Nho giáo

6

a. Quan niệm về bản chất con người

Nho giáo coi trọng bản tính thiện của con người. Bản tính “thiện”

ở đây là tập hợp các giá trị chính trị, đạo đức của con người. Khổng

Tử đã xây dựng phạm trù “nhân” và chữ nhân được coi là nguyên lý

đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa

người với người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội. Như vậy, Nho

giáo thể hiện là một học thuyết có tính nhân văn rất cao, nhìn thấy

nét đẹp của con người và rất tin tưởng vào con người, tin tưởng vào

khả năng giáo dục của con người.

b. Quan niệm về đạo đức trong Nho giáo

Nho giáo đã đưa ra những tiêu chuẩn đạo đức nhằm cải tạo và

hoàn thiện nhân cách con người. Đạo của người theo quan điểm của

Nho gia là phải phù hợp với tình người do con người lập nên. Theo

ông làm người cần phải có đức.

Ngoài ra nhân còn bao gồm các đức là lễ, nghĩa, trí, và tín. Như

vậy đức nhân trong Nho giáo không chỉ là thương người mà thực

chất là đạo làm người. Nhân bao gồm nhiều tiêu chuẩn đạo đức nên

một người có một số tiêu chuẩn khác mà không có nhân thì không

gọi là người có đạo đức được. Đức gắn chặt với đạo.

Trong kinh điển của Nho giáo, ta thấy năm quan hệ lớn. Bao quát

gọi là “ ngũ luân” khái quát bằng quan hệ: vua-tôi, cha-con, anh-em,

vợ-chồng, bạn-bè. Những tiêu chuẩn đạo đức mà Nho giáo đưa ra để

khuyên răn, dạy bảo mọi người có rất nhiều tác dụng đối với sự hình

thành nhân cách của mỗi người trong xã hội, chính vì những tư tưởng

đó mà nho giáo còn có ảnh hưởng lớn đến xã hội ngày nay.

c. Quan điểm về giáo dục

d. Quan điểm về quản lý xã hội

Nho giáo nêu nguyên tắc quản lý xã hội như sau:

7

Nguyên tắc 1: Thực hiện nguyên tắc tập quyền cao độ.

Nguyên tắc 2: Thực hiện chính danh trong quản lý xã hội. “Chính

danh” nghĩa là mỗi người cần phải nhận thức và hành động theo

đúng cương vị, địa vị của mình.

Nguyên tắc 3: Thực hiện Văn trị – Lễ trị – Nhân trị. Đây là nguyên

tắc có tính chất đường lối căn bản của Nho giáo.

Nguyên tắc 4: Đề cao nguyên lý công bằng xã hội.

1.2.3 Ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội và văn học Việt

Nam

a. Sự du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam

b. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam

c. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học Việt Nam

Nho giáo góp phần tạo nên giá trị đạo đức vốn là một nét nổi trội

của văn học Việt Nam. Nho giáo đã đưa những giá trị đạo đức cao

đẹp, sâu đậm bao gồm cả tư đức và công đức trong đó có tư tưởng

nhân văn, vốn đã không tồn tại dưới dạng nguyên lý khô cứng mà đã

trở thành tâm huyết không dễ gì thấy ở loại văn chương Việt Nam.

Với những tư tưởng tốt đẹp của Nho giáo, của chân nho đã được

truyền tải vào trong văn học, vào con người chúng ta với nguồn tư

tưởng tình cảm nuôi dưỡng tinh thần, làm đẹp con người và văn học

Việt Nam.

1.3 KHÁI QUÁT SƠ LƯỢC VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN

NGƯỜI VIỆT

1.3.1Khái quát về các thể loại văn học dân gian người Việt

a. Khái niệm văn học dân gian

Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các

tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển

qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.

8

b. Các thể loại văn học dân gian

Văn học dân gian Việt Nam có một hệ thống thể loại phán ánh nội

dung cuộc sống theo những cách thức riêng, bao gồm 15 thể loại, tuy

nhiên trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ trình bày về phần cao dao

thể hiện tư tưởng Nho giáo người Việt.

