Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ láy trong thơ chế lan viên.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
TỪ LÁY TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN
Người hướng dẫn:
TS. Lê Đức Luận
Người thực hiện:
Vũ Thị Thúy Nga
Đà Nẵng, tháng 5/2013
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt. Xét từ phương
diện hình thái – cấu trúc cũng như từ mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng học thì láy là một
hiện tượng đa diện và phức tạp nhưng cũng đầy hấp dẫn. Đặc điểm của từ láy là sự
hòa phối âm thanh trong các khuôn hình cấu tạo. Nghĩa của từ láy thiên về giá trị
gợi cảm, tượng thanh, biểu thị những trạng thái nội tâm, hoạt động tinh thần của con
người Việt Nam.
Chính từ những đặc điểm ấy mà từ láy được sử dụng nhiều trong quá trình
sáng tác văn học mà đặc biệt là trong thơ. Có thể nói rằng các tác phẩm văn chương
chính là kho tàng lưu giữ vốn từ láy với những diện mạo khác nhau tùy theo tài
năng của tác giả, tùy theo thể loại và nội dung của mỗi tác phẩm. Vì thế, tiếp nối
một số đề tài khảo sát đặc điểm và tác dụng của từ láy trong tác phẩm văn chương
cổ điển, trung đại, cận đại, thì việc khảo sát từ láy trong thơ Việt Nam hiện đại là
việc làm cần thiết.
Nhắc đến nền văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta lại không thể không nhắc
tới nhà thơ Chế Lan Viên với những vần thơ tài hoa và giàu trí tuệ. Thơ ông là một
minh chứng cho sức nghĩ, sức cảm của một tâm hồn thơ không ngừng tỏa sáng
trong suốt cuộc đời từ những vần thơ tài năng của tuổi mười sáu cho đến những
trang Di cảo cuối đời. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ trong thơ Chế Lan
Viên là một việc làm có ý nghĩa to lớn. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã đề cập
tới ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu về việc sử dụng từ láy trong thơ ông.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Từ láy trong thơ Chế Lan Viên”
để tìm hiểu với hi vọng sẽ góp phần đưa đến cái nhìn toàn diện hơn về giá trị nghệ
thuật ngôn từ mà từ láy tiếng Việt đã đem đến cho thi phẩm của Chế Lan Viên.
2. Lịch sử vấn đề
Trong mấy thập niên vừa qua, từ láy tiếng Việt đã thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Song cũng phải thừa nhận rằng vẫn còn không ít những vấn
đề đang được tranh luận, bàn cãi, chưa có sự hoàn toàn nhất trí giữa các quan niệm
3
của các tác giả. Chúng ta có thể kể tới một số công trình nghiên cứu về từ láy như
sau:
Trong cuốn Hoạt động của từ tiếng Việt, tác giả Đái Xuân Ninh đã chỉ ra lịch
sử phát triển của từ láy tiếng Việt. Tác giả khẳng định: “phép láy từ có một chức
năng quan trọng về mặt tạo từ. Nó đã là một cái sức nội tại lớn lao của tiếng nói để
phát triển về lượng cũng như về chất của từ vựng Việt Nam” [17, tr.205].
Đỗ Hữu Châu với cuốn Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, Các bình diện của
từ và từ tiếng Việt, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt; Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng – Từ
ghép – Đoản ngữ) của Nguyễn Tài Cẩn; Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1) của Diệp
Quang Ban – Hoàng Trung Thông; Ngữ pháp tiếng Việt của Đỗ Thị Kim Liên; cuốn
Từ và vốn từ của tiếng Việt hiện đại của Nguyễn Văn Tu; Hồ Lê với cuốn sách Vấn
đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại. Hầu hết các tác giả đều chú ý nghiên cứu về
các đặc điểm của từ láy như: đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa, giá trị biểu
trưng, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm.
Đặc biệt phải kể đến cuốn Từ điển từ láy tiếng Việt của Hoàng Văn Hành.
Cuốn sách đã giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát về hệ thống từ láy của tiếng Việt.
Đây là công trình đầu tiên thu thập và giải thích hầu hết các từ láy được dùng trong
tiếng Việt bao gồm các từ láy thường dùng, các từ láy cổ, các từ láy có tính chất
phương ngữ, khẩu ngữ và cả các từ láy mới xuất hiện gần đây…, với hơn 5000 đơn
vị định nghĩa và 7000 câu trích dẫn nguyên văn từ các tác phẩm văn học, các báo và
tạp chí minh họa cho cách dùng từ trong thực tế. Ngoài ra, ông còn cung cấp khá
đầy đủ cho người đọc những kiến thức về từ láy, từ việc chỉ ra những cách nhìn
khác nhau đối với hiện tượng láy đến từ láy trong tiếng Việt và cuối cùng đi đến
những kết luận bước đầu về từ láy qua cuốn sách Từ láy trong tiếng Việt.
Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Hành trình
thơ của ông kéo dài hơn nửa thế kỉ với những chặng đường gắn liền từng mốc lịch
sử đặc biệt: trước và sau cách mạng tháng Tám, trong chiến tranh và trong hòa bình.
Ông được mọi người thừa nhận là nhà thơ có năng lực sáng tạo đặc biệt, độc đáo.
Khối lượng tác phẩm mà ông để lại về nhiều thể loại là vô cùng đồ sộ, phong phú,
4
đa dạng nhưng thống nhất về quan niệm, tạo thành một thi pháp, một phong cách
riêng. Vì vậy, có rất nhiều những công trình đã nghiên cứu về Chế Lan Viên và thơ
ông. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
Cuốn sách Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm do Vũ Tuấn Anh tuyển chọn
đã tập hợp được nhiều bài nghiên cứu, phê bình, tư liệu, hồi ức… về cuộc đời, sự
nghiệp, phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên. Trong tất cả các bài viết, các
công trình nghiên cứu thơ Chế Lan Viên mà Vũ Tuấn Anh tuyển chọn đưa vào cuốn
sách này tuy chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về từ láy trong thơ Chế Lan
Viên nhưng xét về mặt ngôn ngữ nói chung thì các bài viết đều có đề cập đến đặc
điểm ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên. Và có thể thấy một cách khái quát là các nhận
định của các tác giả về ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên cơ bản gặp nhau ở chỗ là khẳng
định câu thơ Chế Lan Viên có cái trùng điệp của một đội quân ngôn ngữ, tạo nên
một nét độc đáo trong phong cách của Chế Lan Viên.
Hồ Thế Hà với Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (chuyên luận) đã đi sâu
vào quan niệm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên, tính triết lý sâu sắc, không gian và
thời gian nghệ thuật, phương thức thể hiện và thể loại thơ của Chế Lan Viên. Ông
chứng mình rằng: “Hành trình thơ Chế Lan Viên là một quá trình phát triển liên tục
trên cở sở có biến đổi, kế thừa; có phủ định nhưng vân động biện chứng; có sáng
tạo bổ sung. Và ở giai đoạn nào, ông cũng đạt trình độ đỉnh cao. Quá trình lặp lại
những yếu tố thi pháp ổn định bên cạnh những yêu tố thi pháp mới đã làm cho thế
giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên luôn luôn sinh động” [9, tr.10].
Trong cuốn Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên, tác giả Đoàn Trọng Huy đã
nghiên cứu về quan niệm nghệ thuật và đặc sắc của tư duy thơ, về hình ảnh, ngôn
ngữ, thể loại thơ của Chế Lan Viên.Và có thể nói đây là một công trình đã đề cập
đến ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên ở diện sâu và rộng hơn cả. Đoàn Trọng Huy nhận
xét. Tác giả đã chỉ ra ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên nổi bật có ba nét đặc sắc: mật độ
tu từ đậm đặc; chất duy lí sắc sảo; tính thời sự thời đại”.
5
Trong cuốn Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, tác giả Nguyễn Bá
Thành đã đi sâu vào nghiên cứu phong cách suy tưởng triết lý của Chế Lan Viên với
đối tượng là toàn bộ sự nghiệp thi ca của Chế Lan Viên từ Điêu tàn đến Di cảo thơ.
Qua các công trình tiêu biểu nghiên cứu về từ láy và thơ Chế Lan Viên kể trên,
chúng ta có thể thấy việc nghiên cứu về từ láy và đặc biệt là từ láy trong thơ ông là
một việc làm cần thiết và cần được đào sâu hơn nữa để góp phần làm sáng rõ hơn
về giá trị ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên. Hơn nữa cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nghiên cứu chuyên biệt nào về từ láy trong thơ ca của tác giả này. Vì vậy, dựa
trên sự tiếp thu những ý kiến nhận xét đánh giá của các nhà phê bình, nghiên cứu đi
trước về thơ Chế Lan Viên, chúng tôi xem đó là cơ sở để đi vào tìm hiểu và làm rõ
hơn cho đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Từ láy trong thơ Chế Lan Viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu và phân loại từ láy ở đặc điểm cấu
tạo, ngữ pháp, ngữ nghĩa và giá trị sử dụng của chúng trong các tập thơ: Điêu tàn
(1937), Sau điêu tàn (1937 - 1947), Gửi các anh (1950 - 1959), Ánh sáng và phù sa
(1955 - 1960), Hoa ngày thường – Chim báo bão (1961 - 1967), Những bài thơ
đánh giặc (1970 - 1972), Đối thoại mới (1967 - 1973), Hoa trước lăng Người (1954
- 1976), Hái theo mùa (1973 - 1977), Hoa trên đá 1(1977 – 1984), Ta gửi cho mình
(1980 - 1985).
