Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư duy nghệ thuật trong “khúc bi tráng cuối cùng” và “mưa đỏ” của chu lai
PREMIUM
Số trang
228
Kích thước
94.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
751

Tư duy nghệ thuật trong “khúc bi tráng cuối cùng” và “mưa đỏ” của chu lai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ TƯ

TƯ DUY NGHỆ THUẬT

TRONG KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG VÀ MƯA ĐỎ

CỦA CHU LAI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

VĂN HỌC VIỆT NAM

Đà Nẵng – Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Trường

Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Phong Nam

Phản biện 2: TS. Cao Thị Xuân Phượng

Luận văn được bảo vệ trước

Hội Đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Văn học Việt Nam

họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày 06 tháng 01 năm 2019

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:

Thư viện Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN

Khoa Ngữ Văn – Trường Đại học Sư Phạm - ĐHĐN

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tiểu thuyết - một loại hình tự sự cỡ lớn đã đóng góp không nhỏ

vào việc hình thành nên những giá trị đặc sắc cho nền văn học Việt

Nam hiện đại. Đặc biệt sau năm 1986, cùng với sự đổi mới mọi mặt

của đời sống xã hội, tiểu thuyết cũng từng bước “thay da đổi thịt”,

hướng tới những tầm đón nhận mới nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ

của đời sống trong tác phẩm cũng như đáp ứng được thị hiếu của thời

đại. Không khí dân chủ trong môi trường sáng tạo đã giúp nhà văn ý

thức sâu sắc về tư cách nghệ sĩ của mình. Những nỗ lực đổi mới về tư

duy của chủ thể sáng tác đã đem đến cách nhìn đa chiều về hiện thực

cuộc sống và trong rất nhiều vấn đề được quan tâm, đề tài chiến tranh

là một trong phạm vi sáng tác được nhiều cây bút phác họa thành

công, góp phần tạo nên những khuôn diện mới cho đời sống văn học.

Với mỗi người nghệ sĩ, trong hành trình sáng tạo nghệ thuật,

vấn đề đổi mới cách viết là điều cần thiết, giúp cho chủ thể sáng tạo

vừa tạo dựng được vị thế vừa phát huy tối đa khả năng chiếm lĩnh hiện

thực một cách tốt nhất. Để có được thành công ấy, mỗi nhà văn phải

luôn nỗ lực tìm tòi, khám phá và không ngừng trau dồi tri thức, kinh

nghiệm, vốn sống, vốn hiểu biết phong phú cho mình. Điều đó sẽ

mang lại cho đứa con tinh thần của họ sự tươi mới, hấp dẫn và thu hút

công chúng tiếp nhận hơn. Theo đó, trong xu hướng cách tân của tư

duy tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Chu Lai là một trong các cây bút

đã gặt hái được những thành công nhất định theo phong cách độc đáo

của mình.

Là nhà văn nặng tình với mảng đề tài về chiến tranh, Chu Lai đã

để lại dấu ấn không nhỏ về phạm vi hiện thực này. Và đó cũng chính

là nét cá tính sáng tạo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn. Sự sáng

2

tạo về hình tượng nghệ thuật trong chiếm lĩnh và lí giải những sắc màu

của đời sống xã hội đã thực sự đem đến vẻ riêng biệt cho tiểu thuyết

Chu Lai. Mặc dù với số lượng sáng tác lớn tập trung phản ánh về đề

tài chiến tranh và cuộc sống người lính thời hậu chiến nhưng những

trang viết của tác giả không gây sự nhàm chán mà luôn thu hút người

đọc bởi một lối văn lạ và giàu kịch tính. Hồi ức về chiến tranh trong

sáng tác của nhà văn không đơn giản là hào hùng, oanh liệt mà còn là

đau thương với suy tư, trăn trở trước biến đổi của cuộc đời. Với sự

sáng tạo không ngừng nghỉ ấy, Chu Lai đã có những đóng góp không

nhỏ cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Nghiên cứu Tư duy nghệ thuật trong “Khúc bi tráng cuối cùng”

và “Mưa đỏ” của Chu Lai, chúng tôi hướng tới tìm hiểu sự đổi mới,

vận động trong tư duy của nhà văn khi viết về đề tài chiến tranh. Đó là

những cách tân trên phương diện nội dung và nghệ thuật với nét riêng

trong tư duy. Theo đó, người viết cũng nhằm hướng tới khẳng định tài

năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Đồng thời mong muốn góp

phần tạo nên những kênh tiếp cận mới mẻ, đa chiều về tiểu thuyết của

Chu Lai.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Với những đóng góp nhất định cho sự phát triển của tiểu thuyết

