Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tôn giáo và vai trò của Quân đội nhân Việt Nam trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
MIỄN PHÍ
Số trang
18
Kích thước
190.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1536

Tôn giáo và vai trò của Quân đội nhân Việt Nam trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

PHẦN MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo và

những năm gần đây đang có xu hướng phát triển. Cùng với quá trình đổi mới

toàn diện đất nước, việc đổi mới nhận thức, đánh giá và ứng xử đối với tôn giáo

cũng được đặt ra. Trong đó việc hoạch định chính sách về tín ngưỡng tôn giáo

và tổ chức thực hiện nó có một ý nghĩa rất to lớn nhằm bảo đảm cho sự ổn định

chính trị - xã hội; đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh

toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng thành công và

bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Để thực hiện tốt mục tiêu trên đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của toàn xã hội,

của cả hệ thống chính trị trong đó Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò cực

kỳ quan trọng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, việc phát huy vai trò của quân

đội trong thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo không

những có ảnh hưởng lớn đến công tác dân vận của Đảng mà còn góp phần giữ

vững ổn định chính trị trên địa bàn đóng quân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Thực hiện thắng lợi những

mục tiêu mà Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng đã đề ra.

PHẦN NỘI DUNG

I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN

VIỆT NAM VỀ TÔN GIÁO

1. Tôn giáo, nguồn gốc, bản chất của tôn giáo

Kế thừa và phát triển những quan niệm duy vật trước Mác về tôn giáo,

trên lập trường CNDVBC và CNDVLS xem xét giải quyết C.Mác - Ăng Ghen

đã đưa ra những quan điểm đúng đắn nhất như bàn về tôn giáo. Theo các ông:

“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới,

không có trái tim cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh

thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Hoặc Ph. Ăng Ghen quan niệm:

Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của

con người, những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ

là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực

lượng siêu trần thế".

Về nguồn gốc tôn giáo, các nhà kinh điển Mác xít cũng đã chỉ ra tôn giáo

ra đời do 3 nguồn gốc cơ bản đó là: Nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận

thức và nguồn gốc tâm lý. Tuy nhiên sự hơn hẳn của những nhà kinh điển Mác

xít so với những nhà tư tưởng trước đó là xác định yếu tố tinh thần hay yếu tố

kinh tế. C.Mác và Ăng Ghen với việc phát hiện ra CNDVBC cho rằng: Tính

quyết định của sự phát triển xã hội là yếu tố kinh tế, cho dù không phải là yếu tố

duy nhất và theo đó, sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị sự hiện diện

của những bất công xã hội, cùng với nỗi thất vọng bất lực trong cuộc đấu tranh

giai cấp của giai cấp bị trị chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.

Về bản chất tôn giáo, trong khi đồng tình với những quan niệm của phổ

biến về tôn giáo. C.Mác cũng bổ sung làm sáng tổ thêm bản chất tôn giáo vừa có

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!