Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “chất rắn và chất lỏng. sự chuyển thể” - vật lý 10 theo định hướng stem
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ HẠNH QUYÊN
TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƢƠNG
“CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” – VẬT
LÝ 10 (CƠ BẢN) THEO ĐỊNH HƢỚNG STEM
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Nga
Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Xuân Quế
Phản biện 2: TS. Lê Thanh Huy
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm vào ngày
23 tháng 12 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
STEM – Là viết tắt của các từ Science (Khoa học),
Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics
(Toán học). Đây là một quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận liên
ngành nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần
thiết liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và
Toán học gắn liền với thực tiễn.
STEM là quan điểm dạy học định hướng cho các phương
pháp giảng dạy giúp tạo hiệu quả cao nhất công tác dạy học Vật lý.
Đặc biệt là các kiến thức thuộc chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự
chuyển thế” rất phù hợp với mục tiêu giảng dạy theo định hướng
giáo dục STEM.
Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: TỔ CHỨC
DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƢƠNG “CHẤT RẮN VÀ
CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” - VẬT LÝ 10 THEO ĐỊNH
HƢỚNG STEM.
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Giáo dục STEM mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam những năm
gần đây, chủ yếu ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Đến nay, một số tổ chức giáo dục cũng đã triển khai các hoạt động
giáo dục STEM nhưng vẫn chưa phải là hoạt động chính thức trong
các trường phổ thông. Việc nghiên cứu về giáo dục STEM vẫn còn
khá mới, rất ít. Những nghiên cứu trước đây chỉ mang tính khái quát
chung.
Vì vậy, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tập trung
nghiên cứu khả năng phát triển tư duy và phát huy tính tích cực của
giáo dục STEM, nội dung chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển
thể”.
2
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức dạy học một số nội dung kiến thức chương “Chất
rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”- Vật lý 10 theo định hướng STEM
nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học
sinh.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo
dục STEM, nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự
chuyển thể” theo định hướng giáo dục STEM.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học một số kiến
thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”- Vật lý 10 ở
trường phổ thông.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức dạy học một số nội dung kiến thức chương
“Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”- Vật lý 10 theo định hướng
STEM thì sẽ phát huy tính tích cực, phát triển năng lực sáng tạo của
học sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục STEM, dạy học định
hướng phát triển năng lực học sinh THPT.
- Phân tích nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất
lỏng. Sự chuyển thể”- Vật lý 10 theo định hướng STEM.
- Xây dựng chủ đề giáo dục STEM nội dung kiến thức
chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”- Vật lý 10.
- Đề xuất tiến trình dạy học các chủ đề giáo dục STEM đã
xây dựng.
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực của học sinh theo
định hướng giáo dục STEM.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá giả thuyết khoa học.
3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: bao gồm phương
pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa nhằm nghiên cứu những
tài liệu thuộc phạm vi đề tài trong và ngoài nước về các vấn đề như
khái niệm, cơ sở lý luận …
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp
điều tra, quan sát sư phạm, thực nghiệm sư phạm … nhằm sử dụng
để điều tra thực trạng dạy học môn Vật lý dưới góc độ STEM, những
hiểu biết của giáo viên về giáo dục STEM. Từ đó xây dựng và sử
dụng các bảng điểm quan sát năng lực của học sinh trong quá trình
trải nghiệm học tập môn Vật lý theo định hướng giáo dục STEM.
- Nhóm phương pháp thống kê toán học : Sử dụng các lý
thuyết Toán học như thống kê xác suất, cá phương tiện của logic, đại
số … sử dụng máy tính điện tử với các kỹ thuật xử lý để xử lý và
phân tích các mẫu điều tra và thực nghiệm.
8. Đóng góp của đề tài
- Đề xuất tiến trình dạy học các chủ đề giáo dục STEM nội
dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”- Vật
lý 10 và chứng tỏ tính khả thi của nó qua thực nghiệm sư phạm.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn làm tài liệu tham khảo,
nghiên cứu về giáo dục STEM cho sinh viên Sư phạm, giáo viên
trường phổ thông.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần kiến nghị, tài liệu tham
khảo và mục lục thì nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục STEM trong
trường phổ thông.
