Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Phương hướng và giải pháp nhằm hướng các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam
PREMIUM
Số trang
159
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1661

Phương hướng và giải pháp nhằm hướng các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Viêt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Häc viÖn chÝnh trÞ – Hµnh chÝnh quèc gia hå chÝ minh

------------------------

B¸o c¸o tæng hîp kÕt qu¶ Nghiªn cøu khoa häc

®Ò tµi cÊp bé n¨m 2008

M· sè: B. 08- 15

Ph−¬ng h−íng vµ gi¶i ph¸p nh»m h−íng c¸c t«n

gi¸o ®ång hµnh cïng d©n téc trong c«ng cuéc

x©y dùng chñ nghÜa x∙ héi ë viÖt nam hiÖn nay

C¬ quan chñ tr× : ViÖn Chñ nghÜa x· héi khoa häc

Chñ nhiÖm ®Ò tµi : PGS,TS NguyÔn §øc L÷

Th− ký ®Ò tµi : ThS. NguyÔn V¨n §oµn

7398

08/6/2009

Hµ néi - 2008

THÀNH VIÊN ĐỀ TÀI

Phạm Văn Dần

Hoàng Minh Đô

Nguyễn Văn Đoàn

Nguyễn Khắc Đức

Hoàng Thị Lan

Nguyễn Đức Lữ

Phùng Thị An Na

Ngô Hữu Thảo

Phạm Thị Thuận

Phạm Hữu Xuyên

MỤC LỤC

Tr.

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PhÇn I

T«n gi¸o vµ chñ nghÜa x∙ héi 13

I- Nh÷ng phong trµo t«n gi¸o mang t− t−ëng x∙ héi

chñ nghÜa vµ céng s¶n chñ nghÜa 13

II- Sù t−¬ng ®ång vµ kh¸c biÖt gi÷a lý t−ëng t«n gi¸o

vµ lý t−ëng x∙ héi chñ nghÜa 33

PhÇn II

T«n gi¸o ®ång hµnh cïng d©n téc trong x©y dùng

chñ nghÜa x∙ héi ë ViÖt Nam hiÖn nay 52

I- Hå ChÝ Minh vµ §¶ng ta vÒ vÊn ®Ò t«n gi¸o víi d©n

téc vµ chñ nghÜa x∙ héi 52

II. Mét sè t«n gi¸o lín ë ViÖt nam ®ång hµnh cïng

d©n téc trong qu¸ tr×nh x©y dùng chñ nghÜa x∙ héi 78

PHÇN III

T«n gi¸o ®ång hµnh cïng d©n téc trong c«ng

cuéc x©y dùng chñ nghÜa x∙ héi ë ViÖt Nam HiÖn

nay- Ph−¬ng h−íng vµ nh÷ng gi¶i ph¸p c¬ b¶n 108

I- Nh÷ng bµi häc kinh nghiÖm 108

II- Ph−¬ng h−íng vµ gi¶i ph¸p nh»m h−íng c¸c t«n

gi¸o ®ång hµnh cïng téc trong qu¸ tr×nh x©y dùng

chñ nghÜa x∙ héi hiÖn nay 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài

Tôn giáo, tín ngưỡng đã và đang tồn tại ở mọi quốc gia, qua nhiều thể chế

chính trị khác nhau. Tuy mỗi một tôn giáo cụ thể có lúc thịnh, khi suy; vai trò và

ảnh hưởng đối với đời sống xã hội không như nhau, nhưng nhìn chung tôn giáo vẫn

tồn tại ở mọi dân tộc suốt chiều dài của lịch sử nhân loại: “Tôn giáo một khi đã hình

thành, luôn luôn chứa đựng một chất liệu truyền thống, cũng như trong tất cả các

lĩnh vực tư tưởng, truyền thống là một lực lượng bảo thủ”

1

. Ph. Ănghen đã có dự

đoán về sự tiêu vong của tôn giáo, nhưng là ở trong một xã hội hoàn thiện của một

tương lai xa xôi, khi mà con người không chỉ có: “Mưu sự mà còn làm cho thành sự

nữa”, đến khi con người: “Không còn gì để phản ánh”2

.