đương đại, Chu Lai được xem là một trong những nhà văn thành công

ở mảng đề tài chiến tranh. Theo đó, những sáng tác của ông đã nhận

được nhiều sự quan tâm từ độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình

văn học như: Tác giả Bùi Việt Thắng với bài viết Một đề tài không cạn

kiệt và Phản ánh chân thật một hiện thực cách mạng. Tiểu thuyết Việt

Nam những năm đầu thời kì đổi mới của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ.

Bài viết Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986

đến 1996 của tác giả Nguyễn Thị Xuân Dung. Nhà nghiên cứu Lý

3

Hoài Thu với bài viết Tiểu thuyết, tầm vóc hiện thực và số phận con

người. Liên quan đến phạm vi đề tài trong hai tác phẩm “Khúc bi

tráng cuối cùng” và “Mưa đỏ” đã có các bài viết nghiên cứu như: Tiểu

thuyết Việt Nam 2005 - những tín hiệu tốt lành (Nguyễn Hòa). Bài viết

của tác giả Hoàng Hoàng Phổ trong buổi giao lưu vào ngày

09/04/2016: Giới thiệu tiểu thuyết “Mưa đỏ” của nhà văn Chu Lai.

“Mưa đỏ” - sức hấp dẫn vẹn nguyên của một mảng đề tài lớn của nhà

phê bình Nguyễn Hoàng Sáu.

Nhìn chung các bài viết và công trình nghiên cứu trên đã đi vào

khám phá sự sáng tạo của nhà văn về phương diện nội dung và nghệ

thuật, những đổi mới của tiểu thuyết Chu Lai trong dòng chảy tiểu

thuyết Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, vấn đề tư duy nghệ thuật trong

tiểu thuyết “Khúc bi tráng cuối cùng” và “Mưa đỏ” của Chu Lai, chúng

tôi nhận thấy chưa có một công trình, bài viết nào đi sâu nghiên cứu một

cách hệ thống. Qua khảo sát một số tiểu thuyết của Chu Lai nói chung

và “Khúc bi tráng cuối cùng”, “Mưa đỏ” nói riêng, chúng tôi thấy rằng

nhà văn đã có những đổi mới nhất định để tạo dấu ấn riêng về phong

cách và cá tính sáng tạo của mình. Do vậy đây cũng là những gợi mở để

chúng tôi quyết định thực hiện đi vào nghiên cứu đề tài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Tư duy nghệ thuật

trong “Khúc bi tráng cuối cùng” và “Mưa đỏ” của Chu Lai”.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là: tiểu thuyết “Khúc bi tráng

cuối cùng” và “Mưa đỏ”. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các sáng tác

khác của nhà văn Chu Lai và tiểu thuyết của các nhà văn khác trong

quá trình khảo sát, nghiên cứu để có sự đối chiếu, so sánh.

4

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp cấu trúc - hệ thống

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp thi pháp học

- Phương pháp so sánh – đối chiếu

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn nghiên cứu về “Tư duy nghệ thuật trong “Khúc bi

tráng cuối cùng” và “Mưa đỏ” của Chu Lai” để qua đó thấy được cá

tính sáng tạo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn Chu Lai trên hành

trình đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo,

nội dung của đề tài này gồm có ba chương:

