Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nhất Linh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
TƢ DUY NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 822.0121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Hạnh
Thái Nguyên - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Vũ Thị Hạnh. Các kết quả trong luận văn là trung thực và
chƣa từng đƣợc công bố trông bất cứ công trình nào.
Thái Nguyên, Tháng năm 2021
Tác giải luận văn
Nguyễn Thị Huyền Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Vũ Thị Hạnh, ngƣời đã tận
tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và cán bộ
trong khoa Báo chí truyền thông và Văn học đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin giử lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những ngƣời
đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Thái Nguyên, Tháng năm 2021
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Huyền Trang
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 8
4. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 9
6. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................ 10
7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 10
NỘI DUNG ......................................................................................................... 11
CHƢƠNG 1. TƢ DUY NGHỆ THUẬT VÀ TƢ DUY NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH................................................................... 11
1.1. Tổng quan về tƣ duy nghệ thuật................................................................... 11
1.1.1. Tƣ duy và những khái niệm gần nghĩa .................................................. 11
1.1.2. Tƣ duy nghệ thuật.................................................................................. 12
1.1.3. Tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết................................................................ 14
1.2. Nhất Linh trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại............................ 17
1.2.1. Nhất Linh - cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng .................................... 17
1.2.2. Tiểu thuyết của Nhất Linh trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.. 20
1.3. Quan niệm nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nhất Linh............................... 27
1.3.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nhất Linh.............................. 27
1.3.2. Quan niệm về thể loại của Nhất Linh .................................................... 32
CHƢƠNG 2 HÌNH TƢỢNG THẨM MĨ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT
LINH ................................................................................................................... 37
2.1. Hình tƣợng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh ................................. 37
2.1.1. Hình tƣợng nhân vật đại diện luân lý và đạo đức phong kiến............... 37
2.1.2. Hình tƣợng nhân vật đại diện cho tầng lớp tri thức mới ....................... 44
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ..................................................................... 53
2.2.1. Miêu tả ngoại hình và tính cách nhân vật.............................................. 53
2.2.2. Miêu tả tâm lý nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm ..................... 57
iv
2.2.3. Miêu tả tâm lý, tính cách qua các xung đột........................................... 60
CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
NHẤT LINH........................................................................................................ 64
3.1. Đa dạng hóa các hình thức kết cấu............................................................... 64
3.1.1. Kết cấu luận đề ...................................................................................... 64
3.1.2. Kết cấu tâm lý........................................................................................ 69
3.1.3. Kết cấu đa tuyến .................................................................................... 73
3.2. Ngôn ngữ...................................................................................................... 75
3.2.1. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, giàu âm thanh và hình ảnh ......................... 76
3.2.2. Ngôn ngữ ngắn gọn, mạch lạc, trong sáng ............................................ 78
3.2.3. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm................................................................. 81
3.3. Giọng điệu giàu sắc thái thẩm mĩ................................................................. 84
3.3.1. Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm, suy tƣ ............................................. 84
3.3.2. Giọng điệu trữ tình sâu lắng .................................................................. 87
3.3.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm............................................................ 89
KẾT LUẬN......................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 94
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tƣ duy nghệ thuật là một dạng hoạt động trí tuệ của ngƣời nghệ sĩ
nhằm hƣớng tới quá trình sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm văn học nghệ thuật. Tƣ
duy nghệ thuật phản ánh sự khái quát hóa hiện thực thế giới xung quanh con
ngƣời, giúp con ngƣời bộc lộ những tƣ tƣởng, suy nghĩ, cảm xúc thông qua
những phƣơng thức diễn đạt để tạo ra những sản phẩm nghệ thuật khác nhau.
Mỗi một hình thức nghệ thuật đều là sản phẩm trong quá trình tƣ duy nghệ thuật
của ngƣời nghệ sĩ.
Tƣ duy nghệ thuật đƣợc thể hiện thông qua sự cắt nghĩa, lý giải của nhà
văn về nhân sinh quan, thế giới quan và nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật
đều thể hiện rõ quan niệm của ngƣời nghệ sĩ, tƣ tƣởng thẩm mĩ cũng nhƣ sự lựa
chọn các phƣơng tiện nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật còn là cầu nối giữa ngƣời
nghệ sĩ với ngƣời thƣởng thức. Thông qua một tác phẩm, ngƣời thƣởng thức có
thể cảm nhận đƣợc hết những nội dung, ý nghĩa, tƣ tƣởng mà ngƣời nghệ sĩ
muốn đề cập đến.
