Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư duy nghệ thuật thơ nguyễn phong việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------
NGUYỄN THỊ HOA LÊ
TƯ DUY NGHỆ THUẬT
THƠ NGUYỄN PHONG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------
NGUYỄN THỊ HOA LÊ
TƯ DUY NGHỆ THUẬT
THƠ NGUYỄN PHONG VIỆT
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THANH TRƯỜNG
Đà Nẵng - Năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ................................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1. THƠ NGUYỄN PHONG VIỆT TRONG DÒNG CHẢY TƯ DUY
THƠ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI.............................................................................. 7
1.1. Quan niệm về tư duy nghệ thuật và tư duy thơ.......................................... 7
1.1.1. Quan niệm về tư duy nghệ thuật .............................................................. 7
1.1.2. Quan niệm về tư duy thơ......................................................................... 9
1.2. Thơ Nguyễn Phong Việt trong bức tranh thơ Việt Nam đương đại......... 13
1.2.1. Thơ Việt Nam đương đại - những đổi mới trong hệ hình tư duy thơ .... 13
1.2.2. Thơ Nguyễn Phong Việt, sự kế thừa và sáng tạo trong tư duy thơ Việt
Nam đương đại................................................................................................. 22
1.2.3. Quan niệm về thơ của Nguyễn Phong Việt............................................ 26
Tiểu kết chương 1.................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN PHONG VIỆT NHÌN
TỪ PHƯƠNG DIỆN CẤU TRÚC HÌNH TƯỢNG ............................................. 32
2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình.......................................................................... 32
2.1.1. Cái tôi trăn trở trước thực tại đời sống................................................... 32
2.1.2. Cái tôi chiêm nghiệm về hạnh phúc riêng tư ......................................... 35
2.1.3. Cái tôi khắc khoải, đào sâu vào bản ngã................................................ 41
2.2. Hình tượng không gian, thời gian nghệ thuật........................................... 45
2.2.1. Không gian khỏa lấp trong khoảng trống suy tư.................................... 45
2.2.2. Thời gian mặc định trong khát vọng nhân sinh ..................................... 48
2.2.3. Không gian, thời gian đồng hiện - quá khứ, hiện tại và tương lai ......... 53
Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 55
CHƯƠNG 3. TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN PHONG VIỆT NHÌN
TỪ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ....................................................... 57
3.1. Thể thơ.......................................................................................................... 57
3.1.1. Thể thơ tự do, những mảnh vỡ trong cấu trúc lập thể............................ 57
3.1.2. Thể thơ văn xuôi, diễn giải cho nhiều mạch dẫn tự sự .......................... 59
3.2. Ngôn ngữ thơ................................................................................................ 64
3.2.1. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc điệu.......................................................... 64
3.2.2. Ngôn ngữ thơ đậm chất đối thoại........................................................... 69
3.3. Giọng điệu thơ.............................................................................................. 72
3.3.1. Giọng triết lí, nghiệm suy ...................................................................... 72
3.3.2. Giọng điệu trữ tình sâu lắng................................................................... 75
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 78
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 81
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác phẩm văn chương là một tổ chức cấu trúc đặc biệt, bao gồm nhiều bộ
phận được hình thành trong các mối liên hệ chi phối lẫn nhau. Bởi vậy, quá trình
khám phá văn bản thơ từ góc độ tư duy nghệ thuật là hướng tới nhận diện đối
tượng nghiên cứu trong nhiều mạch ngầm diễn giải về con đường nhận thức hiện
thực và khái quát hóa hiện thực trên trục tư duy hình tượng. Mặt khác, đó còn là
quá trình nhận thức của chủ thể tiếp nhận. Theo đó, tư duy nghệ thuật là dạng
thức hoạt động của chủ thể thẩm mĩ trong sáng tạo và tiếp nhận bản mệnh văn
chương. Hình thức tiếp cận này giúp người nghiên cứu vừa có cái nhìn khái quát,
hệ thống vừa phân tích được chiều sâu tư tưởng đời sống nghệ thuật. Tuy nhiên,
mỗi chủ thể thẩm mĩ có có cách chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực khác nhau. Bởi
vậy, tìm hiểu sản phẩm của người nghệ sĩ trong chiều sâu tư duy nghệ thuật sẽ
góp phần làm sáng rõ hành trình sáng tạo của người cầm bút. Đây cũng là lí do
tác giả chọn hướng nghiên cứu này để đi sâu vào tìm hiểu tư duy nghệ thuật thơ
Nguyễn Phong Việt.
Tác giả Nguyễn Phong Việt là một đại diện tiêu biểu cho thế hệ cây viết
trẻ có nhiều tìm tòi, đổi mới trong kĩ thuật viết. Với tám tập thơ đã xuất bản, nhà
thơ đã tạo được dấu ấn không nhỏ trong lòng bạn đọc. Hơn nữa, trong hành trình
sáng tạo của mình, Nguyễn Phong Việt luôn giữ được sự ổn định về số lượng và
chất lượng sáng tác. Điều đáng nói, với trí tuệ sắc sảo và một trái tim mẫn cảm,
Nguyễn Phong Việt đã tạo dựng được một lối viết chạm vào nhiều góc khuất của
đời sống tinh thần con người cá nhân và xã hội. Bởi vậy, tiếp nhận thơ Phong
Việt từ góc nhìn này là đi sâu vào dòng tự thức của một cái tôi trữ tình trong khát
khao kiếm tìm những chân giá trị lưu dấu trong dòng chảy của cuộc đời.