Chương 1: Tư duy nghệ thuật và tiểu thuyết Chu Lai trong dòng

chảy tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986

Chương 2: Tư duy nghệ thuật trong “Khúc bi tráng cuối cùng”

và “Mưa đỏ” nhìn từ phương diện hình tượng nghệ thuật

Chương 3: Tư duy nghệ thuật trong “Khúc bi tráng cuối cùng”

và “Mưa đỏ” của Chu Lai nhìn từ phương thức trần thuật

CHƯƠNG 1

TƯ DUY NGHỆ THUẬT VÀ TIỂU THUYẾT CHU LAI TRONG

DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1986

1.1. Tư duy nghệ thuật và tư duy nghệ thuật tiểu thuyết

1.1.1. Quan niệm về tư duy nghệ thuật

Tư duy là một khái niệm được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực

của đời sống. Theo từ điển triết học tư duy được hiểu “là một hoạt

động nhận thức lí tính của con người”. Các nhà tâm lí học cũng chú ý

5

đến khái niệm tư duy trong việc nghiên cứu về hoạt động nhận thức

của con người. Tâm lí học nghệ thuật nhận thức quan niệm: tư duy là

hoạt động nhận thức của con người gồm hai giai đoạn là nhận thức

cảm tính và nhận thức lí tính. Trong lĩnh vực ngôn ngữ học, tư duy

được quan tâm đến như là một chức năng của ngôn ngữ. Từ sự diễn

giãi ấy, để chiếm lĩnh đối tượng của mình, tư duy lí luận hiện đại đã

chỉ ra trong lĩnh vực văn học nghệ thuật hình thành một kiểu tư duy

đặc biệt gọi là tư duy nghệ thuật. Dấu hiệu của tư duy nghệ thuật là

tính giả thiết, năng lực suy tư bằng cái bất định. Nó có nguồn gốc từ

tình cảm và lí trí của bản thân người sáng tạo, phát sinh do nhu cầu

hình tượng hóa thế giới khách quan để chiếm lĩnh thế giới và được thể

hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật, các phương thức và phương tiện nghệ

thuật. Do vậy mà khái niệm tư duy nghệ thuật thu hút được nhiều sự

quan tâm, nghiên cứu trong lĩnh vực văn học.

Từ sự kế thừa các công trình trước và qua việc tự nghiên cứu,

chúng tôi đi đến cách hiểu: tư duy nghệ thuật là một hoạt động sáng

tạo nghệ thuật. Đó là quá trình nhận thức thuộc về chủ thể nghệ sĩ. Đối

tượng của tư duy nghệ thuật là thế giới hiện thực thẩm mĩ, những sự

vật, hiện tượng khách quan bên ngoài, cũng có thể là những biểu hiện

tiềm tại bên trong chủ quan của chủ thể. Hình thức tồn tại của tư duy

nghệ thuật gắn liền với cá tính sáng tạo và được hiện hữu trên nhiều

giao diện thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật. Trong đó, hạt nhân cơ bản

của tư duy nghệ thuật là tư duy hình tượng.

1.1.2. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết

Trong thực tế, mỗi hình thái nghệ thuật khác nhau sẽ được xây

dựng trên mạch dẫn tư duy mang tính đặc thù cho loại hình nghệ thuật

đó. Ở lĩnh vực văn học, tư duy nghệ thuật là cách thức nhà văn lí giải

6

thế giới bằng hình tượng nghệ thuật và nó tồn tại trong tác phẩm văn

học bằng các hình thức nghệ thuật.

Như vậy tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết luôn là tư duy của

một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của chủ thể nghệ sĩ. Chính

những đặc điểm hình thành thể loại tiểu thuyết sẽ chi phối tư duy của

nhà văn khi tạo ra tác phẩm của mình. Đó cũng là quá trình mà nhà

văn kết tinh chất liệu từ hiện thực để trở thành một khối “đa diện thẩm

mĩ” với nhiều giá trị và ý nghĩa khác nhau. Bản chất của nghệ thuật

luôn đòi hỏi đổi mới để có thể bắt nhịp và tồn tại cùng thời đại, do vậy

buộc tư duy của nhà văn phải thay đổi để phù hợp với tầm đón nhận

của bạn đọc. Với việc phản ánh một hiện thực rộng lớn trong sự đa

tầng của tính cách nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu (...) tư duy tiểu thuyết

đòi hỏi một cách nhìn nhận, khám phá những mảnh đất mới lạ, hấp

dẫn để tạo nên phong cách, cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn và trong

việc chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực.1.2. Tiểu thuyết của Chu Lai trong

dòng chảy tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986

1.2.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 và những đổi mới

trong tư duy nghệ thuật

Sau năm 1986, văn học đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ

ở cả phương diện nội dung và hình thức. Theo đấy, trên tinh thần dân

chủ, xu hướng đổi mới tiểu thuyết đạt đến cao trào với sự bùng nổ của

nhiều lối tư duy mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo, gắn với đó là

những tên tuổi như: Lê Lựu, Bảo Ninh, Chu Lai, Nguyễn Bình

Phương, …đã thực sự góp phần tạo nên một diện mạo mới cho đời

sống văn học nghệ thuật.