Năm 1990, lần đầu tiên Đảng ta thừa nhận tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu

dài và đến năm 2003, trong Nghị quyết 25- NQ/TW của BCHTW, Đảng ta nêu cụ

thể hơn: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang

và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

1- Người Việt Nam, dù là dân tộc thiểu số hay đa số, có tôn giáo hay không

có tôn giáo, sống trong nước hay hay cư trú ở nước ngoài thì trong sâu thẳm của

tâm hồn vẫn ẩn chứa niềm tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, về mảnh đất

thiêng liêng hình chữ S - nơi có mồ mả tổ tiên kết đọng ở đền Hùng- cội nguồn của

dân tộc Việt. Văn hóa vật thể và phi vật thể, nhu cầu vật chất và tinh thần thể hiện

trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo thời nào cũng có. Nhìn chung, các tôn giáo ở

Việt Nam có truyền thống gắn bó với dân tộc, vì vậy việc xây dựng khối đoàn kết

gắn đạo với đời, tôn giáo với dân tộc để cho “nước vinh, đạo sáng” luôn là nguyện

vọng thiết tha của mọi người dân, trong đó có tín đồ các tôn giáo.

Tuy nhiên, nếu như trong mối quan hệ tôn giáo với dân tộc có phần thuận

buồm, xuôi gió thì trên bước đường tôn giáo đồng hành với chủ nghĩa xã hội lại gặp

không ít gập ghềnh, khó khăn, bởi trong quá khứ và hiện tại một số người đã từng

rắp tâm khai thác sự khác nhau giữa duy vật – duy tâm, vô thần hữu- thần, công

giáo- cộng sản... để chống phá chủ nghĩa xã hội.

1 C.Mác- Ph Ăng ghen Toàn tập, Tập 21, Nxb CTQG, H., 1995, tr. 449 2

C.Mác- Ph Ăng ghen Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG, H., 1994, tr. 439

2

2- Những người không mấy thiện cảm với người cộng sản và chủ nghĩa xã

hội đã từng biến mâu thuẫn dân tộc, giai cấp thành mâu thuẫn về nhận thức, tư

tưởng; biến vấn đề thứ yếu thành chủ yếu, nhằm tạo sự nghi kỵ, đối đầu giữa người

Cộng sản với tín đồ các tôn giáo. Họ sử dụng những luận điệu vô cùng thâm độc

như: “vô thần và hữu thần như nước với lửa”, “chủ nghĩa xã hội không tương dung

với tôn giáo”, “chủ nghĩa xã hội phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế”, “chủ nghĩa xã

hội không phù hợp với nền văn minh Kitô giáo”...

Tư tưởng chống chủ nghĩa xã hội còn có nguồn gốc từ thái độ của những

người đứng đầu giáo hội Công giáo, đặc biệt khi chủ nghĩa xã hội hiện thực xuất

hiện vào năm 1917. Xu hướng chống cộng lộ rõ và trắng trợn nhất dưới triều Giáo

hoàng Piô XI và Piô XII. Cho đến năm 1951, trong Thông điệp Sứ giả Phúc Âm,

Giáo hoàng Piô XII còn khẳng định lại: “Giáo hội đã lên án nhiều môn phái khác

nhau thuộc chủ nghĩa xã hội mác xít. Giáo hội còn duy trì mãi bản án ấy, vì nhiệm

vụ và quyền lợi vĩnh viễn của Giáo hội, là phải chặn đứng những dòng nước mãnh

liệt của những ảnh hưởng tai hại của chủ thuyết cộng sản hiện nay đang reo rắc

khắp nơi”.

Gần đây, thái độ của Vatican có mềm rẻo hơn, tuy vẫn coi “Chủ nghĩa vô

thần là nguy cơ của thời đại ngày nay vì nó vứt bỏ Chúa trời”, nhưng đã dịu giọng

hơn nhiều: “Những người có tín ngưỡng hay không đều phải chung sống với nhau

một cách chính đáng và khôn khéo” (Hiến chế về Giáo hội trước thời đại). Vatican

còn thừa nhận: “Chủ nghĩa vô thần cũng cao cả vì nó muốn công lý được thực hiện

trong xã hội” (Thông điệp Giáo hội của Chúa). Tuy nhiên, trong “Thông điệp Bách

chu niên” Giáo hoàng Gioan Phao lô II vẫn công khai lên án chủ nghĩa cộng sản và

cho rằng nguyên nhân đổ vỡ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô là do “Sự

trống rỗng về tâm linh do học thuyết vô thần gây ra”.