Chọn đề tài Tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Phong Việt để nghiên cứu,
tác giả mong muốn khám phá được giá trị độc đáo và cả những nghiệm suy, trăn
trở mà nhà thơ đã ghi dấu vào mặt cắt của các yếu tố hình thức trong thế giới
nghệ thuật thơ. Có thể nói, với những thành công nhất định, Nguyễn Phong Việt
đã đem lại cho sản phẩm tinh thần của mình những “tầm đón” mới lạ, qua đó
khẳng định một cái tôi đầy cá tính sáng tạo trong đời sống văn học nghệ thuật.
2. Lịch sử vấn đề
Từ góc nhìn bao quát về hành trình sáng tạo đến việc đi vào tìm hiểu ở các
phương diện tư duy nghệ thuật trong thơ Nguyễn Phong Việt, chúng tôi nhận
thấy có một số bài viết liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
Tiếng nói tâm tình đặt trong hình thức thơ gieo vần hơi hướng văn xuôi
tạo nhịp điệu, âm hưởng du dương, mỗi lời thơ không chỉ là thơ Nguyễn Phong
Việt nữa mà còn là nỗi lòng của biết bao độc giả. Ở báo Văn Nghệ, trong cuộc
2
phỏng vấn nhà thơ, Lê Công Sơn đã có những cảm nhận và câu hỏi làm nổi bật
“Hiện tượng thơ Nguyễn Phong Việt: “Xứ sở "hoa vàng trên cỏ xanh" quá lãng
mạn đã sinh ra một tài năng thơ dạt dào tình cảm như anh”; “Thơ Nguyễn
Phong Việt không dễ đọc, cách gieo vần tự do có hơi hướng của văn hơn là thơ
mà sao giới trẻ phát cuồng đến vậy? Phải chăng nội dung chuyển tải của những
bài thơ đánh đúng vào tâm lý của các bạn trẻ hiện nay?” [64], “Mỗi tập thơ của
Việt cứ như một lời đúc kết, chiêm nghiệm từ cuộc sống” [64].
Trên báo điện tử vietnamnet.vn, tác giả Vân Sam chia sẻ cảm nhận chung
về thơ Nguyễn Phong Việt “10 năm làm thơ, trải từ năm 2007 khi bắt đầu đặt
bút viết bài thơ đầu tiên trong tập "Đi qua thương nhớ" ra mắt sau đó 5 năm
(2012), đến ngày ra mắt tập thơ thứ sáu "Sao phải đau đến như vậy" (2017), thơ
Nguyễn Phong Việt vẫn giữ được sự ổn định về chất lượng. Câu từ anh viết ra
vẫn mượt mà, nhiều ý lạ, và vẫn luôn mang màu sắc cô độc, thiếu thốn tình yêu.”
[61] Mỗi tập thơ của Nguyễn Phong Việt là một chủ đề nhưng nó xuyên suốt và
hòa quyện về nội dung, tư duy nghệ thuật đột kích ở chiều sâu hơn.
Diệp An trong bài “Nhà thơ Nguyễn Phong Việt - Chỉ khi yêu thương sự
duy nhất của mình, bạn mới thấu hiểu tình yêu thương để trao người khác” đăng
trên tạp chí DKN, người nổi tiếng “Thơ vốn không phải là thể loại hấp dẫn độc
giả, Nguyễn Phong Việt “lội ngược dòng” khi là hiện tượng best seller xuất bản
sách thơ. Xuất thân từ nghề báo (mà anh coi là một sự may mắn) đã cho anh
cách nhìn nhận vấn đề, thu lượm kiến thức và chắt lọc nó qua ngày tháng để có
thể chưng cất ra được một thứ “rượu chữ” bình dị nhưng thấm sâu, rung cảm
khiến hơn 1 thập kỷ qua, độc giả vẫn chưa khi nào thôi chờ đợi những bài thơ
mới của anh” [1]. Nguyễn Phong Việt đã không làm người đọc thất vọng, mỗi
tập thơ cầm trên tay là sự dốc lòng của tác giả, là sự đồng điệu, gặp gỡ trong
“tầm đón” của độc giả.
