Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ láy trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––
Khambang THIPPASONE
TỪ LÁY TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã ngành: 8.22.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
THÁI NGUYÊN- 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của
giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hà và sự giúp đỡ của các thầy, cô
giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Các kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và nội dung này chưa từng được
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đó.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn
Khambang THIPPASONE
Xác nhận
của khoa chuyên môn
Xác nhận
của người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Hà - người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ, giảng viên khoa Ngữ văn,
phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận
tình và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý quý
báu của Hội đồng khoa học giúp em hoàn thiện hơn luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn
Khambang THIPPASONE
5
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt. Đó là phương thức
lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình vị gốc theo những quy tắc nhất định. Từ láy là sự
hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố tương ứng của các âm tiết; đó là sự hòa phối ngữ
âm có tác dụng biểu trưng hóa. Vì thế, nội dung ngữ nghĩa được chứa đựng trong
mỗi từ láy, bên cạnh những đặc điểm vốn có như bao từ khác thì nó còn có những
đặc điểm rất riêng.
2. Vũ Trọng Phụng được biết đến là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của
Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Vũ Trọng Phụng là tác giả có văn nghiệp khá đồ
sộ. Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi (27 năm), nhưng trong quãng thời gian cầm bút,
ông đã để lại nhiều tác phẩm xuất sắc ở nhiều thể loại khác nhau, mà nổi bật
hơn cả là tiểu thuyết và phóng sự. Lưu Trọng Lư nhận xét về con người Vũ
Trọng Phụng: “Trên trang viết Vũ Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong
cuộc đời Vũ Trọng Phụng càng chân thành bấy nhiêu. Con người ấy không giết
quá một con muỗi. Nhưng thật kì diệu, văn chương của con người ấy làm cho
kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh”.
3. “Số đỏ” là tiểu thuyết tập trung đề cập và phê phán tầng lớp tiểu tư sản
Hà Thành đầu thế kỉ XX. Từ những bước tiến đáng kinh ngạc của Xuân Tóc Đỏ -
một thằng lưu manh đầu đường, câu chuyện đã chuyển hướng nói về “tấn trò đời”
của những diễn viên đại tài, những tri thức của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc,
như bà Phó Đoan, cụ cố Hồng, cô Tuyết, nhà mỹ thuật TYPN, ông đốc tờ Trực
Ngôn,… Họ diễn trong cuộc sống, diễn với những người thân, và diễn cả với
chính bản thân mình. Họ nói chuyện với nhau thật văn hoa “một cách liến thoắng,
trôi chảy như nước suối, sốt sắng như những người không thành thực chút nào
cả”, mà người nghe thì “tuy chẳng hiểu cái quái gì, nhưng cũng thấy êm tai, và
nhất là sung sướng.” Bấy nhiêu con người góp mặt trong một bức tranh hết sức
7
chân thật về cuộc sống của lớp thị dân Việt Nam, quay cuồng trong cái công cuộc
"cách tân", "âu hóa".
Vì những lí do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Từ láy trong Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng” để tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn về sự phát triển
của ngôn ngữ văn học, về sự phong phú, đa dạng và khả năng biểu đạt tinh tế,
chính xác, linh hoạt của các lớp từ láy tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Trong ngôn ngữ học, nghiên cứu về từ láy phải kể đến một số nhà
ngôn ngữ học như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Hoàng Văn
Hành, Đái Xuân Ninh, Hà Quang Năng, Hoàng Cao Cương, Diệp Quang
Ban, Nguyễn Thiện Giáp, Phi Tuyết Hinh, Đào Thản, Nguyễn Thị Hai, Hữu
Đạt, Nguyễn Đức Tồn… Những công trình của các tác giả đã chú ý đến đặc
điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, giá trị biểu trưng, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh,
giá trị biểu cảm của từ láy.
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: các sách nghiên cứu về
tiếng Việt trong đó có từ láy, những chuyên luận về từ láy các tác phẩm là các
bài nghiên cứu trên các tạp chí. Có thể kể đến như: Từ láy trong tiếng Việt của
Hoàng Văn Hành Nxb Khoa học Xã hội, 1985. Về một hiện tượng láy trong
tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, đăng trong tạp chí ngôn ngữ số 2, 1979. Vấn
đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại của Hồ Lê, Nxb Khoa học Xã hội, 1976.
Về từ lấp láy của văn học thế kỷ XVII đăng trong cuốn “Giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt về mặt từ ngữ”, tập 2 Nxb Khoa học Xã hội 1981, Vấn đề từ láy
trong tiếng Việt của Hà Quang Năng in trong Từ láy những vấn đề còn bỏ ngỏ,
Nxb Khoa học Xã hội, 1998… Cũng có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề từ
láy trong các tác phẩm văn học Việt Nam như: “Hệ thống từ láy tiếng Việt
trong một số khúc ngâm thế kỷ XIX” luận văn thạc sĩ ngữ văn của Nguyễn Thị
Hường Đại học Sư phạm Hà Nội (2004), “Từ láy trong thơ văn Nguyễn Đình
8
Chiểu” - luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học của Hoàng Thị Lan (Trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên, 2009)…
Nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm của ông, chúng ta có
thể kể đến một số công trình như “Đánh giá lại Số đỏ” - Phan Cự Đệ,
năm 1989; “Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng” của Hà Bình Trị
trên Tạp chí Văn học số 3, 1990; “Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số
đỏ” của Hoàng Ngọc Hiến, 1990; “Nhân vật Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng”
bài của Hà Minh Đức, 1998; “Cái nhìn bi quan mang nghĩa cảnh tỉnh” của
Vương Trí Nhàn, 1999; “Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt
Nam” của Peter Zinoman, 2002, Vũ Trọng Phụng - Về tác gia và tác phẩm
(NXB Giáo dục, 2003); Mấy suy nghĩ từ cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng
Phụng của Nguyễn Đăng Mạnh (Tạp chí Sông Hương, số 250, tháng 12 năm
2009), “Số đỏ” và “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng: Từ tác phẩm văn
học đến tác phẩm sân khấu, luận văn thạc sĩ của Phạm Thụy Ngọc Quỳnh,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012; Thi pháp tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thanh (NXB Văn học, 2013); Tiếp cận thế
giới nhân vật Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn phân tâm học của Nguyễn Thị
Thương, luận văn thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam hiện đại, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, 2014; Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm vượt thời gian
(NXB Văn học, 2019)…
Qua các công trình tiêu biểu nói trên cũng như một số chuyên luận khảo
cứu sau đó cho chúng ta thấy việc nghiên cứu Vũ Trọng Phụng đã ngày càng
được mở rộng và đào sâu trên cơ sở tư liệu về nhiều mặt. Tuy nhiên, đến nay
vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về từ láy trong tác phẩm Số đỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ đặc điểm của từ láy trong tác
phẩm Số đỏ trên các phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa, ngữ pháp; đồng thời phân