Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức “định luật ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM HƯƠNG GIANG
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC
NỘI DUNG KIẾN THỨC “ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH
VÀ GHÉP NGUỒN THÀNH BỘ” VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC, TỰ CHỦ VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG
TẠO CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ
HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
PHẠM HƯƠNG GIANG
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC NỘI DUNG KIẾN THỨC
“ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH VÀ GHÉP NGUỒN
THÀNH BỘ” VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC,
TỰ CHỦ VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÝ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÝ)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ HƯƠNG TRÀ
HÀ NỘI - 2011
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và thành kính tới cô giáo PGS.TS.Đỗ
Hương Trà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và dộng viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô giáo trong khoa Sau Đại học,
trường Đại Học Giáo Dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, cùng toàn thể các thầy cô
giáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trưởng thành trong thời gian tôi học tập
tại trường, đã tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo
giảng dạy bộ môn Vật lí tại trường trung học phổ thông Đan Phượng – Đan
Phượng - Hà Nội, cùng các thầy cô giáo tham gia cộng tác đã nhiệt tình tạo điều
kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
tôi đã luôn tạo điều kiện, động viên và giúp dỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng12 năm 2011
Tác giả
Phạm Hương Giang
CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU TRONG LUẬN VĂN
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 Bộ GD & ĐT Bộ giáo dục và đào tạo
1. ĐC Đối chứng
2. NXB Nhà xuất bản
3. GV Giáo viên
4. HS Học sinh
5. TN Thực nghiệm
6. SGK Sách giáo khoa
7. Th.S Thạc sĩ
8. GS Giáo sư
9 PGS Phó giáo sư
10. TS Tiến sĩ
5
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...................................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
6. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 4
7. Giả thuyết khoa học.............................................................................................. 5
8. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
9. Luận cứ ................................................................................................................. 5
10. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................ 6
11. Cấu trúc của luận văn. ........................................................................................ 6
Chương 1 :CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC DẠY
HỌC THEO GÓC ................................................................................................ 7
1.1. Phương pháp dạy học tích cực........................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực...................................................... 7
1.1.2. Các đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.......................................... 8
1.1.3. Một số cơ sở của dạy học tích cực ................................................................ 12
1.1.4. Các yếu tố thúc đẩy dạy học tích cực ............................................................. 14
1.1.5. Các biểu hiện của tính tích cực, tự chủ và năng lực sáng tạo của HS
trong học tập ............................................................................................................. 16
1.2. Dạy học theo góc ............................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm dạy học theo góc ........................................................................... 19
1.2.2. Cơ sở của dạy học theo góc............................................................................ 19
1.2.3. Đặc điểm của dạy học theo góc...................................................................... 20
1.2.4. Các loại hình dạy học theo góc....................................................................... 21
1.2.5. Qui trình của dạy học theo góc...................................................................... 24
1.2.6. Vai trò của GV và HS trong dạy học theo góc............................................... 29
1.2.7. Tiêu chí học theo góc ..................................................................................... 30
1.2.8. Ưu điểm và hạn chế của dạy học theo góc ..................................................... 31
1.2.9. Khả năng vận dụng dạy học theo góc vào dạy học ở trường Phổ thông........ 32
1.2.10. Sự khác biệt giữa dạy học theo quan niệm truyền thống và dạy
6
học theo góc ................................................................................................ 33
1.3. Tìm hiểu thực tế dạy học nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn
mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí 11 ở trường phổ thông ................................ 35
1.3.1. Mục đích điều tra............................................................................................ 35
1.3.2. Phương pháp điều tra...................................................................................... 35
1.3.3. Kết quả điều tra .............................................................................................. 35
Kết luận chương 1 37
Chương 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO GÓC NỘI
DUNG KIẾN THỨC “ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH VÀ
GHÉP NGUỒN THÀNH BỘ” VẬT LÍ 11........................................................... 39
2.1. Nội dung kiến thức và kĩ năng cần hình thành bài “Định luật Ôm đối với
toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” ........................................................................ 39
2.1.1. Vị trí tầm quan trọng kiến thức của bài “Định luật Ôm đối với toàn
mạch và ghép nguồn thành bộ” ................................................................................ 39
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép
nguồn thành bộ”........................................................................................................ 41
2.1.3. Kiến thức kĩ năng học sinh cần có khi học nội dung kiến thức “Định
luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn thành bộ”.............................................. 42
2.2. Phân tích nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép
nguồn thành bộ”........................................................................................................ 43
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học dạy học bài: “Định luật Ôm đối với toàn
mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11........................................................... 44
2.3.1. Bài “Định luật Ôm đối với toàn mạch” .......................................................... 44
2.3.2. Bài “Ghép các nguồn điện thành bộ” ............................................................. 56
Kết luận chương 2 ................................................................................................ 72
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 74
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 74
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm........................................................................ 74
3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm....................................................................... 74
3.4. Thời điểm thực nghiệm ..................................................................................... 75
3.5. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải và cách khắc phục khi làm thực
nghiệm sư phạm........................................................................................................ 75
3.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................ 75
3.7. Các bước tiến hành thực nghiệm....................................................................... 76
7
3.8. Đánh giá kết quả thực nghiệm.......................................................................... 77
3.8.1. Xây dựng tiêu chí để đánh giá ........................................................................ 77
3.8.2. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định tính ............................................ 78
3.8.3. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng ......................................... 87
Kết luận chương 3 ................................................................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 94
1. Kết luận................................................................................................................. 94
2. Khuyến nghị ......................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 96
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại
hoá. Mọi ngành nghề đều có những bước thay đổi đáng kể, ngành giáo dục cũng đang có
những bước đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt nhằm đào tạo ra những con người có đủ kiến
thức, năng lực sáng tạo, trí tuệ và phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng được yêu cầu của công
nghệ và nền kinh tế tri thức.