Vì thế, nghiên cứu về tƣ duy nghệ thuật trong sáng tác của một tác giả
không chỉ góp phần giúp ngƣời đọc chiếm lĩnh thế giới tác phẩm một cách trọn
vẹn hơn, tìm ra sự chi phối của thế giới quan, nhân sinh quan từ tác giả đến tác
phẩm, chỉ ra mạch nối trong việc xây dựng các hình tƣợng thẩm mĩ, lựa chọn
phƣơng thức biểu đạt,… Điều đó đã khiến cho việc nghiên cứu về tƣ duy nghệ
thuật trở thành một hƣớng đi có nhiều triển vọng trong việc nghiên cứu các tác
phẩm văn học.
1.2. Nói đến tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, chúng ta không thể không nói
đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn - một tổ chức văn học do Nhất Linh khởi
xƣớng. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là một thành tựu nghệ thuật của văn học
Việt Nam trong thời kỳ 1930-1945. Các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn
không chỉ sáng tác mà còn phê bình, đƣa ra những ý kiến trình bày quan niệm
của mình xoay quanh vấn đề nghệ thuật tiểu thuyết. Lịch sử văn học Việt Nam
2
ghi nhận Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhƣng là nhóm quan
trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại. Để Tự lực văn
đoàn có một vị thế quan trọng nhƣ vậy, chúng ta không thể không nhắc đến vai
trò Nhất Linh, ngƣời khởi xƣớng cũng nhƣ ngƣời lãnh đạo duy trì hoạt động của
tổ chức trong khoảng một thập kỉ qua.
1.3. Cho đến nay, lịch sử nghiên cứu về Nhất Linh đã có khá nhiều những
công trình nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chuyên
sâu về tiểu thuyết của Nhất Linh dƣới góc nhìn tƣ duy nghệ thuật vẫn là một đề
tài mới. Chính điều đó khiến chúng tôi chọn đề tài Tƣ duy nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Nhất Linh để thực hiện luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Với vai trò trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn, các tài liệu nghiên cứu về
Nhất Linh đến nay tƣơng đối phong phú. Ngay từ khi mới thành lập nhóm Tự
lực văn đoàn, đã có nhiều bài phê bình đƣợc đăng trên báo, tạp chí, sách nghiên
cứu, công trình biên soạn, luận án, luận văn, các bài viết xoay quanh con ngƣời,
sự nghiệp của Nhất Linh cũng nhƣ đóng góp của ông đối với Tự lực văn đoàn và
văn học hiện đại Việt Nam.
Giai đoạn trước năm 1945
Đây là giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh cũng
nhƣ nhóm Tự lực văn đoàn xuất hiện với nhiều công trình nghiên cứu về tác giả,
tác phẩm trong nhóm Tự lực văn đoàn. Nhất Linh là ngƣời sáng lập ra nhóm Tự
lực văn đoàn - một hiện tƣợng văn học tiêu biểu, có sức ảnh hƣởng rất lớn tới
đời sống văn chƣơng những năm 1930. Bởi sức ảnh hƣởng mạnh mẽ, cùng với
đó là những đổi mới trên nhiều phƣơng diện nên những sáng tác của Tự lực văn
đoàn nói chung và của Nhất Linh nói riêng đã có một sức hấp dẫn rất lớn đối với
độc giả cũng nhƣ giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Trƣơng Chính là ngƣời đã ủng hộ những vấn đề mới mẻ đặt ra trong tác
phẩm của các nhà văn Tự lực văn đoàn. Tác giả đã nhận định: “Đoạn tuyệt vẫn
là một kiệt tác trong văn chƣơng Việt Nam. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có một giá
3
trị xã hội. Nó còn có một giá trị tâm lý không ai chối cãi đƣợc” [24, tr. 302];
“Đời mưa gió là một kiệt tác, dẫu nhiều ngƣời đã dựa vào luân lý, dựa vào đạo
đức, tìm cớ kết án nó” [24, tr. 333]. Những đánh giá, nhận định của ông phù hợp
với sự cách tân, tiếp nhận cái mới, đả phá cái cũ, lỗi thời, các trật tự đạo đức,
chống lễ giáo phong kiến, coi trọng con ngƣời cá nhân, những quan niệm mới,
đồng thuận với những mẫu ngƣời trẻ trung tân thời.