Nhìn chung, đặc điểm tiểu thuyết sau năm 1986 là hướng tới xác

lập bản chất đối tượng trong khu biệt hóa cho nhiều cách tiếp cận hiện

thực khác nhau. Phạm vi đề tài của tiểu thuyết tuy chưa tách mình khỏi

7

dấu ấn văn học sử thi truyền thống nhưng đã tạo ra bước ngoặt ở

phương thức phản ánh. Ở đó, mảng “thế sự”, “đời tư” đã trở thành

phạm vi ưa thích của nhà tiểu thuyết. Thành tựu đó biểu hiện ở thế giới

quan sáng tác, ở kĩ thuật xử lí chất liệu cũng như con đường khám phá

bản chất của hiện thực đời sống của các nhà văn. Hơn nữa, với góc

nhìn tham chiếu hiện thực nhiều chiều đã chứng tỏ lối tư duy ở thể loại

tiểu thuyết có những bứt phá, làm nên sức nặng cho tính đa thanh,

phức điệu. Nhờ đó mà đời sống thẩm mĩ trong tác phẩm cũng được

đánh giá theo nhiều cách, con người cũng được nhận diện trong chiều

sâu tinh thần nhân thể. Đặc biệt, bằng lối tư duy sáng tạo, đời sống

trong tiểu thuyết sau 1986 đã hiện diện trong nhiều khung hình sống

động, được khúc xạ nhiều hơn trong âm điệu của dòng chảy cuộc đời.

1.2.2. Tiểu thuyết Chu Lai – sự kế thừa và sáng tạo trong tư

duy nghệ thuật

Bằng cái nhìn khách quan qua việc đi sâu khám phá bản chất

của hiện tượng đời sống như một đối tượng khách thể thẩm mĩ, nhà

văn Chu Lai đã chứng tỏ sự kế thừa và khả năng sáng tạo trong đổi

mới tư duy nghệ thuật. Bởi vậy, sức hấp dẫn của tác phẩm của ông

không chỉ ở phạm vi hiện thực phản ánh mà còn biểu hiện ở kĩ thuật

viết. Từ trường thẩm mĩ đó, nhà tiểu thuyết đem đến cho bạn đọc tiệm

cận nhiều hơn một góc nhìn về con người và cuộc đời. Trong tư duy

hình tượng nghệ thuật, nhà văn Chu Lai đã cho chúng ta thấy con

người cá nhân ở đây không chỉ có đời sống riêng, số phận riêng mà

trong thế giới tinh thần của họ còn là cả một bầu trời riêng khác đầy bí

ẩn. Có thể thấy, tiểu thuyết của Chu Lai đã có sự cơi nới nhất định về

biên độ hiện thực. Ở đó, nhà văn không chỉ quan tâm đến đời sống

đương đại, vấn đề thân phận con người mà còn chú ý biện giải cho

những giá trị ý nghĩa mang chiều sâu nhân bản. Nhiều vấn đề được

8

nêu và đặt ra trong tiểu thuyết của nhà văn vô cùng mới mẻ, khiến

người đọc suy nghĩ nhiều hơn về những gì liên quan trực tiếp tới con

người, cả người trong cuộc và người ngoài cuộc, thể hiện cái nhìn suy

ngẫm trên tầm triết mĩ của nhà văn về sự sống - cái chết, chiến tranh -

hòa bình, quá khứ - hiện tại với một tư duy nhạy bén, sắc sảo.

Với đề tài về chiến tranh và người lính thời hậu chiến, Chu Lai

đã đem đến những đổi mới căn bản về quan niệm nghệ thuật, cách

thức tiếp cận hiện thực để tạo nên dấu ấn và phong cách riêng của nhà

văn trong sự phát triển chung của nền văn học đương đại, đối thoại

nhiều hơn trong dòng chảy của cuộc đời.