4
Chương 2. Tổ chức dạy học một số chủ đề STEM của nội
dung kiến thức chương “Chất rắn và Chất lỏng. Sự chuyển thể” – Vật
lý 10.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO
DỤC STEM TRONG TRƢỜNG PHỔ THÔNG
Trong chương I, chúng tôi trình bày về cơ sở lí luận về tính tích
cực, năng lực sáng tạo, quy trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM và
tiến trình tổ chức dạy học kiến thức Vật lý theo định hướng giáo dục
STEM.
1.1.Cơ sở tâm lý học lứa tuổi của học sinh trung học phổ thông
đối với giáo dục STEM
Đối với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, việc giáo viên
nắm bắt tâm lý lứa tuổi để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp là
điều hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi trường học và cụ thể là hoạt
động dạy học trong một lớp học không chỉ mang tính chất cung cấp
kiến thức và hoàn chỉnh tri thức cho các em mà còn có tác dụng hình
thành thế giới quan và nhân sinh quan cho học sinh.
Chúng tôi đã phân tích đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung
học phổ thông và những yếu tố ảnh hưởng đến lứa tuổi học sinh như
: đặc điểm về sự phát triển thể chất; ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ
của các em học sinh cũng như sự khẳng định vị trí của bản thân. Liệt
kê các đặc điểm nhận thức lứa tuổi: sự phát triển của tự ý thức; sự
hình thành thế giới quan cũng như đặc điểm giao tiếp nhằm đưa ra
mục tiêu và phương pháp giáo dục phù hợp.
1.2.Hoạt động dạy học cho học sinh trung học phổ thông theo
định hƣớng giáo dục STEM
Chúng tôi phân tích thế nào là quá trình dạy học Vật lý bao gồm
các hoạt động dạy học tương tác, phối hợp với nội dung dạy học
cùng các phương tiện dạy học nhằm đạt được các mục tiêu về kiến
thức, kỹ năng và thái độ cần có khi dạy học Vật lý ở trường phổ
thông.
6
Trong thời đại của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 như hiện
nay, chúng ta cần định vị một cách cụ thể cách thức, phương pháp
của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, sự thay
đổi về quan niệm, tư duy của quá trình dạy học là một trong những
yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo
dục nói chung, đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 nói riêng, từ truyền thụ kiến thức sang phát triển
phẩm chất và năng lực của học sinh.
1.3.Cơ sở lý thuyết về giáo dục STEM
STEM là viết tắt của các từ tiếng anh Science (Khoa học),
Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán).
Trong ngữ cảnh giáo dục STEM được hiểu là giáo dục khoa học và
là một quan điểm dạy học.
Mục tiêu của giáo dục STEM là phát triển các năng lực đặc thù,
năng lực cốt lõi và định hướng nghề nghiệp cho học sinh với bốn tiêu
chí cơ bản :
- Chủ đề STEM hướng tới giải quyết các vấn đề trong thực tiễn,
các tình huống xã hội, kinh tế, môi trường trong cộng đồng địa
phương hay toàn cầu.
- Chủ đề STEM phải hướng tới việc học sinh vận dụng các kiến
thức trong lĩnh vực STEM để giải quyết.
- Chủ đề STEM định hướng thực hành nhằm hình thành và phát
triển năng lực kết hợp lý thuyết và thực hành cho học sinh.
- Chủ đề STEM khuyến khích làm việc nhóm giữa các học sinh.
1.4.Dạy học dự án chủ để STEM
STEM là một quan diểm dạy học, vì vậy khi dạy học STEM cần
lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp đáp ứng được mục
7
tiêu và tiêu chí của giáo dục STEM. Trong phạm vi của luận văn
chúng tôi chọn Phương pháp dạy học dự án.
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh
dưới sự điều khiển và giúp đỡ của giáo viên tự lực giải quyết một
nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà
đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực
hành có thể giới thiệu, công bố được.
Hình 1.1. Đặc trưng của dạy học dự án
Chúng tôi đã mô tả các đặc trưng của phương pháp dạy học dự
án thông qua hình 1.1. Đây là một phương pháp dạy học hỗ trợ phát
triển cả kỹ năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp
Đặc
trưng
của dạy
học dự
án
Vấn đề
gắn với
thực tiễn Định
hướng
hứng
thú
Tính tự
lực
Lý
thuyết -
thực
hành
Định
hướng
sản
phẩm
Tính
liên môn
Làm
việc
nhóm
Đánh
giá đa
dạng,
thường
xuyên
Công
nghệ
hiện đại
hỗ trợ
8
tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu và đánh giá thông tin. Tiến trình
dạy học dự án được chúng tôi mô tả trong hình 1.2.