Bạch Năng Thi đã dành cho Nhất Linh những nhận xét hết sức chân thực:
“Trong Tự lực văn đoàn, nghệ thuật của Nhất Linh vững vàng nhất. Trƣớc hết là do
tác giả có ý thức đấu tranh bằng văn nghệ cho những quan điểm xã hội của mình.
Hai là do ngƣời viết chủ động khi cầm bút, lối văn ngắn ngọn, chính xác, vừa giản
dị, vừa chọn lọc. Nhƣng nếu xét ở nghệ thuật miêu tả của một tác giả nhƣ một quá
trình vận động phát triển thì rõ ràng thành công nhất của Nhất Linh ở chỗ tác phẩm
Nhất Linh mang tính chất của một nghệ thuật vận động” [24, tr. 89 - 90].
Nhận xét về Nhất Linh, Trƣơng Chính cũng cho rằng “Về nghệ thuật
trong Tự lực văn đoàn phải công nhận Nhất Linh là cây bút vững vàng nhất.
Cách bố trí truyện, cách sáng tạo nhân vật, cách sử dụng nhân vật chung quanh
để làm nổi bật tâm lý nhân vật, các nhân vật trong Tự lực văn đoàn đều ít nhiều
chịu ảnh hƣởng của ông cả” [24, tr. 89].
Dƣơng Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu đã giới thiệu sơ
lƣợc tôn chỉ về đƣờng văn chƣơng, các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn
sáng tác bằng lối văn bình thƣờng, giản dị, ít dùng chữ nho, theo cú pháp mới,
để cho mọi tầng lớp đều có thể hiểu đƣợc. Tác giả cũng chú ý đến những tiểu
thuyết của Nhất Linh và cho rằng “ hầu hết các tác phẩm của ông là những luận
đề tiểu thuyết…” [27, tr. 445] và đánh giá cao những đóng góp của nhóm Tự lực
văn đoàn nói chung và nhà văn Nhất Linh nói riêng về mặt ngôn ngữ “phái ấy
lại có công trong việc làm cho thể văn quốc ngữ trở nên sáng sủa, bình dị, khiến
cho nhiều ngƣời thích đọc” [27, tr. 447]
Vũ Ngọc Phan với cuốn Nhà văn hiện đại, tập II, tác giả đã dành hơn 100
trang cho Nhất Linh, Khái Hƣng, Hoàng Đạo, Thạch Lam với nhiều ý kiến xác
4
đáng, thừa nhận tài năng sáng tác của các nhà văn, nhất là về tiểu thuyết của
Nhất Linh. Ông cho rằng: “Phần nhiều tiểu thuyết của ông đã đi vào loại tiểu
thuyết tình cảm, rồi đi thẳng vào loại tiểu thuyết luận đề là một lối rất mới ở
nƣớc ta. Đến nay, trong loại tiểu thuyết, tiểu thuyết luận đề Nhất Linh vẫn là
những tiểu thuyết chiếm địa vị cao hơn cả…”[79, tr. 837]
Nhƣ vậy, giai đoạn trƣớc năm 1945, phần lớn các nhà nghiên cứu đánh
giá cao giá trị nội dung tƣ tƣởng của tiểu thuyết Nhất Linh nhƣ đề cao quyền
sống, coi trọng con ngƣời cá nhân, chủ trƣơng cải cách xã hội. Trên phƣơng diện
nghệ thuật, các công trình nghiên cứu kể trên đã khẳng định tiểu thuyết của Nhất
Linh có sự đổi mới, cách tân trong việc xây dựng tính cách nhân vật, xây dựng
bối cảnh, lối kể chuyện, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật.