Tiểu kết

Tư duy nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo thuộc về ý thức

của người nghệ sĩ. Có thể nói đặc trưng của loại hình văn chương sẽ

ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của nhà văn. Do đó, từ những nhu cầu

của đời sống đời sống nghệ thuật cùng với những nỗ lực cách tân, đổi

mới trong hệ hình tư duy, tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 đạt được

những thành tựu ở cả phương diện nội dung và hình thức thể hiện.

Nằm trong dòng chảy chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tiểu

thuyết Chu Lai đã gặt hái được những thành công nhất định. Từ cách

xử lý chất liệu đến kĩ thuật viết đậm cá tính sáng tạo, nhà tiểu thuyết

chứng tỏ khả năng chiếm lĩnh hiện thực và tái tạo những sắc màu đa

âm cho tác phẩm. Thế giới sống trong sáng tác của Chu Lai khiến người

đọc không khỏi suy tư, ám ảnh về một hiện thực chiến tranh đầy nghiệt

ngã, đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng, oanh liệt. Mỗi trang viết

được phóng chiếu trên trục dẫn tư duy hiện đại - từ chuyển tải hơi thở

đời sống đến khắc họa lên số phận con người, cuộc đời đã thực sự tạo

nên giá trị cho tinh thần tác phẩm.

9

CHƯƠNG 2

TƯ DUY NGHỆ THUẬT

TRONG KHÚC BI TRÁNG CUỐI CÙNG VÀ MƯA ĐỎ

NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT

2.1. Xây dựng hình tượng nhân vật

Trong tư duy nghệ thuật, có thể xem tư duy hình tượng là

phương tiện diễn giải về quá trình nhận thức của chủ thể sáng tạo

trong thông diễn cho những mạch ngầm ý nghĩa chảy trong hình

tượng. Tư duy hình tượng của nhà văn Chu Lai trong hai tiểu thuyết

“Khúc bi tráng cuối cùng” và “Mưa đỏ” thể hiện rõ nhất ở việc sáng

tạo nên thế giới hình tượng nhân vật người lính và hình tượng không –

thời gian.

2.1.1. Nhân vật người lính chiến đấu cho lí tưởng cách mạng

Người lính là một trong những hình tượng trung tâm trong tác

phẩm của Chu Lai. Ở trang viết nào hình như cũng thấy bóng dáng của

những người lính - người anh hùng trận mạc với cảm hứng sử thi. Tuy

nhiên, tư duy xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai

đã có sự thay đổi rõ nét trong “Khúc bi tráng cuối cùng” và “Mưa

đỏ”. Với “Khúc bi tráng cuối cùng”, hình tượng người lính mang

khuynh hướng sử thi của thời đại, luôn chiến đấu cho lí tưởng cách

mạng. Ở đó họ hiện lên hoàn toàn trong tư thế chiến đấu, quyết chiến

quyết thắng. Nhà văn đi vào ca ngợi những phẩm chất cao đẹp ở họ đó

là: ý chí dũng cảm, kiên cường, chiến đấu vì lí tường cao đẹp với tình

yêu mãnh liệt và tình đồng đội đoàn kết, gắn bó, luôn chiến đấu hết

mình cho độc lập của dân tộc. Đến “Mưa đỏ” bên cạnh những phẩm

chất sử thi vốn có, người lính được xây dựng dựa trên mạch dẫn tư duy

gần với con người đời thường. Nhà văn đi sâu khai thác nhiều hơn về

yếu tố đời tư, ở đó mọi buồn, vui, đau đớn đều được bóc tách đến cùng

10

trong chiều sâu nhân bản. Việc đặt nhân vật trong tiến trình sự kiện để

tái hiện một thế giới tâm lí, nhà văn đã cho nhân vật vượt thoát không

gian sử thi, sống trong kí ức dằn vặt cũng là lối viết mới được nhà tiểu

thuyết ôm trùm lên đời sống nhân vật trong hành trình tìm kiếm những

nấc thang giá trị người. Được lọc dẫn qua sợi dây tư duy bạo liệt và

đầy cá tính của nhà văn đã thực sự là điểm tựa cho bóng dáng của

nhân vật bước ra với cuộc đời này.