Ở Việt Nam, Giáo hội Công giáo cũng từng coi cộng sản là kẻ thù không đội

trời chung. Ngày 9- 11- 1951, các Giám mục họp tại Hà Nội đưa ra tuyên bố trong

Thư chung như sau: “Chúng tôi thấy mình có bổn phận nhắc nhở anh chị em đề cao

cảnh giác chống lại nguy cơ rất to lớn của chủ nghĩa cộng sản vô thần là một mối đe

doạ lớn lao nhất hiện nay. Chẳng những cấm anh chị em không được vào Đảng

Cộng sản, mà anh chị em cũng không được hợp tác với họ, hay làm bất cứ việc gì

có thể góp phần cách nào cho Đảng Cộng sản lên nắm chính quyền. Mối nguy hiểm

3

nghiêm trọng và các hậu quả của nó kinh khủng đến nỗi chúng tôi cảm thấy có bổn

phận nhắc anh chị em đề phòng cả đối với kiểu lươn lẹo và mưu chước người cộng

sản dùng để đánh lừa dân chúng, những mưu trước chỉ phục vụ cho mục tiêu của

người cộng sản mà thôi”3

.

Khâm sứ Toà thánh Vatican tại Việt Nam đã lên án tất cả những ai là Công

giáo cộng tác với Việt Minh và đe doạ rút phép thông công những người hợp tác với

Việt minh- cộng sản. Họ cho rằng, chủ nghĩa cộng sản xung khắc tuyệt đối với

Công giáo, vì vậy không bao giờ có thể vừa theo cộng sản vừa theo Công giáo

được, và người Công giáo nào gia nhập Đảng Cộng sản thì lập tức bị khai trừ khỏi

giáo hội.

Chính vì thái độ của Vatican và Hội đồng Giám mục Công giáo ở Việt Nam

như vậy, nên nhiều chức sắc cao cấp và một số ít tín đồ Công giáo nước ta bị tiêm

nhiễm bởi tư tưởng chống cộng khá nặng nề. Linh mục Nguyễn Huy Lịch viết: “Tại

việt Nam thì hàng Giám mục vẫn còn não trạng chống cộng của thông điệp Divini

Redemptoris (1937), của Chỉ thị Thánh bộ năm 1949 cấm Công giáo hợp tác với

cộng sản và của lá thư luân lưu về thái độ của người Công giáo với Cộng sản ở Việt

nam”4

.

3- Trước hiện trạng về thái độ của Vatican và một số vị chức sắc như trên,

phía những cộng sản trên thế giới và trong nước cũng khó tránh khỏi định kiến, mặc

cảm đối với tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Trong văn kiện Quốc tế

cộng sản từ đại hội VI (1928) xác định nhiệm vụ chống các thế lực tôn giáo gắn liền

với các nhiệm vụ chống chủ nghĩa đế quốc, tư sản và phong kiến bản xứ 5

. Từ sau

năm 1917, nước Nga Xô viết tuyên bố về quyền tự do tôn giáo, nhưng đến Hiến

pháp năm 1936, tại Điều 124 lại xác định: “Tự do tôn giáo và tự do chống tôn

giáo”. Dưới thời Xtalin chủ trương vô thần được coi là trách nhiệm đạo đức của

toàn dân.

Xu hướng chung của giai đoạn trước và sau thế chiến thứ II là tả khuynh với

tôn giáo, quan điểm vô thần cực đoan là phổ biến. Không ít người coi tôn giáo là

hiện tượng xã hội hoàn toàn tiêu cực, cần phải loại bỏ càng sớm càng tốt. Thái độ

3

Trần Tam Tỉnh: Thập giá và lưỡi gươm, Nxb. Trẻ, Thành phố HCM, 1988, tr.93 4

Xem Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 1/1999 5

Xem Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 1/1999

4

của người mác- xít trong giai đoạn này được nêu khá cụ thể trong cuốn Tôn giáo và

khoa học của G.Cogniot: “Những người cộng sản Liên Xô và ở những nước dân

chủ nhân dân đi theo tư tưởng cho rằng việc người ta đoạn tuyệt với tôn giáo là kết

quả của sự xoá bỏ chủ nghĩa Tư bản, rằng cuộc đấu tranh chống tôn giáo cần phải

được hướng dẫn gắn liền trực tiếp với phong trào đấu tranh giai cấp, với hoạt động

thực tiễn xã hội nhằm từ bỏ những gốc rễ thật sự của tôn giáo, những lý do lịch sử

của nó”6

.