Bên cạnh những lời khen ngợi, ủng hộ những cách tân mới mẻ trong
những sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn cũng nhƣ những tác phẩm của Nhất
Linh, vẫn có những ý kiến trái chiều. Trƣơng Tửu cho rằng Nhất Linh đã đề cao
sự giải phóng tình dục quá lộ liễu (Lạnh Lùng). Trƣơng Tửu kêu gọi những bậc
phụ mẫu muốn con gái khỏi sự phóng đãng quyến rũ nên cấm cho con đọc cuốn
Lạnh Lùng. Ông cho rằng Lạnh lùng là một cuốn sách mà phụ nữ không nên
đọc, bên cạnh đó cách dùng câu văn vẫn còn văn vẻ, sáo rỗng, kết cấu vẫn còn
vụng về: “Phàm những cuốn tiểu thuyết có chủ đề, kết cấu phải hợp sức với kết
thúc để làm nổi rõ ý nghĩa cốt truyện một cách tự nhiên...” [79, tr. 26]
Tóm lại, giai đoạn trƣớc năm 1945, hoạt động phê bình văn học thời kỳ
này khá sôi nổi và đạt đƣợc những thành tự nhất định, các công trình nghiên cứu
về Nhất Linh cũng nhƣ nhóm Tự lực văn đoàn chủ yếu cao giá trị quyền sống
của con ngƣời, trọng tự do cá nhân, lên án những cái lỗi thời, lạc hậu. Trong các
sáng tác Nhất Linh cũng nhƣ các tác giả trong giai đoạn này đều có sự đổi mới
về nội dung, nghệ thuật, cách sử dụng ngôn ngữ và thành công trong việc xây
dựng nhân vật. Các ý kiến đánh giá ngày càng khách quan hơn, ủng hộ cái mới,
trân trọng những đóng góp của các tác giả trong giai đoạn này.
5
Giai đoạn từ 1945 đến 1986
Giai đoạn này tập trung khá nhiều ý kiến đánh giá trái chiều xoay quanh
Nhất Linh cũng nhƣ nhóm Tự lực văn đoàn.
Ở miền Bắc, các công trình nghiên cứu Lược thảo lịch sử văn học Việt
Nam (1957) của nhóm Lê Quý Đôn, NXB Xây Dựng; Sơ thảo văn học Việt Nam
(1964) của Viện Văn học, NXB Văn Học;… Hầu hết các công trình này đƣa ra
những nhận xét không đồng quan điểm với các sáng tác của nhà văn, có nhiều ý
kiến cực đoan do quan điểm nhìn nhận văn học lãng mạn trong giai đoạn này
còn bị hạn chế, các nhà phê bình cho rằng văn học phải phản ánh đƣợc những
hiện thực cuộc sống của ngƣời dân, đề cao cái chung cộng đồng, còn những sáng
tác của nhóm Tự lực văn đoàn chủ yếu diễn tả nội tâm của mỗi nhân vật, đề cao
cái tôi, coi trọng cá nhân. Chính vì vậy mà Tự lực văn đoàn đƣợc các nhà phê
bình đánh giá không phù hợp, xa vời với thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những ý
kiến nhận xét trái chiều nhƣng đa phần đều đánh giá cao những cách tân nghệ
thuật trong các sáng tác. Phan Cự Đệ trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
cũng đã nhận định công lao to lớn của Nhất Linh “Về phƣơng diện văn học sử,
công lao chủ yếu của Nhất Linh và Khái Hƣng là đã có những đóng góp trong
việc xây dựng một nền tiểu thuyết hiện đại” [14, tr. 82].
Nếu nhƣ ở miền Bắc, đa phần là các ý kiến cực đoan thì ở miền Nam văn
chƣơng Tự lực văn đoàn lại đƣợc coi trọng, ƣu tiên. Các công trình nghiên cứu:
Tự lực văn đoàn (1960) của Doãn Quốc Sỹ, NXB Hồng Hà; Văn học Việt Nam
1800 - 1945 (1973) của Vũ Hân, NXB Khái Trí; Lược sử văn nghệ Việt Nam -
Nhà văn tiền chiến 1930 - 1945… Các công trình này đều giới thiệu về nhóm Tự
lực văn đoàn cũng nhƣ giới thiệu về Nhất Linh với tƣ cách là một trong những
trụ cột của nhóm Tự lực văn đoàn đã có những đóng góp to lớn, nêu nên những
quan điểm nghệ thuật, tôn chỉ hoạt động và đƣờng lối sáng tác của nhóm, chủ
trƣơng cải cách xã hội trên cả hai phƣơng diện tƣ tƣởng và văn học.
Trong giai đoạn này, các nhà phê bình văn học miền Nam không chỉ nói
đến Tự lực văn đoàn nhƣ một trào lƣu văn học mà còn quan tâm đến nghiệp văn