Những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục đã được đề cập từ rất lâu
trước đây: trong Nghị quyết của hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VII (1/1993), Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam
khoá VIII(12/1996), trong Luật Giáo dục (12/1998), trong nghị quyết của Quốc hội
khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (12/2010), trong chỉ thị của
Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo... Tinh thần cơ bản của việc đổi
mới này là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
học tập.
Căn cứ vào tình hình thực tế của ngành Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo Dục
và Đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị 06-CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ
Chính trị gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo
là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã nêu: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của
học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác;
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Đổi mới phương pháp dạy
học là điều không thể thiếu để giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt hơn. Đổi
2
mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với sự phát triển chung của giáo dục thế
giới cũng như sự phát triển của công nghệ hiện đại lại là một vấn đề cần được quan
tâm hơn.
Giáo viên, những người đặt nền móng xây dựng các thế hệ cho tương lai,
không thể không nghĩ đến cơ hội và thách thức đang chờ đón học sinh của chúng ta
ở phía trước. Hơn ai hết, ta phải biết rõ rằng tương lai, với những cơ hội đang rộng
mở hơn nhưng đồng thời cũng đòi hỏi học sinh của chúng ta có kiến thức sâu hơn,
rộng hơn. Trên cơ sở đó, bằng những kinh nghiệm, bằng những kết quả thực tế qua
những tiết dạy của mình, tôi muốn vận dụng một Phương pháp dạy học theo góc.
Đây là phương pháp dạy học được tổ chức sao cho người học thực hiện các nhiệm
vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách
học khác nhau Học theo góc, người học được lựa chọn hoạt động và phong cách
học tạo cơ hội cho người học “khám phá”, ‘thực hành”; Cơ hội mở rộng, phát triển,
sáng tạo; Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy;
Cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm. Do vậy, học theo góc kích thích người
học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm
giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân
cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Dạy học theo góc đòi
hỏi GV với cùng một nội dung kiến thức cần thiết kế các nhiệm vụ để người học
xây dựng kiến thức theo các con đường khác nhau.
Từ những lí do trên và nhận thức được vai trò của việc đổi mới phương pháp
dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đã lựa chọn đề tài:
“Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với
toàn mạch và ghép nguồn thành bộ” Vật lí lớp 11, nhằm phát huy tính tích
cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Mục tiêu giáo dục ở nước ta nói riêng cũng như trên thế giới nói chung
không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng loài người đã tích lũy được
trước đây mà còn quan tâm tới việc thắp sáng ở học sinh niềm tin, bồi dưỡng năng
lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới.
3
Theo W. B. Yeats: “Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp
sáng niềm tin”. Đặc biệt là người học phải đạt tới các mục tiêu đổi mới giáo dục mà
Unesco đưa ra là “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm
người”.
Quan điểm dạy học tích cực đã được nhà giáo dục người Mỹ Robert Marrzano
nêu lên rong công trình A Difeent Kind of Classroom: Teaching with Dimension of
Learning do Association for Supervision and Curiculum Development xuất bản.
Dạy và học tích cực được dự án Việt - Bỉ, là dự án song phương giữa Bộ Giáo dục
và Đào tạo Việt Nam với cơ quan Hợp tác Kĩ thuật Bỉ triển khai áp dụng tại các tỉnh
miền núi phía bắc Việt Nam.
Gần đây ở nước ta đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về đổi mới
phương pháp dạy học nói chung và trong dạy học Vật lí nói riêng. Có thể kể đến các
công trình nghiên cứu sau: công trình của tác giả Nguyễn Đức Thâm, Phạm Hữu
Tòng bàn về tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lí. Tác giả Thái Duy
Tuyên bàn về dạy học hiện đại. Về dạy học tích cực, trong đó dạy học theo góc có:
Dạy và học tích cực một số kĩ thuật và phương pháp dạy học của nhóm tác giả:
Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng và Cao Thị Thặng.
Trong chương trình Vật lí phổ thông, xung quanh nội dung kiến thức Định luật Ôm
đã có luận văn như: Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh khi dạy học nội
dung kiến thức Định luật Ôm sách giáo khoa Vật lý lớp 11 nâng cao theo hướng
phát triển năng lực giải quyết vấn đề” (Lê Thị Hương - Học viên Cao học khóa 2 –
ĐHGD - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI). Dạy học theo góc có: luận văn thạc sĩ
khoa học giáo dục của tác giả Hà Thị Thu Hà - Trường ĐHSP Hà Nội (2010) - Tổ
chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương “Mắt. Các dụng cụ quang” Sách
giáo khoa Vật lí 11 nâng cao; tác giả Trần La Giang -Trường ĐHSP Hà Nội (2010)
- Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể
của các chất.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu việc dạy học theo góc để tổ chức
dạy học nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn
thành bộ”