Những quan điểm tả khuynh trong vấn đề tôn giáo của Quốc tế Cộng sản nói

trên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các Đảng Cộng sản ở Phương Đông.

Ở Trung Quốc, những người mác- xít cũng mắc phải thái độ tả khuynh với

tôn giáo, mà điển hình là trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Cuộc “Đại Cách mạng

Văn hóa” bắt đầu năm 1965 đã biến quyền tự do tín ngưỡng mà Hiến pháp công

nhận thành vật hy sinh cho nhiệm vụ diệt “bốn lỗi thời” (văn hóa lỗi thời, phong tục

lỗi thời, thói quen lõi thời, tư duy lỗi thời). Hồng vệ binh phá phách đền chùa, tu

viện, phá hủy tượng thánh và kinh sách, nhạo báng các nhà tu hành, ngăn chặn hoạt

động tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội… Nhà nước biểu thị thái độ bất hợp tác về chính

trị với các giáo hội. Cấm các hoạt động về in ấn, xuất bản kinh sách tôn giáo.

Ở nước ta, sau Cách Mạng tháng Tám, một số địa phương, dù ít hay nhiều,

cũng chịu ảnh hưởng của các quan điểm tả khuynh trên thế giới. Thái độ tả khuynh

với tôn giáo tuy không quyết liệt như ở Trung Quốc, nhưng biểu hiện của nó còn

kéo dài cho đến những năm 70, 80 cuối thế kỷ XX.

4- Thái độ tả khuynh với tôn giáo- dù vào thời kỳ nào, thể chế chính trị ra

sao đều bị trả giá. Bài học ấy đã được các nhà kinh điển của chủ ghĩa Mác – Lênin

cảnh báo.

Theo quan điểm chính thống của những người mác –xít chân chính, thì người

cộng sản không bao giờ có ý định phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa

xã hội và cũng chưa khi nào có chủ trương chống tôn giáo mà chỉ chống những kẻ

lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị phản động. Ngay từ năm 1844, trong “Bản

thảo kinh tế và triết học”, C.Mác đã viết: “Chủ nghĩa vô thần là phủ nhận Thượng

Đế và đặt làm định đề sự tồn tại của con người thông qua sự phủ định đó: nhưng

6 Tôn giáo và khoa học (Bản dịch), Nxb Sự thật, H., 1963, tr.69

5

chủ nghĩa xã hội như chính nó không cần đến cầu nối đó”

7

. Ph. Ăngghen đã từng

phê phán gay gắt đối với những phần tử tả khuynh vô chính phủ khi muốn ghi vào

cương lĩnh của đảng công nhân việc công khai thừa nhận chủ nghĩa vô thần theo cái

nghĩa là tuyên chiến với tôn giáo. Năm 1874 ông đã phê phán tuyên ngôn của phái

Blăng-ki và cho rằng: “Tuyên chiến ầm ĩ của họ với tôn giáo là dại dột”, rằng:

“Tuyên chiến như thế là một phương pháp tốt nhất làm khích động thêm sự quan

tâm của người ta đối với tôn giáo”8

.

Đến năm 1877, trong cuốn “Chống Đuy- rinh”, Ph. Ăngghen lại lên án tư

tưởng cách mạng giả hiệu của Đuy- rinh, khi ông ta “chủ trương cấm tôn giáo trong

xã hội chủ nghĩa”9

.

Lênin cũng đã từng tỏ thái độ không đồng tình đối với những phần tử tả

khuynh vô chính phủ muốn phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội và

những hành vi thô bạo của họ. Ông cho rằng: “Đối với chúng ta, sự thống nhất của

cuộc đấu tranh thực sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo một cảnh cực

lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sản về

cảnh cực lạc trên thiên đường”10. Điều mà người cộng sản cần và có trách nhiệm là:

“Đoàn kết họ lại vì cuộc đấu tranh thực sự nhằm giành lấy một cuộc đời tốt đẹp hơn

trên trần thế”

11.

5- Sau những bài học đắt giá về thái độ tả khuynh với tôn giáo, đồng thời do

sự biến đổi của thời cuộc, những người cộng sản có thời gian và điều kiện để suy

nghẫm những di sản tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin về

tôn giáo để đổi mới nhận thức đối với tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội.