2.1.2. Nhân vật người lính bên kia chiến tuyến

Tư duy đổi mới của nhà văn Chu Lai ở hình tượng người lính

bên kia chiến tuyến là xây dựng nhân vật ở phương diện chiều sâu

nhân bản, khắc họa rõ về bi kịch cá nhân của từng con người trong

hoàn cảnh thực tại. Trong tiểu thuyết “Khúc bi tráng cuối cùng” nhà

văn đã để nhân vật tự nhận thức, tự thấy được bi kịch và sự cô đơn

trong chính bản thân. Vì hoàn cảnh chiến tranh, vì số mệnh cuộc đời

nên chính những người như tướng Tuấn cũng không thể thoát khỏi

vòng xoáy nghiệt ngã ấy. Tất cả đã cuốn họ trong những bi kịch về

tình cảm bạn bè, cha con, tình yêu, để từ đó đối diện với thực tại một

cách đau đớn. Đến “Mưa đỏ”, đó vẫn là những con người Việt Nam

nhưng điều khác biệt, những con người này đang có những bước đi

“lạc nhịp” với thời đại, tìm kiếm cái tầm thường, vị kỉ trong tham vọng

cá nhân nên vô hình trung họ đã rơi vào vòng xoáy tội lỗi, đối trọng lại

đồng bào, tổ quốc mình. Tuy nhiên, bằng lối tư duy “khoan thẳng” vào

nội giới, nhà tiểu thuyết đã lách sâu vào tận cùng ngõ ngách để khám

phá, đối thoại với dòng ý thức con người cá nhân đang ngụp lặn trong

vòng xoáy định mệnh.

Có thể nói, nhà văn Chu Lai đã rất công phu khi tạo ra những

chi tiết vừa đủ để những con người bằng xương, bằng thịt được lột tả

đến cùng cái bản ngã con người, diễn biến tâm lí trong cuộc chiến

11

khốc liệt, đằng sau cái hung hãn, đâu đó những người lính bên kia

chiến tuyến vẫn còn ẩn chứa tình người.

2.2. Tạo dựng hình tượng không gian

Hình tượng không gian trong văn bản nghệ thuật là sản phẩm

của nhà văn trong quá trình khám phá, tái tạo hiện thực. Do đó, những

hình thái không gian ở đây không chỉ là phương tiện soi chiếu sắc màu

hiện thực rộng hơn mà nó như một thành tố tạo sinh các mối quan hệ ý

nghĩa, kết nối cho những mạch truyện kể.

2.2.1. Không gian chiến trường, phóng chiếu trong nhiều giao

diện mở

Phóng chiếu không gian chiến trường trong nhiều giao diện mở

là cách nhà văn tạo ra những kịch tính cho mạch truyện, đồng thời tái

hiện từng thời khắc quan trọng của lịch sử trong tiếng lòng đồng cảm

sâu sắc ở bạn đọc.

Ở “Khúc bi tráng cuối cùng”, Chu Lai chỉ phản ánh hình tượng

không gian lớn ở chiến trường Tây Nguyên với mục đích làm tăng

kịch tính cho việc miêu tả về cuộc chiến. Và đó là khung nền để mọi bi

kịch diễn ra: bi kịch gia đình, anh em, bạn bè. Đặt cạnh ngày chiến

thắng là những mất mát đau thương không thể tránh khỏi. Đến “Mưa

đỏ” không gian chiến trường gần như được tiết chế, tuy nhiên mức độ

phản ánh càng chi tiết, kĩ lưỡng hơn. Tiểu thuyết “Mưa đỏ” là bản

giao hưởng trung thực nhất khi phản ánh trực tiếp bộ mặt của cuộc

chiến với những âm thanh, hình ảnh về sự chia cắt, tan vỡ, cái chết...,

được soi chiếu cận cảnh, rõ nét. Qua đó thấy được tổn thất to lớn của

hai bên chiến tuyến với cái nhìn công bằng, nhân văn.

