Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ láy trong " Thời xa vắng" của Lê Lựu
MIỄN PHÍ
Số trang
104
Kích thước
690.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1676

Từ láy trong " Thời xa vắng" của Lê Lựu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HÀ THỊ CHUYÊN

TỪ LÁY TRONG “THỜI XA VẮNG” CỦA LÊ LỰU

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 60220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM VĂN HẢO

THÁI NGUYÊN - 2013

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số

liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong

luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn

Hà Thị Chuyên

iii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo

PGS. TS Phạm Văn Hảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện

để tác giả hoàn thành luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn,

khoa Sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều

kiện giúp đỡ tác giả nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi

hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Tác giả

Hà Thị Chuyên

iv

MỤC LỤC

Trang bìa phụ .....................................................................................................i

Lời cam đoan.....................................................................................................ii

Lời cảm ơn .......................................................................................................iii

Mục lục.............................................................................................................iv

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

NỘI DUNG....................................................................................................... 7

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN .......... 7

1.1. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt................................................ 7

1.1.1. Phương thức ghép ........................................................................... 7

1.1.2. Phương thức láy .............................................................................. 8

1.2. Từ láy tiếng Việt .................................................................................... 9

1.2.1. Đặc điểm hình thức ......................................................................... 9

1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa ...................................................................... 13

1.2.3. Nhận diện từ láy và sáng tạo từ láy............................................... 17

1.3. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lê Lựu .................................. 19

1.3.1. Con người và cuộc đời .................................................................. 19

1.3.2. Sự nghiệp văn chương................................................................... 21

1.3.3. Tác phẩm “Thời xa vắng" ............................................................. 23

1.4. Tiểu kết chương 1 ................................................................................ 24

Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG "THỜI XA VẮNG" CỦA LÊ

LỰU ................................................................................................................ 25

2.1. Thống kê từ láy trong “Thời xa vắng” của Lê Lựu ............................. 25

2.2. Những từ láy Lê Lựu sử dụng.............................................................. 26

2.2.1. Về cấu tạo...................................................................................... 26

2.2.2. Về ngữ nghĩa ................................................................................. 33

2.3. Những từ láy do Lê Lựu sáng tạo ........................................................ 41

2.3.1. Số lượng ........................................................................................ 41

v

2.3.2. Cách tạo đơn vị ............................................................................. 42

2.4. Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 47

Chƣơng 3: GIÁ TRỊ TỪ LÁY TRONG "THỜI XA VẮNG" CỦA LÊ

LỰU ................................................................................................................ 49

3.1. Dẫn nhập .............................................................................................. 49

3.2. Giá trị của từ láy Lê Lựu sử dụng ........................................................ 49

3.2.1. Giá trị của từ láy trong miêu tả ..................................................... 49

3.2.2. Giá trị biểu cảm của từ láy ............................................................ 67

3.2.3. Giá trị của từ láy trong thể hiện phong cách nghệ thuật............... 75

3.3. Giá trị của từ láy do Lê Lựu sáng tạo................................................... 79

3.3.1. Giá trị của từ láy trong cảm nhận về không gian.......................... 79

3.3.2. Giá trị của từ láy trong cảm nhận về âm thanh ............................. 81

3.3.3. Giá trị của từ láy trong cảm nhận về con người............................ 83

3.4. Tiểu kết chương 3 ................................................................................ 85

KẾT LUẬN .................................................................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng nhất của con

người. Nó gồm hệ thống từ và các quy tắc kết hợp chúng. Trong đó từ có vai

quan trọng hơn cả bởi nó là phương tiện để trao đổi tư tưởng, tình cảm. Từ

không chỉ có vai trò quan trọng trong giao tiếp mà nó còn là chất liệu để nhà

văn sáng tạo nên các phẩm nghệ thuật. Do vậy khi sáng tác, các nhà văn, nhà

thơ đều rất chú trọng trong việc lựa chọn từ, thậm chí đắn đo cân nhắc kĩ

lưỡng trước khi quyết định dùng một từ nào đó. Giá trị cũng như sức sống của

một tác phẩm có thể tồn tại được với thời gian hay không một phần phụ thuộc

vào khả năng lựa chọn và tổ chức từ ngữ của tác giả.