Ở Trung Quốc, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Uỷ ban Trung ương Đảng cộng

sản Trung Quốc Khóa II (tháng 12/1978) đã bắt đầu có nhiều ý kiến lên án hành vi

tả khuynh của “Cách mạng Văn hóa”. Lâm Bưu và bè lũ bốn tên bị quy tội là đã đàn

áp tôn giáo. Trong thời gian hơn 10 năm hỗn loạn (1966- 1976), Lâm Bưu và bè lũ

bốn tên thật sự đã làm cho cả những người có tín ngưỡng và những người không có

tín ngưỡng đều phải chịu đau khổ.

7

Về tôn giáo, tập I, Nxb KHXH, H., 1994, tr.228

8

Lênin toàn tập, tập 17, Nxb TB, M., 1979, tr. 511

9

Lênin toàn tập, tập 17, Nxb TB, M., 1979, tr.521

10 V.I. Lênin toàn tập, Tập 12, Nxb TB.M 1979, tr.174 11 V.I. Lênin toàn tập, tập 12, Nxb TB, M., 1979, tr. 170

6

Trong những năm 1980, các cơ quan lập pháp và hành pháp của nước Cộng

hòa nhân dân Trung Hoa đã có những bước đi thực tế nhằm giảm bớt hậu quả nặng

nề của “Cách mạng Văn hóa” trong lĩnh vực tôn giáo. Những người hoạt động tôn

giáo trước kia bị quy tội chống nhà nước đã được minh oan. Nhà nước đã cấp kinh

phí để xây dựng lại các cơ sở thờ tự tôn giáo nổi tiếng. Từ thái độ tả khuynh của

những người cộng sản đối với tôn giáo trước đó, đến tháng 3/1982, Uỷ ban Trung

ương Đảng cộng sản Trung Quốc ban hành Nghị định “Những điểm cơ bản và

những cơ sở của chính sách về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ xã hội xã hội chủ nghĩa

ở nước ta” (được gọi là Văn kiện 19), trong đó đã thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm về

tôn giáo của quá khứ.

Văn kiện 19 là dấu mốc quan trọng cho sự đổi mới quan điểm của Đảng

Cộng sản Trung Quốc đối với tôn giáo để khắc phục dần những lỗi lầm của quá

khứ. Vào ngày 7/11/1993, trong Hội nghị công tác Mặt trận thống nhất toàn quốc,

đồng chí Giang Trạch Dân thay mặt cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

phát biểu nhấn mạnh về 3 vấn đề về tôn giáo:

“Một là, quán triệt, chấp hành chính sách tôn giáo của Đảng một cách toàn

diện và đúng đắn;

Hai là, tăng cường quản lý tôn giáo theo pháp luật;

Ba là, phải lãnh đạo và hướng dẫn tôn giáo phù hợp với xã hội xã hội chủ

nghĩa”

12.

Đối với Việt Nam, một quốc gia đa tôn giáo và dân tộc, phần lớn các tôn

giáo lớn ở nước ta đều là tôn giáo ngoại sinh. Các tôn giáo ngoại sinh khi du nhập

vào Việt Nam muốn tồn tại và phát triển phải biến đổi ít nhiều để phù hợp với dân

tộc, với nền tảng văn hoá bản địa. Lịch sử đã minh chứng các tôn giáo: Nho giáo,

Phật giáo, và sau này là Kitô..., khi du nhập vào Việt Nam đều phải biến đổi để

đồng hành cùng dân tộc. Dẫu vậy, nhìn một cách toàn cục trong suốt chiều dài lịch

sử, vấn đề tôn giáo và dân tộc ở Việt Nam cũng không phải đã êm ấm. “Xung đột”

giữa dân tộc và tôn giáo được biểu hiện rõ nét từ khi chủ nghĩa thực dân lợi dụng

tôn giáo như một “phương tiện” hữu hiệu để xâm lược nước ta. Chính sự có mặt của

chủ nghĩa thực dân, điển hình là thực dân Pháp, sau này là Mỹ đã đưa các tổ chức tôn

12 Văn hiến tuyển tập: Công tác tôn giáo trong thời kỳ mới. Nxb Văn hoá tôn giáo TQ,

1995, tr.253

7

giáo đi theo những thái cực rõ ràng: một bên là bảo vệ đạo, bảo vệ nền độc lập dân

tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị; một bên

ủng hộ các thế lực phản động để chống lại tổ quốc, đi ngược với nguyện vọng của

quần chúng nhân dân. Những xung đột đó chỉ được giải quyết khi độc lập dân tộc

được khẳng định, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo được tôn

trọng.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo cách mạng thành công, lập nên