Cẩm Tú trên báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng có bài viết nhận định về tập thơ
của nhà thơ: “Nguyễn Phong Việt là cái tên quen thuộc với những độc giả yêu
thơ trong những năm gần đây. Thơ của anh mang một sự dung dị, giàu cảm xúc;
mỗi bài thơ giống như một câu chuyện, chất chứa những day dứt, những suy
niệm về tình yêu, về cuộc sống. Tập thơ “Sao phải đau đến như vậy” cũng nằm
trong dòng cảm xúc đó. Đúng như chia sẻ của Nguyễn Phong Việt, đọc tập thơ
“Sao phải đau đến như vậy”, độc giả dễ dàng nhận ra dấu ấn năm tháng, sự
từng trải và trưởng thành được anh bộc bạch qua những bài thơ. Ở đó, Việt
mang đến một cái nhìn nội tâm, quay về với sự tĩnh lặng để quán chiếu lấy mình,
khai mở những tình thương ở một chiều kích khác” [74]. Những chiêm nghiệm,
suy tư trong mỗi tập thơ là một sự trưởng thành hơn, sâu sắc trong lí trí, dạt dào,
bao dung hơn trong tình cảm qua hình thức nghệ thuật điêu luyện. Là một tác giả
trẻ nên thơ Nguyễn Phong Việt cũng mang đậm dấu ấn của người hiện đại.
3
Trong bài viết “Nguyễn Phong Việt: Không mạnh mẽ, bao dung, tỉnh táo
nếu không biến cố”, tác giả Nguyên Khánh đã nhân dịp Nguyễn Phong Việt ra
mắt tập thơ “Chỉ cần tin mình là duy nhất” giới thiệu về phong cách viết của nhà
thơ này qua loạt câu hỏi phỏng vấn: “Tôi nghĩ đây là động lực sống, mọi người
nghĩ rằng: Nếu mình không còn gì trong cuộc đời này, không còn ai nương tựa,
bám víu thì mình vẫn còn là mình. Vì chỉ có mình mới là người cho mình cơ hội
để đi tiếp nhiều nhất chứ không phải người bên cạnh” [39]. Nguyễn Phong Việt
gửi đến độc giả thông điệp chúng ta phải hiểu niềm tin đầu tiên là đặt vào là
chính mình, vì mình là người hiểu rõ tất cả vật vã, đau đớn, yêu thương trong
cuộc đời này đến từ đâu, đi về đâu. “Nếu mình tin vào chính mình thì tất cả
những điều ngoài kia là gió bão thôi, có thể làm bạn hôm nay mệt mỏi, xiêu vẹo
bật gốc nhưng ngày hôm sau bạn có thể tự trồng bạn xuống mảnh vườn, tự tưới
nước và đâm chồi” [39]. Thông qua lời tâm sự này của Nguyễn Phong Việt trong
bài viết, chúng ta có thể nhận định được quan niệm nghệ thuật của nhà thơ luôn
bắt nguồn từ cuộc sống. Đó là những cảm xúc, niềm tin, nỗi đau, mà mỗi người
tự trải qua trong cuộc đời. Từ đó, nhà thơ muốn truyền tải thông điệp về “niềm
tin chính bản thân mình” dành cho độc giả thông qua tập thơ mới. Chính những
chia sẻ trong các bài viết như trên đã giúp chúng tôi tiếp cận sâu hơn quan niệm
văn chương và tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Phong Việt.
Thông qua những nhận định của nhà báo Mạnh Hảo: “Mỗi tập thơ là một
chủ đề, một câu chuyện khác nhau nhưng lại không tách rời nhau, tất cả đều ẩn
chứa những nỗi buồn, nỗi đau về sự chia ly, về những điều chưa trọn vẹn. Có đi
cùng với thơ Nguyễn Phong Việt, bạn đọc sẽ nhận ra nỗi đau cá nhân trong thơ
anh không còn quá đằm sâu so với thời Đi qua thương nhớ, ta thấy trong thơ anh
giờ đây, dù vẫn là nỗi buồn, sự cô đơn nhưng đã lấp lánh những hy vọng, những
tin yêu. Có thể một số độc giả sẽ không còn yêu thơ anh về sự thay đổi ấy, nhưng
anh không lấy điều đó mà phiền muộn, lo lắng. Cuộc sống luôn luôn thay đổi.
Những nỗi đau rồi sẽ phai dần khi trái tim mỗi người “bật ra tiếng cười” [30].
Người đọc có thể nhận thấy hành trình chuyển biến tư duy và phong cách thơ của
Nguyễn Phong Việt, đi từ sự tinh khôi của thời áo trắng, đến cảm xúc yêu thương
tràn ngập nỗi buồn, mất mát và cô đơn, rồi lại trở nên chứa chan hi vọng, niềm
tin vào tình yêu và cuộc sống. Dù trong giai đoạn văn chương nào, Nguyễn
Phong Việt cũng dùng chất trữ tình của thơ ca để cất lên tiếng nói thay mình. Từ
đó, chúng tôi cũng sẽ dựa trên hành trình chuyển đổi phong cách này của nhà thơ
để khai thác sâu hơn tư duy nghệ thuật trong thơ anh.
Về phong cách viết và thông điệp Phong Việt đã truyền tải, nhà báo Tú
Anh đã nhận xét: “Khi đọc thơ Nguyễn Phong Việt người đọc dễ hình dung về
một con người từng trải, với những triết lí sâu sắc và ám ảnh trong đó luôn là
những nỗi buồn sâu thẳm, khôn nguôi. Nhưng Nguyễn Phong Việt lại tự nhận