1.2. Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt, nó

giúp sản sinh ra một khối lượng từ khá lớn bổ sung vào vốn từ vựng. Chính vì

vậy, từ láy tiếng Việt lâu nay đã và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của

nhiều nhà nghiên cứu. Đối với các sáng tác văn chương, giá trị của từ láy

được thể hiện ở giá trị tượng thanh, tượng hình cũng như giá trị biểu cảm. Vì

vậy khi nói về tác dụng của từ láy Đỗ Hữu Châu có nhận định “Mỗi từ láy là

một nốt nhạc về âm thanh chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của

các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác…làm theo những ấn

tượng chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự

vật, hiện tượng đủ sức thông qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của

người nghe mà tác động mạnh mẽ đến họ…” [6, tr. 54]. Như vậy có thể thấy từ

láy là một công cụ đặc biệt của nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác. Việc

tìm hiểu từ láy trong các tác phẩm trữ tình đã được nhiều nhà nghiên cứu quan

tâm và thông qua các công trình nghiên cứu một lần nữa đã khẳng định vai trò

quan trọng của từ láy. Tuy nhiên văn học bên cạnh thể loại trữ tình chúng ta

còn phải kể tới thể loại tự sự mặc dù giá trị của từ láy sẽ không lớn như trong

2

thể loại trữ tình. Nhưng nó cũng có những vai trò nhất định trong tác phẩm và

góp một phần không nhỏ đem lại tiếng nói riêng của một nhà văn.

1.3. Thời xa vắng là tác phẩm tiêu biểu đánh dấu tên tuổi của Lê Lựu

trong làng văn Việt Nam hiện đại, mở đầu cho khuynh hướng nhận thức lại

hiện thực của văn học Việt Nam sau 1975. Với cái nhìn thế sự, nhà văn đã

phản ánh chân thực hình ảnh người lính ở hai mảng đời sống: chiến tranh và

hòa bình, với tất cả sự vênh lệch của số phận, tình yêu, hạnh phúc. Có thể nói

Thời xa vắng là một trong những tác phẩm đầu tiên mang trong mình dấu hiệu

của đổi mới văn học.

1.4. Với mong muốn khảo sát đặc điểm và giá trị của lớp từ láy trong

thể loại tự sự, chúng tôi chọn Từ láy trong “Thời xa vắng” của Lê Lựu làm đề

tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Thông qua nghiên cứu Từ láy trong

“Thời xa vắng” của Lê Lựu chúng tôi hi vọng sẽ đem đếm một cái nhìn toàn

diện hơn về tác phẩm Thời xa vắng và qua đó phần nào thấy được phong cách

của nhà văn Lê Lựu.

2. Lịch sử vấn đề

Trong vốn từ vựng tiếng Việt từ láy có một vị trí không thể phủ định vì

vậy từ láy đã và đang được nhiều học giả quan tâm. Sức hấp dẫn của từ láy

thể hiện qua số lượng công trình nghiên cứu và các tác giả nghiên cứu là khá

lớn. Các công trình nghiên cứu về từ láy chúng ta có thể tạm chia thành hai

nhóm chính.

- Các công trình nghiên cứu về từ láy:

Khi nói tới nghiên cứu về từ láy tiếng Việt chúng ta phải kể đến các

tác giả tiêu biểu như: Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Tuệ, Hoàng

Văn Hành, Đái Xuân Ninh, Hà Quang Năng, Hoàng Cao Cương, Nguyễn

Thiện Giáp, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thị Hai, Phi Tuyết Hinh, Đào Thản,

Hữu Đạt…

3

Những công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: các sách nghiên cứu

về tiếng Việt trong đó có từ láy, những chuyên luận về từ láy các tác phẩm là

các bài nghiên cứu trên các tạp trí ví dụ như: Trường từ vựng ngữ nghĩa và

việc dùng từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật của Đỗ Hữu Châu đăng trong tạp

chí ngôn ngữ số 3, 1974. Từ láy trong tiếng Việt và sự cần thiết phải nhận

diện nó của Phan Văn Hoàng đăng trong tạp chí ngôn ngữ số 4, 1985. Cách

xử lí những hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ của Đỗ Hữu Châu in trong

tạp chí ngôn ngữ số 1, 1971. Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại của Hồ

Lê, Nxb Khoa học Xã hội, 1976. Từ láy trong tiếng Vỉệt của Hoàng Văn Hành

Nxb Khoa học Xã hội, 1985. Về một hiện tượng láy trong tiếng Việt của

Hoàng Văn Hành đăng trong tạp chí ngôn ngữ số 2, 1979. Về từ lấp láy của

văn học thế kỷ XVII đăng trong cuốn “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về

mặt từ ngữ”, tập 2 Nxb Khoa học Xã hội, 1981. Vấn đề từ láy trong tiếng Việt

của Hà Quang Năng in trong từ láy những vấn đề còn bỏ ngỏ, Nxb Khoa học

Xã hội, 1988… Như vậy chúng ta có thể thấy rằng số lượng công trình nghiên

cứu về từ láy tiếng Việt là khá lớn. Nhưng tựu chung lại các nhà nghiên cứu

đều đề cập tới đặc trưng của từ láy ở các mức độ khác nhau như: cơ trình cấu

tạo, đặc trưng ngữ nhĩa, giá trị biểu cảm.