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cùng với phương châm phù hợp và đúng

đắn: tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết; độc lập dân tộc, tự do cho mỗi người,

đã tìm được mẫu số chung giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những

người không có tín ngưỡng, tôn giáo, quy tụ được sức mạnh đoàn kết toàn dân,

đập tan âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết của kẻ thù, đưa đất nước Việt Nam sang

một trang sử mới, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Về cơ bản, trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề tôn giáo với

chủ nghĩa xã hội không hề có mâu thuẫn. Trên lý thuyết, nhà nước xã hội chủ nghĩa

và tôn giáo có sự tương đồng về mục tiêu lý tưởng, song trên thực tế, có nơi, có lúc

do sự ấu trĩ tả khuynh trong nhận thức và việc thực hiện chính sách tôn giáo của

một bộ phận cán bộ đã làm cho một số người ngộ nhận, hiểu lầm dẫn đến cho rằng

tôn giáo khó chung sống với với chủ nghĩa xã hội. Nhân cơ hội này các thế lực thù

địch chống chủ nghĩa xã hội đã lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá cách mạng.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, trong giai đoạn hiện nay việc nghiên

cứu để tìm ra những phương hướng và giải pháp nhằm hướng các tôn giáo đồng

hành cùng dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là vấn đề rất quan trọng và

cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Vấn đề càng trở lên cấp thiết khi Đảng ta thừa nhận “Tôn giáo là vấn đề còn

tồn tại lâu dài” (Nghị quyết 24 - NQ/TW năm 1990) và “Tín ngưỡng, tôn giáo là

nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong

quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” (Nghị quyết 25- NQ/TW của Ban

chấp hành Trung ương Đảng, ngày 12/3/2003).

Mặt khác, lịch sử thế giới đã chứng minh rằng tôn giáo đã từng tồn tại ở các

thể chế chính trị khác nhau và nó cũng đã từng biến đổi để phù hợp với xã hội

đương thời. Xóa bỏ tôn giáo ư? Lịch sử đã chứng minh là ảo tưởng và dại dột. Gạt

8

bộ phận người có tôn giáo khỏi đời sống chính trị- xã hội chăng? Như vậy, sẽ không

phát huy được lực lượng quần chúng đông đảo (ở nước ta người có tôn giáo chiếm

25% dân số, còn người có tín ngưỡng khoảng 80%) tham gia vào công cuộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậy nên tốt nhất là lôi cuốn đồng bào có đạo cùng toàn

dân xây dựng xã hội mới, quy tụ nhân tâm, hòa hợp dân tộc với phương châm “Đại

đoàn kết toàn dân tộc cần lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để

gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và

đồng bào ta định cư ở nước ngoài; xoá bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử

về quá khứ, thành phần giai cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với

lợi ích của dân tộc; đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần

cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giữ gìn sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội vì tương

lai tươi sáng của dân tộc”. (trang 41, Văn Kiện Đại hội X).

Vậy cần phải có phương hướng và giải pháp như thế nào làm cho tôn giáo

đồng hành cùng dân tộc trong điều kiện xã hội mà nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa

duy vật mác- xít? Đây là vấn đề lớn mà hiện nay chưa đề tài nào nghiên cứu một

cách có hệ thống, đầy đủ và sâu sắc. Với việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Phương

hướng và giải pháp nhằm hướng các tôn giáo ở Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

trong qúa trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”, chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra những

phương hướng và giải pháp làm cho tôn giáo thích ứng với dân tộc và chế độ chính

trị mới. Đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết để tạo điều kiện quy tụ

lòng dân, tạo sự đồng thuận xã hội, đoàn kết dân tộc cùng chung sức, chung lòng

xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ lâu, vấn đề dân tộc, tôn giáo và chủ nghĩa xã hội đã thu hút được sự quan

tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về

mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc, nhưng đề tài này sẽ quan tâm hơn về mối

quan hệ tôn giáo với chủ nghĩa xã hội. Mối quan hệ này, theo quan điểm đổi mới

gần đây được các học giả thuộc trường phái mác- xít và ngoài mác – xít ở nước

ngoài và trong nước rất chú ý.