1.3.2 Những vấn đề tư tưởng Nho giáo thể hiện trong văn học

dân gian người Việt

Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại khác của văn học dân

gian Việt Nam bị ảnh hưởng khá rõ tư tưởng Nho giáo dưới nhiều

khía cạnh về tình cảm, đạo đức trong quan hệ xã hội và gia đình, sự

yêu thương giữa người với người, sự dạy dỗ và cách hành sự trong

đối nhân xử thế cho mọi người về một trật tự xã hội, một gia đình có

trên có dưới, có sự tôn tri… Ngoài mối quan hệ giữa con cái và cha

mẹ, quan hệ vợ chồng, anh em, người thân, tư tưởng Nho giáo còn

thể hiện rõ việc ứng xử với nhau trong bạn bè, cộng đồng dân cư.

1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA

1.4.1Văn hóa và đặc trưng văn hóa Việt Nam

1.4.2Ngôn ngữ là thành tố của văn hóa

1.4.3Ngôn ngữ chuyển tải văn hóa

1.4.4Vấn đề ngôn ngữ văn hóa trong văn học dân gian

1.5 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

CẤU TRÚC TỪ NGỮ BIỂU THỊ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

2.1 CHỨC NĂNG TỪ BIỂU THỊ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

9

2.1.1 Các từ biểu thị tư tưởng Nho giáo trong ca dao người

Việt

a. Từ đơn

Qua khảo sát, tìm hiểu hơn 1.201 câu, có 42 từ đơn thể hiện tư

tưởng Nho giáo với 2.647 lượt được sử dụng. Trong đó một số từ

đơn được tác giả dân gian sử dùng nhiều và tần suất lặp đi lặp lại khá

thường xuyên nhằm nhấn mạnh đến tinh thần hiếu nghĩa, trọng đạo,

làm người… như hiếu, thuận, tình, nghĩa, nhân, ngãi, đạo, đức…

b. Từ ghép

Lượng từ ghép mà tác giả thực hiện khảo sát thể hiện tư tưởng

Nho giáo là 75 từ với 2.594 lượt từ được sử dụng, chiếm 42,1% trong

tổng số 6.163 lượt từ thể hiện tư tưởng Nho giáo trong số 1.201 câu

ca dao được khảo sát. Việc dùng từ đơn thường mang ý nghĩa khái

quát thì từ ghép lại thường mang nghĩa cụ thể hơn.

c. Từ láy và láy từ

Ngoài các từ đơn, từ ghép biểu thị tư tưởng Nho giáo thì từ láy

cũng góp phần làm tăng ý nghĩa của vấn đề, tăng giá biểu đạt của

cách dùng từ đối với tác giả dân gian. Qua khảo sát, tác giả thống kê

được 54 từ láy thể hiện tư tưởng Nho giáo với 922 lượt sử dụng. Từ

láy có giá trị biểu cảm rất cao cũng vì thế mà nó được sử dụng khá

phổ biến trong thơ ca, ca dao Việt Nam.

2.1.2Ý nghĩa biểu đạt của từ thể hiện tư tưởng Nho giáo trong

ca dao người Việt

a. Từ đơn

Tư tưởng người Việt luôn nhắc nhở nhau sống phải có “nhân”, có

“ngãi” là phải có nghĩa có tình. Lấy đạo lý “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí,

Tín” trong Nho giáo để thể hiện đạo làm người. Con người phải lấy

Nhân và Nghĩa là hai đức đứng đầu trong Ngũ thường của Nho giáo

10

làm trọng trong đó gói trọn mọi mối quan hệ và mọi tình huống đối

nhân xử thế:

Người dưng có ngãi thì đãi người dưng

Anh em bất ngãi thì đừng anh em [9, tr.1604]

Việc đối nhân xử thế đối nhân xử thế trong quan hệ gia đình, làng

xóm, bạn bè còn được thể hiện trong tư tưởng nho giáo:

Người ta đãi đỗ đãi vừng

Người ta đãi chị, chị đừng đãi em [9, tr.1605]

Tóm lại, từ đơn biểu thị tư tưởng Nho giáo trong ca dao thường

mang nghĩa khái quát nhưng giá trị biểu trưng cao.

b. Từ ghép

Nhờ hệ thống từ ghép mà các khái niệm được cụ thể hóa một cách

sinh động với các từ yêu thương, thờ cha, kính mẹ, đạo hiếu… làm

toát lên tư tưởng sống phải biết công lao người sinh thành:

Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang [9, tr.498]

Tinh thần nhân nghĩa, sống phải biết ơn tổ tiên, biết ơn người giúp

đỡ mình được Nhân dân đề cao tôn trọng:

Công cha, áo mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh [9, tr.1550]

Thể hiện sự kính trọng, quý mến của học trò đối với người thầy:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy [9, tr1442]

Từ ghép trong ca dao giúp bổ sung ý nghĩa cho câu và thể hiện cụ

thể hơn cả về đối tượng, mức độ tình cảm, làm cho ý nghĩa của vấn

đề trở nên sâu sắc và đầy giá trị.

c. Từ láy

Tư tưởng Nho giáo còn thể hiện ở đạo làm con, người con phải

11

biết thương cha, thương mẹ thương bậc sinh thành đã vì bản thân

mình đã chịu đựng những khó khăn, vất vả nuôi con lớn khôn:

- Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ em đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, công thầy

Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao [9, tr.1540]

Từ láy trong ca dao có chức năng gợi tả sinh động, làm tăng giá

trị biểu cảm và tạo nên hơi thở cho câu ca dao, giúp cho câu có hồn

và trở nên uyển chuyển, nhịp nhàng hơn.

2.2 CHỨC NĂNG NGỮ BIỂU THỊ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO

TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

2.2.1Các ngữ biểu thị tư tưởng Nho giáo trong ca dao người

Việt

a. Ngữ cố định (thành ngữ và quán ngữ)

Qua khảo sát, có đến 446 lượt ngữ cố định được sử dụng thể hiện

tư tưởng đạo làm người, tinh thần tôn sư trọng đạo, quan hệ gia đình,

xã hội ... đầy tính nhân văn và sâu sắc.

b. Ngữ tự do (Cụm từ tự do)

Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.3 – Ngữ tự do biểu thị tư tưởng Nho giáo

Ngữ tự do Số từ Lượt dùng Tỷ lệ (%)

Ngữ danh từ 57 681 25,1

Ngữ động từ 87 1.067 39,2

Ngữ tính từ 14 399 14,7

Cụm từ chủ vị 56 570 21,0

Tổng cộng 214 2.717 100

2.2.2 Ý nghĩa biểu đạt ngữ

a. Ngữ cố định

12

Việc tác giả dân gian sử dụng các ngữ cố định vào trong ca dao đã

thể hiện được giá trị đạo đức làm người, tôn vinh nhân cách cao cả:

Trăm năm ai chớ bỏ ai

Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim [129, tr.2160]

Người dân Việt nói chung và người trung quân, ái quốc nói riêng

sống phải có ân tình, ơn nghĩa:

Công cha đức mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ [117, tr.1239]

Với việc vận dụng ngữ cố định vào trong ca dao để thể hiện tính

hình tượng, biểu trưng cao, giàu cảm xúc làm cho câu cao dao trở

nên sinh động và giàu bản chất nhân văn khi nói đến tình người, đạo

hiếu, công dưỡng dục...

b. Ngữ tự do

Việc sử dụng ngữ danh từ vào trong ca dao thể hiện tình yêu

thương, tinh thần đạo hiếu tôn sư trọng đạo… làm toát lên tư tưởng

Nho giáo mà tác giả dân gian đã vận dụng vào khiến hình ảnh người

cha, người mẹ, người càng thêm đẹp hơn, hùng vĩ hơn, tình cảm giữa

người với người, trong quan hệ gia đình và ngoài xã hội càng gần gũi

hơn, chân thật hơn.

Mẹ còn là cả trời hoa

Cha còn là cả một tòa kim cương [165, tr.1334]

Đối với ngữ động từ được tác giả dân gian sử dụng khá nhiều vào

trong ca dao nhằm nhấn mạnh hoạt động của các đối tượng trong các

mối quan hệ. Đó là tấm lòng biết ơn, yêu thương, kính trọng của con

cái đối với cha mẹ:

Ba năm bú mớm con thơ

Kể công cha mẹ biết cơ ngần nào! [36, tr.205]

Ngữ tính từ dùng trong ca dao chiếm tỷ trọng thấp nhất so với các

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!