- Các công trình nghiên cứu về vài trò của từ láy trong tác phẩm cụ thể:

Trong điều kiện những tư liệu có được chúng tôi nhận thấy đã có nhiều

tác giả chú ý tới đề tài nghiên cứu từ láy trong các tác phẩm văn học Việt

Nam như: “Hệ thống từ láy tiếng Việt trong một số khúc ngâm thế kỉ XIX”

luận văn thạc sĩ ngữ văn của Nguyễn Thị Hường Đại học sư phạm Thái

Nguyên (2004), “Tìm hiểu giá trị của từ láy trong sử dụng (Khảo sát qua thơ

Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương)” luận văn thạc sĩ ngữ văn của

Nguyễn Thị Thu Hương Đại học sư phạm Hà Nội, “Từ láy trong thơ văn

Nguyễn Đình Chiểu” luận văn thạc sĩ khoa ngôn ngữ của Hoàng Thị Lan Đại

học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, “Vai trò của từ láy trong một số tác phẩm

4

văn chương” luận văn thạc sĩ khoa ngôn ngữ của Nguyễn Thị Thanh Hoà - Đại

học sư phạm- Đại học Thái Nguyên, khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Kim

Loan – Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư…

Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả đều chỉ ra giá trị gợi

hình, gợi cảm, tạo âm hưởng của từ láy song chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức

độ khái quát.

Như vậy có thể thấy vai trò của từ láy trong văn chương đã và đang là

mảnh đất màu mỡ thu hút sự quan tâm của các học giả. Tuy nhiên những

đóng góp trong nghiên cứu từ láy hầu như chỉ tập trung ở thể loại trữ tình còn

thể loại tự sự đây vẫn là một vấn đề mới mẻ. Vì vậy với những tài liệu thu

thập được cùng với sự hướng dẫn của PGS. TS Phạm Văn Hảo, chúng tôi

mạnh dạn đi sâu tìm hiểu vấn đề Từ láy trong “Thời xa vắng” của Lê Lựu để

giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm Thời xa vắng cũng như

đóng góp và vị trí của Lê Lựu đối với nền văn học nước nhà, đồng thời bước

đầu tìm hiểu vai trò, tác dụng của từ láy trong tác phẩm tự sự.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là từ láy trong Thời xa vắng

của Lê Lựu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các đặc điểm từ láy Lê Lựu sử dụng và

những từ láy do nhà văn sáng tạo ở các mặt cấu trúc, ngữ nghĩa và giá trị sử

dụng của chúng trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu.

4. Mục đích nghiên cứu

- Điều tra khảo sát thống kê, phân loại từ láy trong tác phẩm Thời xa

vắng của Lê Lựu.

5

- Khảo sát nghiên cứu đặc điểm từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng của

Lê Lựu về các phương diện cấu tạo, đặc điểm ngữ pháp và đặc trưng ngữ nghĩa.

- Bước đầu phân tích làm sáng tỏ vai trò, giá trị của từ láy trong tác

phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu trong việc xây dựng các chi tiết nghệ thuật,

gợi tả tâm trạng, thái độ của nhân vật, giọng điệu nghệ thuật. Trên cơ sở đó

rút ra một số nhận xét về nét đặc sắc của từ láy trong văn xuôi Lê Lựu.

- Đóng góp bước đầu cho việc tìm hiểu tác giả, tác phẩm văn chương

Thời xa vắng của Lê Lựu

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:

5.1. Phương pháp thống kê, phân loại

Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để cung cấp những số liệu thống

kê chính xác về từ láy tạo cơ sở thực tế đáng tin cậy để từ đó đưa ra những

nghiên cứu tiếp theo. Sử dụng phương pháp này chúng tôi đưa ra nhưng con số

thống kê về từ láy trong toàn bộ tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu, phân loại

chúng về kiểu láy, tần số xuất hiện, khả năng biểu đạt giá trị nội dung của chúng.

5.2. Phương pháp phân tích ngôn từ nghệ thuật

Đây là phương pháp xuyên suốt luận văn. Chúng tôi sẽ trực tiếp phân

tích các từ láy thể hiện trong các câu, đoạn văn. Khi nhận xét, đánh giá về từ

láy chúng tôi đồng thời đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh về

những đặc điểm và giá trị của từ láy trong tác phẩm Thời xa vắng của Lê Lựu.

6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lí luận

Luận văn góp phần tìm hiểu thêm về từ láy tiếng Việt. Đây cũng là lớp

từ đặc biệt quan trọng được sử dụng nhiều trong ngôn từ nghệ thuật, tạo nên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!