2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở nước ngoài

9

Mối quan hệ tôn giáo với dân tộc, tôn giáo với chủ nghĩa xã hội không chỉ là

đề tài được các học giả mác- xít quan tâm nghiên cứu mà nó còn cuốn hút sự chú ý

của cả các học giả tư sản phương Tây, như: Roland Galibois, Robert A.Pois, Marcel

Gauchet, Iuri Pôpôv ...

Liên quan đến vấn đề tôn giáo- dân tộc- chủ nghĩa xã hội ở Mỹ La tinh, ta

không thể không nhắc tới tác giả Phrây Bectto- một đại diện xuất sắc của “thần học

giải phóng”- một khuynh hướng có ảnh hưởng trong đạo Thiên chúa ở Mỹ Latinh,

S.V.Rojo- giáo sư triết học trường đại học Tổng hợp Chi Lê....

Cuốn 40 năm nghiên cứu tôn giáo của Sở Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới,

thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung quốc (do Nhiệm Kế Dũ Chủ biên) xuất bản

nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Sở năm 2005 có rất nhiều tác giả công bố những

công trình nghiên cứu khá sâu sắc về vấn đề tôn giáo và chủ nghĩa xã hội, như:

Dương Nhã Lâm, Tạo Ứng, An Bảo Chi... là những bài viết trực tiếp liên quan đến

đề tài này.

2.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong nước

Nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc là nội dung rộng lớn, phức

tạp, bởi sự tương tác của hai “thực thể” này được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác

nhau: chính trị, văn hoá, ý thức hệ... Ngoài những trước tác của các nhà kinh điển

của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Hồ Chí Minh từ những năm 1924, đến đầu thập kỷ

60 của thế kỷ XX được coi là những nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu tôn

giáo cũng như mối quan hệ tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội, còn phải kể

đến một số tác giả tiêu biểu khác, như: Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Cừ, Lê

Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Quang Hưng,

Nguyễn Đức Lữ... Nhìn chung, các tác giả trên đã chỉ ra cơ sở tồn tại của mối quan

hệ dân tộc và tôn giáo, những điểm tương đồng nhất định giữa tôn giáo và chủ

nghĩa xã hội. Kết quả nghiên cứu đó, một mặt có đóng góp đáng kể vào việc nghiên

cứu lý luận về tôn giáo nói chung, quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa

xã hội nói riêng; mặt khác những luận điểm quan trọng của họ góp phần hoạch định

đường lối, chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và thực hiện chính sách ấy

hiện nay.

Đóng góp cho nội dung nghiên cứu của đề tài, còn phải kể đến một số công

trình của các học giả trong cả nước ở các thời kỳ khác nhau.

10

Ở miền Bắc, những tác giả có các công trình được xuất bản trước năm 1975

có: Phạm Bá Trực, Nguyễn Văn Đạt, Garôđi.R, Hùng Lý, Quang Toàn- Nguyễn

Hoài, Trần Văn Giàu, Bùi Thị Kim Quỳ...

Ở miền Nam, những công trình xuất bản trước 1975, có một số tác giả: Lê

Tiền Giang, Trương Bá Cần, Lý Chánh Trung, Jerrold. S, Nguyễn Lang... Ngoài các

tác giả kể trên, giai đoạn trước năm 1975 còn phải kể tới một số tác giả người Việt

Nam ở nước ngoài cũng nghiên cứu một cách khá hệ thống vấn đề này: Cao Huy

Thuần, Trần Tam Tỉnh...

Sau năm 1975, thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối, việc nghiên

cứu quan hệ tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội được đặt ra cấp thiết hơn bao

giờ hết.

Ở giai đoạn này, việc nghiên cứu các mối quan hệ tôn giáo có phần đa dạng

hơn, biểu hiện bằng những khuynh hướng khác nhau, như: nghiên cứu quan hệ dân tộc

và tôn giáo trước, trong cách mạng dân tộc dân chủ để thấy được nét phổ quát của mối

quan hệ này, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu ở giai đoạn cách mạng xã hội chủ

nghĩa. Điển hình khuynh hướng nghiên cứu này có một số tác giả: Phong Hiền,

Nguyễn Hồng Dương, Bùi Thị Thu Hà, Nguyễn Đình Lễ, Trịnh Hồng Hạnh,

Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Đức Lữ, Linh Mục Trương Bá Cần...

