Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề "nhiệt độ xung quanh ta" vật lý 6 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
PREMIUM
Số trang
164
Kích thước
10.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1888

Tổ chức dạy học tích hợp chủ đề "nhiệt độ xung quanh ta" vật lý 6 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LÂM BÍCH HUY

TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “NHỆT ĐỘ XUNG

QUANH TA” – VẬT LÍ 6 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH

Ngành: Lí luận và PPDH Bộ môn Vật lí

Mã số: 8.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đà Nẵng - Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN VĂN GIANG

Phản biện 1: TS. TƯỞNG DUY HẢI

Phản biện 2: TS. LÊ THANH HUY

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm

vào ngày 20 tháng 7 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN

1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ trong giai đoạn

hiện nay cùng với Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CM 4.0) đòi hỏi ngành

giáo dục nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết số 29 của Trung

ương Đảng nhằm đào tạo được người lao động, nhất là thế hệ trẻ phải có phẩm chất

tốt, tự tin, năng động, linh hoạt và sáng tạo. Do vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã

được đổi mới và được thể hiện trong Chương trình giáo dục phổ thông mới (2017) với

những nội dung cốt lõi đó là: giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận

dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời...

Để đạt được mục tiêu mới của giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới toàn

diện giáo dục, trong đó cốt lõi là đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra,

đánh giá chất lượng giáo dục. Nội dung chương trình giáo dục cấp THCS được xây

dựng theo hướng tích hợp, đặc biệt là có môn Khoa học tự nhiên. Phương pháp dạy

học và kiểm tra đánh giá ở bậc phổ thông nói chung và ở cấp THCS nói riêng phải

hướng tới hoạt động động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo nuôi dưỡng các ý tưởng

khoa học của học sinh, làm cho các em có nhu cầu khao khát muốn bộc lộ ý tưởng,

đam mêm, biết cách làm việc độ lập và làm việc hợp tác. Trong đó, dạy học tích hợp là

định hướng dạy học mới nhằm giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp

kiến thức, kĩ năng, … thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết hiệu quả các vấn

đề trong học tập và thực tiễn của cuộc sống.

Nhiệt học nói chung và nhiệt độ nói riêng là một trong những nội dung kiến

thức cơ bản ở môn Vật lí cấp THCS. Các hiện tượng liên quan đến nhiệt học và nhiệt

độ là khá phổ biến, gần gũi với đời sống và khoa học kĩ thuật đối với học sinh. Tuy

nhiên, thực tế cho thấy chất lượng học tập nội dung kiến thức này của học sinh chưa

cao, nhất là khả năng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề liên quan nói chung và

trong thực tiễn nói riêng là chưa tốt.

Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: TỔ CHỨC DẠY HỌC

TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ „„NHIỆT ĐỘ XUNG QUANH TA‟‟ VẬT LÍ 6 THEO

HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH

2

2. Mục tiêu

Xây dựng nội dung và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh

ta” theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 6

3. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được nội dung dạy học tích hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh ta”

mức liên môn, sử dụng hợp lý các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo

hướng phát triển năng lực thì sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp

6.

4. Đối tƣợng nghiên cứu

- Cở sở lý luận về dạy học tích hợp và phương pháp dạy học tích hợp theo hướng

phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 6.

- Nội dung kiến thức về nhiệt học vật lí 6 gồm: sự nở vì nhiệt của các chất, sự

nóng chảy và sự đông đặc, sự bay hơi và sự ngưng tụ; một số nội dung ở các môn học

liên quan đến nhiệt độ như: môn Địa lí, Sinh học.

- Các hoạt động tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh ta” ở môn

Vật lí lớp 6.

5. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung kiến thức: Phần nhiệt học ở môn Vật lí lớp 6 và các kiến thức liên

quan đến nhiệt độ ở môn Sinh học, Địa lý lớp 6.

- Về đối tượng, thời gian, địa điểm thực nghiệm sư phạm: học sinh lớp 6; dạy

thực nghiệm từ tháng (02-05)/2019 tại Trường THCS Nguyễn Lương Bằng – Quận

Liên Chiểu – Thành phố Đà nẵng.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giả thuyết của đề tài, đề tài thực hiện

những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học tích hợp và việc phát triển năng lực giải

quyết vấn đề của học sinh trong dạy học vật lí ở trường THCS.

- Điều tra, đánh giá thực trạng việc tổ chức dạy học tích hợp và thực trạng dạy

học các nội dung liên quan đến chủ đề “Nhiệt học” của học sinh lớp 6 THCS trên tahi

Trường THCS Nguyễn Lương Bằng - Quận Liên Chiểu- thành phố Đà Nẵng.

3

- Xây dựng nhiệm vụ học tập tích hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh ta” của

học sinh lớp 6.

- Đề xuất một số hoạt động có thể tổ chức cho việc dạy học tích hợp chủ đề

“Nhiệt độ xung quanh ta” của học sinh lớp 6.

- Soạn thảo tiến trình dạy học tích hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh ta” của học

sinh lớp 6 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Xây dựng và thực hiện công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học

sinh lớp 6 thông qua các dạy học tích hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh ta”.

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của giả thuyết khoa

học của đề tài.

- Nêu các kết luận, ý nghĩa khoa học, thực tiễn và kiến nghị của đề tài.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ trên chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp

nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận:

+ Nghiên cứu văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về tổ chức dạy học tích hợp và

phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

+ Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Vật lí,

chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập môn Vật lí, Sinh

học, Địa lí ở cấp THCS và các tài liệu khác liên quan đến việc tổ chức dạy học tích

hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh ta” và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học

sinh lớp 6 THCS.

- Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn:

+ Nghiên cứu thực tiễn dạy học tích hợp ở trường THCS Nguyễn Lương Bằng

trên địa bàn Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng bằng việc tiến hành khảo sát qua

phiếu điều tra, phỏng vấn và đàm thoại với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh lớp 6.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của

việc tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh ta” và phát triển năng lực

giải quyết vấn đề của học sinh lớp 6 THCS.

4

8. Đóng góp của luận văn

Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh ta” theo

hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 6 THCS.

9. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội

dung luận văn gồm có ba chương:

Chương I. Cơ sở lí luận của việc dạy học tích hợp và phát triển năng lực giải

quyết vấn đề của học sinh

Chương II. Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh

ta” - Vật lí lớp 6 THCS.

Chương III. Thực nghiệm sư phạm

5

PHẦN II. NỘI DUNG

CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH

1.1. Tổng quan về dạy học tích hợp

1.1.1. Khái niệm về tích hợp

1.1.2. Khái niệm về dạy học tích hợp

1.1.3. Tại sao phải dạy học tích hợp ?

1.1.3.1. Phát triển năng lực người học

1.1.3.2. Tận dụng vốn kinh nghiệm của người học

1.1.3.3. Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp giữa các

môn học.

1.1.3.4. Tinh giản kiến thức tránh sự lặp lại nội dung ở các môn học

1.1.4. Các mức độ tích hợp trong dạy học tích hợp

1.1.4.1. Tích hợp nội môn (tích hợp trong một môn học)

1.1.4.3. Tích hợp liên môn

1.1.4.4. Tích hợp xuyên môn (hòa trộn)

1.2. Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp

1.2.1 Quy trình tổ chức dạy học tích hợp

Sơ đồ 1.1. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp có thể qua 7 bƣớc nhƣ sau

[25]:

(5). Xây dựng nội

dung hoạt động dạy

học của chủ đề

DẠY HỌC TÍCH

HỢP

(2). Xác định các vấn

đề cần giải quyết

(3). Xác định kiến

thức cần thiết để giải

quyết vấn đề

(4). Xác định mục

tiêu dạy học của chủ

đề

(6). Lập kế hoạch

dạy học chủ đề

(7). Tổ chức dạy

học và đánh giá chủ

đề

(1). Lựa chọn chủ đề

6

1.2.2. Kĩ thuật và phƣơng pháp dạy học tích hợp

1.2.2.1. Dạy học giải quyết vấn đề

1.2.2.2. Dạy học theo nhóm

1.2.2.3. Dạy học theo trạm

1.2.2.4. Dạy học theo dự án

1.3.2. Cấu trúc của năng lực

1.3.3. Năng lực của học sinh

1.3.4. Quá trình hình thành năng lực

1.3.5. Năng lực giải quyết vấn đề

1.3.5.1. Khái niệm

1.3.5.2. Cấu trúc và các biểu hiện hành vi của năng lực giải quyết vấn đề

Bảng 1.5. Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực

thành tố

Chỉ số hành vi Mức độ biểu hiện

1. Tìm

hiểu vấn

đề

1.1. Tìm hiểu

tình huống vấn

đề

M1: Quan sát, mô tả được các quá trình, hiện tượng

trong tình huống để làm rõ vấn đề cần giải quyết.

M2: Giải thích thông tin đã cho, mục tiêu cuối cùng

cần thực hiện để làm rõ vấn đề cần giải quyết.

M3: Phân tích, giải thích thông tin đã cho, mục tiêu

cần thực hiện và phát hiện vấn đề cần giải quyết.

1.2. Phát hiện

vấn đề cần

nghiên cứu

M1: từ các thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện

tượng trình bày một số câu hỏi riêng lẻ.

M2: Từ các thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện

tượng, trình bày được các câu hỏi liên quan đến vấn

đề cần giải quyết.

M3: Từ các thông tin đúng và đủ về quá trình, hiện

tượng trình bày được câu hỏi liên quan đến và xác

định được vấn đề cần giải quyết.

1.3. Phát biểu

vấn đề

M1: Sử dụng ít nhất một phương thức (văn bản, hình

vẽ, biểu bảng, lời nói, …) để diễn đạt lại vấn đề.

M2: Sử dụng ít nhất hai phương thức để diễn đạt lại

vấn đề.

7

M3: Diễn đạt vấn đề ít nhất hai phương thức và phân

tách thành các vấn đề bộ phận.

2. Đề

xuất giải

pháp

2.1. Diễn đạt lại

tình huống bằng

ngôn ngữ của

chính mình

M1: Diễn đạt lại được tình huống một cách đơn giản.

M2: Diễn đạt lại được tình huống trong đó có sử

dụng các hình vẽ, kí hiệu để làm rõ thông tin của tình

huống.

M3: Diễn đạt lại được các tình huống bằng nhiều

cách khác nhau một cách linh hoạt.

2.2. Tìm kiếm

thông tin liên

quan đến vấn đề

M1: Bước đầu thu thập thông tin về kiến thức và

phương pháp cần sử dung để giải quyết vấn đề từ các

nguồn khác nhau

M2: Lựa chọn được nguồn thông tin về kiến thức và

phương pháp cần sử dụng để giải quyết vấn đề và

đánh giá nguồn thông tin đó.

M3: Lựa chọn được toàn bộ các nguồn thông tin về

kiến thức và phương pháp cần sử dụng để giải quyết

vấn đề cần thiết và đánh giá được độ tin cậy của

nguồn thông tin đó.

2.3. Đề xuất giải

pháp giải quyết

vấn đề

M1: Thu thập, phân tích thông tin liên quan đến vấn

đề, xác định thông tin cần hiết để giải quyết vấn đề.

M2: Đưa ra phương án giải quyết (Đề xuất giả

thuyết, phương án kiểm tra giả thuyết bằng suy luận

lí thuyết hoặc thực nghiệm).

M3: Lựa chọn phương án tối ưu, lập kế hoạch thực

hiện.

3. Thực

hiện giải

pháp giải

3.1. Lập kế

hoạch cụ thể để

thực hiện giải

pháp.

M1: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ

thể, diễn đạt các kế hoạch cụ thể đó bằng văn bản.

M2: Phân tích giải pháp thành kế hoạc thực hiên cụ

thể, diễn đạt các kế hoạch cụ thể đó bằng sơ đồ, hình

vẽ.

M3: Phân tích giải pháp thành kế hoạch thực hiện cụ

8

quyết

vấn đề

thể, thuyết minh các kế hoạc cụ thể qua sơ đồ, hình

vẽ.

3.2. Thực hiện

giải pháp

M1: Thực hiện được giải pháp để giải quyết vấn đề

cụ thể, giả định (vấn đề học tập) mà chỉ cần huy

động một kiến thức, hoặc tiến hành một phép đo, tìm

kiếm, đánh giá một thông tin cụ thể.

M2: Thực hiện giải pháp trong đó huy động ít nhất

hai kiên thức, hai phép đo, … để giải quyết vấn đề.

M3: thực hiện giải pháp cho một chuỗi vấn đề liên

tiếp, trong đó có những vấn đề nảy sinh từ chính quá

trình giải quyết vấn đề.

3.3. Đánh giá và

điều chỉnh các

bước giải quyết

cụ thể ngay trong

quá trình thực

hiện

M1: Đánh giá các bước trong quá trình giải quyết

vấn đề, phát hiện ra những sai sót, khó khăn.

M2: Đánh giá các bước trong quá trình giải quyết

vấn đề, phát hiện sai sót, khó khanw và diwa ra

những điều chỉnh.

M3: Đánh giá các bước trong quá trình giải quyết

vấn đề

4. Đánh

giá việc

giải

quyết

vấn đề,

xây dựng

vấn đề

mới

4.1. Đánh giá

quá trình giải

quyết vấn đề và

điều chỉnh việc

giải quyết vấn đề

M1: So sánh kết quả cuối cùng thu được đáp án và

rút ra kết luận khi giải quyết vấn đề cụ thể.

M2: Đánh giá được kết quả thu được cuối cùng và

chỉ ra nguyên nhân của kết quả thu được.

M3: Đánh giá việc giải quyết vấn đề. Đề ra giải pháp

tối ưu hơn để nâng cao hiệu quả giải quyết vấn đề.

4.2. Phát hiện

vấn đề cần giải

quyết mới

M1: Đưa ra khả năng ứng dụng của kết quả thu được

trong tình huống tương tự.

M2: Xem xét kết quả thu được trong tình mới, phát

hiện những khó khan, vướng mắc cần giải quyết.

M3: Xem xét kết quả thu được trong tình huống mới,

phát hiện những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết

diễn đạt vấn đề mới cần giải quyết.

9

1.3.5.3. Các biện pháp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Sơ đồ 1.8. Dạng khái quát của sơ đồ mô phỏng tiến trình khoa học giải quyết vấn đề,

xây dựng một kiến thức cụ thể

Sơ đồ 1.9. Dạng khái quát của sơ đồ mô phỏng tiến trình khoa học giải quyết vấn đề,

kiểm nghiệm hoặc ứng dụng một kiến thức cụ thể.

Tình huống (điều kiện) xuất phát nảy sinh vấn đề

BÀI TOÁN

Vấn đề

(đòi hỏi tìm kiếm, xây dựng kiến thức)

Định hƣớng giải pháp cho vấn đề

Giải quyết bài toán

Nhờ suy luận/thí nghiệm và quan sát/nhờ phỏng đoán/giải thuyết

KẾT LUẬN, NHẬN ĐỊNH

Giải bài toán

Bằng suy luận lí thuyết nhờ vận dụng

kết luận/kiến thức đã nêu

Tình huống (Điều kiện) xuất phát nảy sinh vấn đề

BÀI TOÁN

Vấn đề

(Đòi hỏi kinh nghiệm - ứng dụng kết luận/kiến thức

đã hỏi)

Định hƣớng giải pháp cho vấn đề

Giải bài toán

Nhờ thí nghiệm và quan sát

KẾT LUẬN

(thu được nhờ thí nghiệm và quan sát)

KẾT LUẬN

(thu được nhờ suy luận lí thuyết)

KẾT LUẬN VỀ KIẾN THỨC MỚI

10

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận của dạy học tích hợp và phát triển năng lực

giải quyết vấn đề của học sinh, trong chương I, chúng tôi đã giải quyết được một số

nhiệm vụ cơ bản của luận văn, đó là:

+ Đã trình bày rõ cơ sở lý luận về dạy hoc tích hợp. Cụ thể: đã trình bày khái

niệm về tích hợp và dạy học tích hợp; nêu và phân tích rõ vì sao phải dạy học tích hợp

và những mức độ tích hợp trong dạy hoc tích hợp. Đặc biệt, đã trình bày tương đối rõ

quy trình tổ chức dạy hoc tích hợp và cách tổ chức hoạt động học trong dạy hoc tích

hợp; những nội dung cơ bản của các phương pháp và hình thức dạy học được vận dụng

trong dạy hoc tích hợp của luận văn như: Dạy học giải quyết vấn đề; Dạy học theo

nhóm; Dạy học theo trạm và Dạy học theo dự án.

+ Đã trình bày rõ về dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề

của học sinh. Cụ thể: đã trình bày rõ các nội dung khái niệm về năng lực; Cấu trúc của

năng lực; Năng lực của học sinh; Quá trình hình thành năng lực; Năng lực giải quyết

vấn đề; Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Những nội dung được trình bày ở chương I là cơ sở lý luận cơ bản, quan trọng

để chúng tôi vận dụng giải quyết những nhiệm vụ của luận văn ở chương II và chương

III.

11

CHƢƠNG II. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ

„„NHIỆT ĐỘ XUNG QUANH TA‟‟ VẬT LÍ 6 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH

2.1. Thực trạng về dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề

của học sinh ở trƣờng THCS Nguyễn Lƣơng Bằng, Quận Liên Chiểu, thành phố

Đà Nẵng.

2.1.1. Mục đích điều tra

2.1.2. Đối tƣợng điều tra

- Đối với học sinh: Điều tra 79 học sinh ở trường THCS Nguyễn Lương Bằng –

Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

- Đối với giáo viên: Điều tra 50 giáo viên giảng dạy các môn Hoá, Sinh, Giáo dục

công dân, Vật lí, Công nghệ, Địa lí trường THCS Nguyễn Lương Bằng - Quận Liên

Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

2.1.3. Nhiệm vụ điều tra

2.1.4. Phƣơng pháp điều tra

2.1.5. Mô tả phiếu điều tra

2.1.6. Thời gian điều tra:

2.1.7. Nhận xét, đánh giá kết quả điều tra

2.2. Sơ lƣợc về cách tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Nhiệt độ xung quanh ta”

vật lí 6.

2.3.2. Xác định vấn đề cần giải quyết

Tên chủ đề Vấn đê cần giải quyết

Nhiêt độ xung

quanh ta

- Nhiệt độ là gì ? Đo nhiệt độ bằng cách nào ?

- Các chất co dãn vì nhiệt khác nhau như thế nào ?

- Sự co dãn vì nhiệt có ứng dụng gì trong đời sống ?

- Thế nào là sự nóng chảy (đông đặc) ? Trong suốt thời gian

nóng chảy (đông đặc) nhiệt độ chất đó như thế nào ? Các chất

khác nhau nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) như thế nào ?

- Thế nào là sự bay hơi ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những

yếu tố nào ?

2.3.3. Xác định kiến thức trong chủ đề

Chủ đề Nhiệt độ xung quanh ta tích hợp được các kiến thức các môn học:

- Môn vật lí (Sự co dãn vì nhiệt của các chất, nhiệt kế - thang nhiệt độ, sự nóng

chảy và sự đông đặc, sự bay hơi và ngưng tụ.)

12

- Môn sinh học (Nhiệt độ đối với đời sống sinh vật)

- Môn địa lí (Nhiệt độ môi trường, sự ấm lên của toàn cầu, vòng tuần hoàn của

nước trong tự nhiên)

Cùng các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong giao thông, xây dựng, y tế, …

Sơ đồ 2.1. Kiến thức trong chủ đề

Nôi dung 1: Nhiệt độ là gì ? Đo nhiệt độ bằng cách nào ?

Nội dung tích hợp các môn:

- Sinh học: Khái niệm thân nhiệt; cách đo thân nhiệt; các phương pháp phòng

chống cảm nóng, cảm lạnh.

- Môn địa lí: Cách xác định nhiệt độ khí hậu trong bản tin thời tiết; tìm hiểu sự

ấm lên của Trái Đất, ảnh hưởng và biện pháp hẹn chế sự ấm lên của toàn cầu.

Nội dung 2: Sự nở vì nhiệt của các chất

Có sự thay đổi thuật ngữ “nóng lên”, “lạnh đi” bằng các thuật ngữ “nhiệt độ

tăng”, “nhiệt độ giảm”.

Nội dung 3: Sự co dãn vì nhiệt có ứng dụng gì trong cuộc sống ?

Nội dung tích hợp kiến thức thuộc hai bài thuộc môn sinh học 8: Bài tiêu hóa

khoang miệng; tim và mạch máu.

Nhiệt độ xung

quanh ta

Nhiệt kế - Cách đo

nhiệt độ

Thân nhiệt

Sự nóng chảy và sự

đông đặc

Sự co dãn vì nhiệt

của các chất

Nhiệt độ môi trường,

sự ấm lên của toàn

cầu

Sự bay hơi và sự

ngưng tụ

Sự thích nghi của sinh

vật đối với đời sống tự

nhiên

Vòng tuần hoàn của

nước trong tự nhiên

Ứng dụng sự nở vì

nhiệt của các chất

Hiện tượng băng tan

và nước biển dâng lên

13

Học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu những ứng dụng sự nở vì nhiệt trong

thực tiễn đời sống từ nhiều lĩnh vực: Xây dựng, kĩ thuật công nghiệp, y tế, ….

Nội dung 4: Sự nóng chảy – Sự đông đặc

Nội dung được tích hợp về môn địa: Tìm hiểu hậu quả của việc nóng lên toàn

cầu: Băng tan và mực nước biển dâng.

Nội dung 5: Sự bay hơi – Sự ngƣng tụ. Yếu tố tác ảnh hƣởng đến sự bay hơi.

Đây là nội dung tích hợp giữa các kiến thức vật lí, sinh học, địa lí. Hoạt động

chủ yếu của nội dung này là khai thác thông tin từ các nguồn khác nhau như sách vở,

internet… để thấy được sự thích nghi của nhiệt độ đối với sinh vật

2.3.4. Xác định mục tiêu dạy học

2.3.4.1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm nhiệt độ, đơn vị nhiệt độ.

- Trình bày được tác dụng của nhiệt kế, nguyên tắc chế tạo nhiệt kế.

- Trình bày và giải thích được đặc điểm cấu tạo của một số nhiệt kế.

- Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí.

- Nêu được nhận xét về sự co dãn vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí khác nhau.

- Mô tả được cấu tạo của băng kép, giải thích được hoạt động của băng kép.

- Trình bày được trong thực tế con người đã có những giải pháp và ứng dụng

như thế nào với hiện tượng co dãn vì nhiệt.

- Mô tả được hiện tượng khối nước đá đang tan theo thời gian.

- Quan sát và mô tả được hiện tượng đông đặc.

- Rút ra được kết luận về sự bay hơi (sự ngưng tụ) của một số chất.

- Phát hiện được các yêu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng.

- Tìm được một số ứng dụng của sự bay hơi, đông đặc, ngưng tụ trong đời sống.

- Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ với đời sống sinh vật.

- Nêu được sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ môi trường.

- Trình bày được vai trò của cây xanh đối với việc điều hoà nhiệt độ môi

trường.

2.3.4.2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm.

- So sánh được sự co dãn vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí

- Giải thích được các ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong thực tế.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!