2.2.2. Không gian đời tư, những góc khuất tâm lí

Không gian đời tư là không gian gắn với tâm tư, tình cảm, suy

nghĩ của nhân vật khi đối diện với hiện tại hay quá khứ. Không gian

12

đời tư trong “Khúc bi tráng cuối cùng” và “Mưa đỏ” khai thác trên cơ

sở cái nhìn đa chiều về người lính trong cuộc sống của họ với những

cảm xúc vui, buồn, khổ đau ở chiến tuyến và phía sau hậu phương. Đó

là những khoảnh khắc đời thường trong chiến tranh nhen nhóm ngọn

lửa tình yêu của Oánh và Hơ”Krol (Khúc bi tráng cuối cùng). Là nỗi

đau của mẹ chiến sĩ Cường (Mưa đỏ) khi lắng nghe bản giao hưởng -

bản giao hưởng bằng máu do chính đứa con của mình viết ra và hình

ảnh của hai bà mẹ ở hai bên chiến tuyến: Mẹ của Quang (toán trưởng

hắc báo ngụy), mẹ Cường (chiến sĩ quân giải phóng) với một thông

điệp mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.

2.2.3. Không gian kép, tiếng vọng trong tâm linh, huyền ảo

Không gian kép là các mặt cắt của không thời gian được chồng

xếp lên nhau, ở đó con người mượn huyền ảo, tâm linh là để được lí

giải những ẩn ức, được trải lòng về tất cả mọi việc mà trong đời sống

thực tại con người không thể lí giải.

Tìm hiểu không gian tâm linh trong “Khúc bi tráng cuối cùng”,

chúng tôi nhận thấy nhà văn đã tạo dựng một không gian tâm linh qua

hình tượng của bóng đêm. Tuy nhiên đến “Mưa đỏ” đã tránh được lối

mòn quen thuộc của các tiểu thuyết trước, lần này nhà văn Chu Lai đã

khai thác không gian kép, tiếng vọng tâm linh, huyền ảo qua những

linh cảm trực giác, sợi dây nối kết giữa các nhân vật: Bà Lan và

chiến sĩ Cường và xuyên suốt trong 81 ngày đêm của một thời khói

lửa. Không gian kép đã khúc xạ lần nữa dư âm của những nỗi đau,

tuyệt vọng của từng nhân vật khi chứng kiến cái tàn bạo, ác liệt của

cuộc chiến. Tự nó đã tạc dựng một thế giới sống với nhiều trăn trở,

day dứt trước hiện thực của cuộc đời và số phận trớ trêu của họ.

13

2.3. Xây dựng hình tượng thời gian

Trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học, hình tượng thời

gian vừa là phương tiện thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của chủ thể sáng

tạo, vừa là hạt nhân góp phần làm nên những dạng thức phong phú cho

đời sống văn bản nghệ thuật.

2.3.1. Thời gian sự kiện, những mảnh ghép của kí ức

Từ tiểu thuyết “Khúc bi tráng cuối cùng” đến “Mưa đỏ”, chúng

ta thấy nhà văn đều tận dụng khung bối cảnh của dòng thời gian sự

kiện lịch sử. Tuy nhiên khi khai thác cả hai tiểu thuyết đều có thiên

hướng trong sự đổi mới, sáng tạo ở sự đậm đặc của thời gian sự kiện

gắn với thay đổi nội tâm, đó là những mảnh ghép được ghép lại bởi kí

ức. Nếu sự xuất hiện thời gian sự kiện ở “Khúc bi tráng cuối cùng” là

những “khuôn hình” đang chuyển động ở tốc độ cao. Qua những

“khuôn hình” ấy số phận bi hùng của mỗi cá nhân và dân tộc dù thấm

đầy máu lửa thì vẫn đang chuyển động theo hướng tích cực, lạc quan.

Ở “Mưa đỏ” là sự gia tăng đậm đặc yếu tố thời gian sự kiện xen lẫn

như một thước phim quay chậm. Điều đó gợi ra trong tác phẩm những

suy nghiệm sâu sắc qua hồi ức của chính từng nhân vật như câu

chuyện của cuộc đời.

2.3.2. Thời gian đảo tuyến, diễn giải thế giới tinh thần

nhân vật

Thời gian vốn có tính liên tục, một chiều, không thể đảo ngược

hiện tại, quá khứ hay tương lai. Tuy nhiên trong thế giới nghệ thuật

văn chương, quá khứ hay tương lai đều có thể cùng tồn hiện với thực

tại, bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi hiện tại được soi rọi từ quá

khứ, kí ức về thời gian đã trở thành hình tượng nghệ thuật - hình tượng

của kí ức.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!