Có thể nói sau Nghị quyết 24/1990/NQ- TW của Bộ Chính trị Về công tác

tôn giáo trong tình hình mới, việc nghiên cứu quan hệ tôn giáo và dân tộc diễn ra

hết sức đa dạng, bởi vì đến thời điểm sau gần 30 năm thống nhất đất nước, các nhà

nghiên cứu, các nhà chính trị mới có điều kiện để tổng kết quan hệ này ở Việt Nam

trong thời kỳ dài xây dựng chủ nghĩa xã hội một cách bình tĩnh hơn; mặt khác, vào

thời điểm này trên tinh thần đổi mới, trong đó có đổi mới nhận thức về vấn đề tôn

giáo của Đảng, nên có điều kiện nghiên cứu quan hệ này một cách bản chất hơn.

Những công trình trên, ở một khía cạnh, giác độ nào đó, rất có giá trị mà đề

tài này cần kế thừa. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên

cứu một cách có hệ thống, cơ bản trên cơ sở lịch sử, lý luận, thực tiễn về sự tồn tại

của tôn giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa để hướng hoạt động của các tôn giáo

thích ứng với xã hội mới. Hy vọng đề tài này là bước khởi đầu cho một chặng

đường dài trên con đường tôn giáo không chỉ đồng hành cùng dân tộc mà cả thính

ứng với chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa.

11

3- Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Trên cơ sở làm rõ mối tương quan giữa tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã

hội, đề tài góp phần đề xuất một số phương hướng, giải pháp định hướng hoạt động

các tôn giáo đồng hành với dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

nước ta.

Để đạt mục tiêu trên, đề tài xác định một số nhiệm vụ sau:

- Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ tôn giáo với dân

tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Hai là, nghiên cứu về một số tôn giáo lớn ở Việt Nam trong mối quan hệ với

dân tộc và chủ nghĩa xã hội trước và trong thời kỳ đổi mới

- Ba là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề ra được phương

hướng và giải pháp làm cho tôn giáo gắn bó với dân tộc trong quá trình xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

4- Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo nhưng đề tài này chủ yếu tập trung

nghiên cứu ở hai tôn giáo lớn là: Phật giáo và Công giáo.

- Trong mối quan hệ tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội diễn ra qua các

giai đoạn lịch sử nhưng đề tài sẽ tập trung nghiên cứu giai đoạn sau năm 1975, đặc biệt

là trong thời kỳ đổi mới.

5- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật mác xít kết hợp các

phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, nghiên cứu thực tế các địa

phương, trao đổi, toạ đàm và mời các chuyên gia.

6- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận

- Đề tài sẽ làm rõ hơn quan điểm mác- xít về tính lịch sử của tôn giáo và mối

quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức, tôn

giáo luôn biến đổi phù hợp với tồn tại xã hội.

- Đề tài góp phần làm rõ thêm những luận điểm quan trọng của chủ nghĩa Mác￾Lênin và Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo với chủ nghĩa xã hội.

12

- Cung cấp thêm các luận cứ cho quan điểm mới: tôn giáo không chỉ đồng hành

cùng dân tộc mà còn có khả năng thích ứng với chủ nghĩa xã hội.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đề tài sẽ góp phần khắc phục khuynh hướng “tả” đối với tôn giáo vẫn còn ở

một số cán bộ, đảng viên.

- Khắc phục được thái độ mặc cảm, định kiến ở một số chức sắc, tín đồ các tôn

giáo đối với những người cộng sản và chủ nghĩa xã hội

- Tạo sự an tâm, phấn khởi trong đồng bào có đạo để cùng những người cộng sản￾vô thần xây dựng “Thiên đuờng” nơi trần thế- chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

- Thuận lợi cho việc triển khai chủ trương, chính sách đối với tôn giáo của

Đảng và Chính phủ; đồng thời chống âm mưu lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối đoàn

kết toàn dân của các thế lực thù địch.

7- Kết cấu của đề tài

Ngoài Phần mở đầu, đề tài được chia làm 3 phần:

Phần I: Tôn giáo và chủ nghĩa xã hội

Phần II: Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Phần III: Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong chủ nghĩa xã hội ở việt nam

hiện nay - phương hướng và những giải pháp cơ bản

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!