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích ngôn từ.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
5. Bố cục khóa luận
6
Trong khóa luận này ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung
chúng tôi chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề liên quan
Chương 2: Khảo sát, thống kê, phân loại từ láy trong thơ Chế Lan Viên
Chương 3: Hiệu quả nghệ thuật của từ láy trong thơ Chế Lan Viên
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
1.1. Khái quát chung về từ tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm từ
Theo ý kiến của các nhà ngôn ngữ thì từ vựng gồm những đơn vị từ hiển
nhiên, thực tại có hai mặt hình thức và nội dung, lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ
và nhỏ nhất trong cấu tạo câu. Nhờ những đơn vị này mà ngôn ngữ thực hiện được
chức năng giao tiếp và tư duy thông qua các thao tác kết hợp chúng với nhau. Vì
vậy từ là một đơn vị cơ bản của ngôn ngữ.
Khái niệm về từ đầu tiên do các nhà nghiên cứu của ngôn ngữ Ấn – Âu đưa ra.
Họ nhận thức từ như một cái gì có sẵn, thực hiện một chức năng cụ thể. Từ đó, họ
đưa ra định nghĩa từ cũng như đặc điểm của từ và lấy đó làm căn cứ để xem xét đến
từ trong các ngôn ngữ khác. Thế nhưng, khi đem định nghĩa đó áp dụng vào tiếng
Việt thì không phù hợp vì từ trong tiếng Việt không biến hình, có hiện tượng từ
trùng hình vị và nhiều từ ghép có mô hình giống kết cấu tự do. Vì hệ thống ngôn
ngữ trên thế giới rất đa dạng và phong phú, mỗi ngôn ngữ khác nhau có hình thức
ngữ âm và hình thức ngữ pháp của từ khác nhau nên đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa chung nhất về từ mà chỉ có thể tìm thấy những thuộc tính, bản chất chung cho
từ trong mọi ngôn ngữ.
Đối với từ tiếng Việt cho đến nay cũng chưa có một định nghĩa nào chung
nhất, mà các nhà ngôn ngữ vẫn có những định nghĩa về từ khác nhau:
Theo Hồ Lê: “Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện
thực hoặc chức năng mô phỏng tiếng động có khả năng kết hợp tự do, có tính vững
chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa” [14, tr.104].
Đỗ Hữu Châu lại cho rằng: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố
định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức hoặc một kiểu
8
cấu tạo nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất
trong từ vựng và nhỏ nhất để cấu tạo câu” [4, tr.28].
Còn Đỗ Thị Kim Liên cho rằng: “Từ là một đơn vị của ngôn ngữ, gồm một
hoặc một âm tiết có nghĩa nhỏ nhất, có cấu tạo hoàn chỉnh và vận dụng tự do để tạo
nên câu” [15, tr.18].
Trên đây là những định nghĩa của các nhà nghiên cứu được coi là những định
nghĩa đầy đủ nhất, khái quát nhất về từ tiếng Việt, nêu bật được những đặc điểm cơ
bản của từ tiếng Việt mà chúng tôi đã tìm hiểu được. Chúng tôi lấy đó làm cơ sở
quan trọng để xác định các kiểu từ tiếng Việt.
1.1.2. Các kiểu từ tiếng Việt
Việc phân loại từ về mặt cấu tạo là một việc làm được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Với luận văn này, chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu về cấu tạo từ của
Đỗ Thị Kim Liên để tìm hiểu từ tiếng Việt dưới hai kiểu: từ đơn và từ phức.
1.1.2.1. Từ đơn
“Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Đa số từ đơn tiếng Việt là từ đơn
đơn âm” [15, tr.31].
Ví dụ:
cha, mẹ, sông, núi, bàn, ghế…
đi, đứng, buồn, thương, mong…
đẹp, xấu, xanh, đỏ, trắng,…
đã, sẽ, đang, còn, vẫn, cứ, lại…
ôi, hả, hở, ái, nhé…
một, hai, ba, bốn, năm…
“Từ đơn đa âm: gồm những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài, chưa thuần hóa
theo cấu tạo âm tiết tiếng Việt mà vẫn giữa nguyên theo cách phát âm của nước đó”
[15, tr.32].
Ví dụ: Maxcơva, photocopy, Pênixilin,… Hoặc những từ gốc thuần Việt
nhưng mỗi âm tiết đều không mang nghĩa. Ví dụ: bồ hóng, bồ hòn, thắc mắc, bù
nhìn, bồ kết…