Hình 1.2. Các giai đoạn dạy học dự án
Trên cơ sở tiến trình dạy học dự án, mục tiêu giáo dục STEM,
tiêu chí chủ đề STEM, chúng tôi đưa ra tiến trình dạy học dự án chủ
đề STEM ở hình 1.3.
9
Hình 1.3. Quy trình tổ chức dạy học các chủ đề STEM
1.5.Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học chủ
đề STEM
Nhằm đánh giá được tiêu chí năng lực sáng tạo của học sinh
trong dạy học chủ đề STEM, chúng tôi đưa ra cơ sở lý thuyết về phát
triển năng lực sáng tạo và các biểu hiện của nó và căn cứ vào các
biểu hiện của năng lực sáng tạo, có thể chỉ ra một số biện pháp để
phát huy năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học theo định
hướng giáo dục STEM.
(a) Tự lực phát hiện vấn đề mới, tình huống mới từ những tình
huống quen liên quan đến các ngành nghề kỹ thuật.
Vấn đề thực tiễn
Phát hiện dự án
Xác định mục tiêu dự án
Lên kế hoạch thực hiện
dự án
Triển khai kế hoạch
Trình bày kết quả
Đánh giá sản phẩm
Chưa đạt Đạt
Kết luận
10
(b) Nghiên cứu tổng quan các giải pháp kỹ thuật có sẵn, sau đó
đưa ra bình luận, lật đi lật lại vấn đề, trao đổi, chất vấn với các học
sinh khác, với giáo viên, với chuyên gia, …Từ đó đề xuất các giải
pháp kỹ thuật mới, tối ưu trên cơ sở kế thừa các giải pháp kỹ thuật đã
có.
(c) Tự đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp đem lại hiệu quả
cao mà không tham khảo các giải pháp đã có.
(d) Tự truyền tải tri thức và kỹ năng từ lĩnh vực quen biết sang
tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện mới, hoàn
cảnh mới.
(e) Nhìn thấy cấu trúc kỹ thuật, chức năng, bản chất của đối
tượng kỹ thuật. Thực chất là bao quát nhanh chóng, đôi khi tức khắc,
các bộ phận kỹ thuật, các yếu tố bản chất củ đối tượng kỹ thuật trong
mối tương quan giữa chúng.
(f) Đề xuất mô hình giả thuyết, đưa ra phương án thực nghiệm
để kiềm tra giả thuyết hay hệ quả suy ra từ giả thuyết với hiệu quả
cao nhất có thể được trong những điều kiện đã cho.
(g) Tự thiết kế sơ đồ nguyên lí, bản vẽ kỉ thuật thề hiện cấu tạo,
chức năng, của đối tượng kỹ thuật đang nghiên cứu.
1.6.Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học theo chủ
đề STEM
Một số biểu hiện về tính tích cực của học sinh trong dạy học theo
định hướng giáo dục STEM.
(a) Khát khao tìm kiếm kiến thức mới liên quan đến các lĩnh vực
khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán.
(b) Hào hứng khi gặp một tình huống mới liên quan đến các lĩnh
vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán. HS bắt tay vào giải
quyết vấn đề, lên kế hoạch thực hiện ngay.
11
(c) Tích cực tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn, trao đổi thông tin,
thảo luận với các HS khác, với giáo viên và các chuyên gia về vấn đề
liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán.
(d) Chủ động thành lập nhóm, diễn đàn trao đổi thông tin để
thực hiện nhiệm vụ học tập được giao phó.
(e) Kiên trì giải quyết nhiệm vụ học tập được giao mặc dù gặp
phải vấn đề khó, chủ động chia sẻ các giải pháp tìm được.
(f) Tự mở rộng bài học, mở rộng phạm vi kiến thức sang các
lĩnh vực khác, thiết kế sơ đồ bài học để dễ nhớ và vận dụng.
1.7.Công cụ đánh giá chủ đề giáo dục STEM theo định hƣớng
phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo
Nhằm đánh giá các biểu hiện của năng lực sáng tạo và tính tích
cực chúng tôi xây dựng công cụ đánh giá dựa trên các biểu hiện năng
lực đã phân tích ở mục 1.6.
CHƢƠNG 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
STEM CỦA NỘI DUNG KIẾN THỨC “CHẤT RẮN VÀ CHẤT
LỎNG – SỰ CHUYỂN THỂ” - VẬT LÝ 10
2.1. Phân tích nội dung kiến thức chƣơng “Chất rắn và chất
lỏng. Sự chuyển thể” theo định hƣớng giáo dục STEM
Nội dung kiến thức của chương được mô tả ở hình 2.1.
Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể
Nóng chảy
Chất khí
Biến dạng của vật
rắn
Nở vì nhiệt của vật
rắn
Chất rắn Chất lỏng
Đông đặc
Bay hơi
Ngưng tụ
Hiện tượng căng bề mặt
Hiện tượng dính ướt, không
dính ướt
Hiện tượng mao dẫn
Độ ẩm
không khí
12
Hình 2.1. Nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng –
Sự chuyển thể”
2.2. Thiết kế chủ đề giáo dục STEM và xây dựng giáo án một số
chủ đề nội dung kiến thức chƣơng “Chất rắn và chất lỏng.
Sự chuyển thể”
Dựa vào kiến thức chương: “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển
thể”, chúng tôi đề xuất một số chủ đề STEM để tổ chức dạy học cho
học sinh được thể hiện ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các chủ đề STEM có thể thực hiện.
STT Tên chủ đề STEM Ứng dụng trong thực tiễn
1
Phòng học xanh sáng
tạo
Tạo không gian xanh trong phòng
học bằng phương pháp trồng cây
ứng dụng hiện tượng mao dẫn đơn
giản, gọn nhẹ, sạch sẽ, thẩm mỹ.
2
Chống thấm cho công
trình xây dựng
Chống thấm cho các công trình
nhà cửa
3
Mô hình hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn trong cơ thể người
để giúp học sinh hiểu rõ nguyên lý
làm việc của quả tim, từ đó giúp
nó hoạt động hiệu quả hơn.
4
Thiết kế đèn dầu sáng
tạo
Đèn dầu cho vùng núi, hải đảo
chưa có điện thắp sáng
5
Chế tạo bút máy thông
minh
Bút máy thông minh rèn viết chữ
đẹp
6 Chiếc thuyền vui nhộn
Trò chơi khoa học chuyển động
nhờ sức căng mặt ngoài của chất
lỏng
13
7 Tay đua siêu hạng
Trò chơi khoa học nhờ phản ứng
hóa học gây ra sự chuyển thể của
các chất, tạo lực đẩy cho xe
8
Hệ thống tách nước cất
từ nước biển.
Thiết kế hệ thống tách hơi nước từ
nước biển để lấy nước ngọt.
9
Thử làm bông tuyết
trắng
Dựa vào hiện tượng thăng hoa và
ngưng tụ để làm ra bông tuyết ở
thời tiết bình thường.
Trong đó, chúng tôi chọn phân tích 03 chủ đề : Phòng học xanh,
Đèn dầu sáng tạo và Chiếc thuyền vui nhộn để tổ chức dạy học cho
học sinh.
Ở mỗi chủ đề chúng tôi đưa ra vấn đề thực tiễn, sau đó hình
thành ý tưởng gắn với các yếu tố của STEM gồm Khoa học – Công
nghệ - Kỹ thuật – Toán học. Xuất phát từ mục tiêu dạy học mà đưa ra
các mục tiêu chủ đề cùng bộ câu hỏi định hướng và các nhiệm vụ
học tập của học sinh.
Trong khuôn khổ của Luận văn tóm tắt, chúng tôi chỉ nêu ở đây
nội dung chủ đề “Phòng học xanh”.
a) Vấn đề thực tiễn
Thiết kế phòng học gần gũi với thiên nhiên nhằm giảm tính đơn
điệu của không gian học tập, giúp việc học tập trở nên thoải mái hơn.
Trong đó, chủ đề phòng học xanh vận dụng quy trình trồng cây ứng
dụng hiện tượng mao dẫn, tạo lập một góc xanh trong lớp học. Tham
gia chủ đề trên, học sinh được trải nghiệm quá trình sinh trưởng của
thực vật, tự học được các kiến thức như hiện tượng mao dẫn, quá
trình sinh trưởng của thực vật, các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống
của thực vật,…
b) Hình thành ý tưởng chủ đề