Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ láy trong truyện ngắn của phan thị vàng anh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
NGÔ THỊ NGỌC DIỄM
TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trương Thị Diễm
Người thực hiện
NGÔ THỊ NGỌC DIỄM
Đà Nẵng, tháng 05/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Ngô Thị Ngọc Diễm, sinh viên Lớp 10CVH1, Khoa Ngữ Văn – Trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng xin cam đoan: Những nội dung trong khóa luận tốt
nghiệp này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trương Thị Diễm. Tôi
xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Ngọc Diễm
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu lần này tôi xin gởi lời cảm ơn đến cô
giáo PGS. TS Trương Thị Diễm, người đã chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy (cô) giáo
khoa Ngữ Văn cùng tổ thư viện trường Đại học Sư phạm, thư viện khoa học và tổng
hợp Đà Nẵng, trung tâm thông tin tư liệu Đại học Đà Nẵng và các bạn sinh viên đã
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình viết khóa luận.
Tuy nhiên đề tài nghiên cứu lần này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Kính mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô và các bạn sinh viên để công
trình hoàn chỉnh hơn.
Tác giả khóa luận xin tiếp thu, lĩnh hội những ý kiến quý báu đó. Xin chân
thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Ngọc Diễm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
4.1. Phương pháp thống kê và phân loại.....................................................................5
4.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ ........................................................................6
4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu............................................................................6
5. Bố cục của khóa luận ..............................................................................................6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN.....................................................................................7
1.1. Một số vấn đề chung về từ láy .............................................................................7
1.2. Phân loại từ láy.....................................................................................................9
1.3.Chức năng từ láy .................................................................................................14
1.3.1. Chức năng gợi tả .............................................................................................14
1.3.2. Chức năng biểu cảm........................................................................................15
1.3.3. Chức năng thay thế.........................................................................................17
1.4. Nghĩa của từ láy ................................................................................................17
1.4.1. Nghĩa sắc thái hóa ...........................................................................................17
1.4.2. Nghĩa tổng hợp - khái quát.............................................................................18
1.4.3. Nghĩa của các khuôn vần láy ..........................................................................19
1.5. Vài nét về truyện ngắn và từ láy trong truyện ngắn
của Phan Thị Vàng Anh ............................................................................................20
1.5.1. Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh............................................................20
1.5.2. Từ láy, một trong những phương diện quan trọng góp phần thể hiện nội dung
truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh...............................................................................22
Chương 2 GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA TỪ LÁY TRONG TRUYỆN NGẮN
PHAN THỊ VÀNG ANH ........................................................................................25
2.1. Thống kê và phân loại.......................................................................................25
2.1.1. Thống kê..........................................................................................................25
2.1.2 Phân loại...........................................................................................................28
2.2. Tác dụng biểu hiện của từ láy ............................................................................37
2.2.1. Bức tranh cuộc sống thời hiện đại “dề dà”, “vơ vẩn” và “đơn điệu” ......................37
2.2.2. Chân dung lớp trẻ thời hiện đại bồng bột, “ngông nghênh”
và vô nghĩa ...............................................................................................................44
Chương 3 NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG TỪ LÁY CỦA PHAN THỊ VÀNG ANH ..50
3.1. Biến đổi các yếu tố cấu tạo từ láy ......................................................................50
3.1.1. Biến đổi về mặt ngữ âm và cấu tạo................................................................50
3.1.2. Biến đổi về mặt ý nghĩa .................................................................................56
3.2. Sự kết hợp khéo léo các từ láy trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh ...........59
KẾT LUẬN..............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
PHỤ LỤC HỆ THỐNG TỪ LÁY XUẤT HIỆN TRONG
TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mười năm đầu của thời kì Đổi Mới kể từ cột mốc 1986, văn đàn đã chứng
kiến sự đột khởi của truyện ngắn cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh những
cây bút nữ trưởng thành trong chiến tranh như: Lê Minh, Nguyễn Thị Ngọc Tú,
Nguyễn Thị Như Trang, Lê Minh Khuê… phải kể đến những gương mặt truyện
ngắn tài năng đại diện cho tiếng nói của thế hệ trẻ. Đó là: Nguyễn Thị Thu Huệ, Y
Ban, Lí Lan, Trần Thùy Mai, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc
Tư,… Tất cả đã góp phần vẽ nên diện mạo của nền văn học nữ quyền thời kì mới.
Ngay từ khi xuất hiện với tập truyện ngắn Khi người ta trẻ, Phan Thị Vàng
Anh đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn học mà nhà văn Nguyễn Khải
gọi là “Nguyễn Huy Thiệp mặc váy”. “Phan Thị Vàng Anh đã sớm định hình trong
nền văn học Việt Nam đương đại một cá tính khó lẫn lộn: ngắn gọn, sắc sảo, thâm
thúy và trí tuệ. Chị biết cách “lạ hóa những điều quen thuộc, biết làm da diết những
điều tưởng chừng nhạt nhẽo” [19]. Truyện ngắn miêu tả những sự việc rất nhẹ, rất
khẽ, chớp lại những khoảnh khắc của thực tại, những ấn tượng nội tâm trong những
lát cắt cực mỏng của đời người… nhưng kì thực vĩ thanh của nó thì mênh mang đến
khôn cùng. Khoảng trắng của truyện ngắn để lại là khá lớn. Sự thách đố của thể loại
đòi hỏi người cầm bút phải huy động mọi tinh lực để cô đọng, dồn nén những chi
tiết, sự kiện nhằm thể hiện cái nhìn của mình về cuộc sống.
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là hiện tượng mang tính chất xã hội, là lớp
vỏ vật chất phản ánh trình độ tư duy và là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của
loài người. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, có thanh điệu, không
biến hình vì thế ngôn ngữ Việt có độ mềm mại, uyển chuyển và giàu sức gợi hình
ảnh, âm thanh. Từ láy là một trong những phương thức cơ bản để cấu tạo từ tiếng
Việt. Với sự hài hòa về mặt ngữ âm và giá trị nổi bật về sắc thái nghĩa, từ láy có
một vị trí quan trọng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt.