Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dạy học môn tự nhiên và xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1448

Tổ chức dạy học môn tự nhiên và xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO HƯƠNG GIANG

TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO HƯƠNG GIANG

TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Ngành: Giáo dục tiểu học

Mã số: 8.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hồng Chuyên

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực

và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong

luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020

Tác giả luận văn

Đào Hương Giang

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Nguyễn Thị Hồng Chuyên -

người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong học tập, nghiên cứu và giúp em hoàn

thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, khoa Giáo dục Tiểu học, Bộ phận

Sau đại học, Phòng Đào tạo, Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái

Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong thời gian học tập tại trường.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo cùng các em học

sinh 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, bao gồm:

Trường tiểu học thị trấn Chờ số 1; Trường tiểu học Đông Phong; Trường tiểu

học Tam Giang, đã giúp tôi khảo sát và thực nghiệm các nội dung trong luận văn

này.

Để hoàn thành luận văn: “Tổ chức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm

rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh tiểu học” tôi đã sử dụng, kế thừa có

chọn lọc các nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời nhận được rất nhiều

sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy, cô giáo; sự giúp đỡ của bạn bè, người thân đã

động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn nhưng

chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ

bảo, đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020

Tác giả luận văn

Đào Hương Giang

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................viii

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3

4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4

7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4

8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC DẠY

HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI NHẰM RÈN LUYỆN KỸ

NĂNG QUAN SÁT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC........................................7

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................7

1.1.1. Trên thế giới ..............................................................................................7

1.1.2. Ở Việt Nam................................................................................................9

1.2. Một số khái niệm công cụ...........................................................................11

1.2.1. Kỹ năng....................................................................................................11

1.2.2. Quan sát ...................................................................................................12

1.2.3. Kỹ năng quan sát .....................................................................................12

1.2.4. Rèn luyện kĩ năng quan sát......................................................................13

1.2.5. Vai trò của kĩ năng quan sát trong việc hình thành năng lực

khoa học ............................................................................................................13

iv

1.3. Đặc điểm tâm lý - nhận thức của học sinh đầu cấp tiểu học ......................14

1.3.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh đầu cấp tiểu học.................................14

1.3.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh đầu cấp tiểu học ......................................17

1.4. Khái quát nội dung chương trình giáo dục phổ thông môn Tự nhiên

và Xã hội (CT 2018)..........................................................................................20

1.4.1. Đặc điểm của môn Tự nhiên và Xã hội...................................................20

1.4.2. Quan điểm xây dựng chương trình..........................................................20

1.4.3. Mục tiêu chương trình .............................................................................21

1.4.4. Các yêu cầu cần đạt .................................................................................21

1.4.5. Phương pháp giáo dục .............................................................................23

1.4.6. Đánh giá kết quả giáo dục .......................................................................27

1.5. Thực trạng rèn luyện kỹ năng quan sát trong dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội ở tiểu học...........................................................................................28

1.5.1. Khái quát quá trình khảo sát....................................................................28

1.5.2. Kết quả khảo sát ......................................................................................28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................39

Chương 2: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG QUAN SÁT CHO

HS TIỂU HỌC QUA DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.............40

2.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..............................................................40

2.1.1. Đảm bảo tính mục đích............................................................................40

2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống.............................................................................40

2.1.3. Đảm bảo phát triển năng lực của học sinh ..............................................41

2.1.4. Đảm bảo tính vừa sức với học sinh .........................................................41

2.1.5. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả............................................................42

2.2. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát thông qua môn Tự nhiên

và Xã hội cho học sinh tiểu học.........................................................................42

2.2.1. Xây dựng kế hoạch bài học môn Tự nhiên và Xã hội chú trọng nội

dung rèn luyện kĩ năng quan sát ........................................................................42

2.2.2. Xây dựng câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng quan sát cho HS tiểu

học trong dạy học môn TNXH ..........................................................................45

v

2.2.3. Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với các phương pháp dạy

học tích cực........................................................................................................49

2.2.4. Sử dụng trò chơi “Quan sát 1 phút” ........................................................61

2.2.5. Sử dụng công cụ quan sát trong học tập môn Tự nhiên và Xã hội .........64

2.3. Một số kế hoạch bài học minh họa.............................................................67

2.3.1. Ví dụ 1 .....................................................................................................67

2.3.2. Ví dụ 2 .....................................................................................................70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................74

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................75

3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm................................................................75

3.1.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................75

3.1.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................75

3.1.3. Danh sách bài thực nghiệm .....................................................................75

3.1.4. Đối tượng thực nghiệm............................................................................75

3.1.5. Kế hoạch và phương pháp thực nghiệm..................................................75

3.1.6. Tiêu chí và thang đo trong thực nghiệm..................................................76

3.2. Kết quả thực nghiệm...................................................................................78

3.2.1. Kết quả phân tích định lượng ..................................................................78

3.2.2. Kết quả phân tích định tính .....................................................................83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................89

1. Kết luận..........................................................................................................89

2. Khuyến nghị...................................................................................................90

2.1. Đối với cơ quan quản lí giáo dục................................................................91

2.2. Đối với cán bộ quản lí các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh.........................................................................................92

2.3. Đối với các trường sư phạm .......................................................................92

2.4. Đối với sinh viên sư phạm..........................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................94

PHỤ LỤC .........................................................................................................96

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ Viết tắt

Cán bộ quản lí CBQL

Đối chứng ĐC

Giác quan GQ

Giáo viên GV

Học sinh HS

Kĩ năng KN

Kĩ năng quan sát KNQS

Miêu tả MT

Quan sát QS

Rèn luyện kĩ năng quan sát RLKNQS

Sách giáo khoa SGK

Tập làm văn TLV

Thực nghiệm TN

Tiếng Việt TV

Tiểu học TH

Tự nhiên xã hội TNXH

Xây dựng XD

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả đánh giá về thực trạng nhận thức của các CBQL, GV về

vai trò của môn TNXH bậc tiểu học trên địa bàn huyện Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................29

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn TNXH

đối với việc phát triển năng lực đặc thù môn TNXH tại các trường

tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.......................30

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn

TNXH đối với năng lực chung tại các trường tiểu học trên địa

bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh...............................................32

Bảng 1.4. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn

TNXH đối với hình thành phẩm chất tại các trường tiểu học trên

địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.........................................34

Bảng 1.5. Kết quả khảo sát thực trạng rèn kỹ năng quan sát cho học sinh

trong môn TNXH tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................35

Bảng 1.6. Hứng thú của học sinh trong hoạt động rèn luyện kĩ năng quan

sát trong dạy học môn TNXH tại các trường tiểu học trên địa bàn

huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh......................................................36

Bảng 1.7. Tổng hợp kết quả đánh giá các kĩ năng quan sát của HS tiểu học

tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc

Ninh ...................................................................................................37

Bảng 3.1. Tiêu chí và thang đo trong thực nghiệm...........................................76

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra đầu vào môn TNXH của lớp TN và ĐC ...............79

Bảng 3.3. So sánh mức độ nhận thức đầu vào môn TNXH trước TN ..............80

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra đầu ra môn TNXH của lớp TN và ĐC..................81

Bảng 3.5. Đánh giá của GV về các năng lực được hình thành của HS.............83

Bảng 3.6. Đánh giá của GV về hoạt động học tập của HS lớp học TN ............85

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn số lượng điểm kiểm tra đầu vào môn TNXH

của nhóm TN và nhóm ĐC ...........................................................80

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu diễn số điểm của nhóm TN và ĐC STN môn

TNXH............................................................................................82

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ so sánh số điểm của nhóm TN TTN và STN môn

TNXH............................................................................................82

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học

theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến

thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ

máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để

người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển

từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt

động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi

mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận

thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát

triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo

hướng này.

Đổi mới phương pháp dạy học đã và đang thực hiện bước chuyển từ

chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,

nghĩa là từ chỗ quan tâm HS học được cái gì đến quan tâm HS vận dụng được

cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương

pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng

kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường

việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng

tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập

những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các

chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề

phức hợp.

Môn TNXH ở bậc tiểu học là một môn học giúp HS có một số kiến thức cơ

bản ban đầu về con người, sức khỏe và một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự

2

nhiên - xã hội. Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng trong học

tập như kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận xét, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của

bản thân về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội.

Quan sát là hoạt động nhận thức được con người sử dụng thường xuyên

trong cuộc sống, để tiếp nhận tri thức, mở mang vốn sống, vốn hiểu biết cho bản

thân. Khi tham gia hoạt động quan sát, con người có nội dung để trao đổi, trò

chuyện, tham gia giao tiếp, nhờ đó mà con người hiểu biết về nhau, cùng vun

đắp và phát triển cuộc sống chung. Đối với học sinh tiểu học, quan sát là một kĩ

năng học tập cơ bản giúp học sinh tiếp nhận kiến thức và tổ chức tốt các hoạt

động sống của mình. Đối với nhiệm vụ học môn TNXH ở bậc tiểu học, quan sát

giúp học sinh có tư liệu để học tập, có cái nhìn đa chiều để học tốt các môn học

TNXH.

Thực tiễn trong thời gian qua, giáo dục tiểu học đã tăng cường đổi mới

phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong dạy học các môn học nói chung,

dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng. Hoạt động dạy học của GV đã hướng

tới hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và hình thành, phát triển kỹ năng của HS.

Trong đó, GV đã tạo ra môi trương học tập khoa học, thân thiện, hướng học sinh

tới việc chủ động phát hiện các vấn đề và tìm hiểu giải phóng để giải quyết vấn

đề đó trong các môn học nói chung, môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng. Tuy

nhiên, bên canh những hiệu quả đạt được, việc tổ chức dạy học môn Tự nhiên và

Xã hội theo hướng rèn luyện kỹ năng quan sát cho HS ở các trường tiểu học hiện

nay vấn tồn tại nhiều hạn chế và yếu điểm cần khắc phục, chẳng hạn như: GV

vẫn chưa thực sự quan tâm đến môn Tự nhiên và Xã hội; Một số GV chưa nắm

vững được kĩ năng, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học rèn luyện kỹ năng

quan sát, cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học,…Vì

vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động tổ chức dạy học môn Tự nhiên và

Xã hội nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát cho HS các trường tiểu học trong giai

đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!