Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức "phản ứng hạt nhân" môn vật lý chương trình đào tạo bậc đại học ở trường sỹ quan phòng hóa.
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
3.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1743

Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức "phản ứng hạt nhân" môn vật lý chương trình đào tạo bậc đại học ở trường sỹ quan phòng hóa.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nước ta đang trong quá trình quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng và

Nhà nước luôn xác định con người là nhân tố quyết định cho quá trình này.

Chính vì vậy chiến lược cho giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà

nước coi trọng. Điều này được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, pháp luật

của Nhà nước và những quy định của các cấp, ban, ngành. Trong Điều 9, luật

Giáo dục năm 2005 quy định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu

nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực” 24,tr.3. Trong Luật cũng

quy định rõ: “Phát triển giáo dục phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế -

xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh… Kết hợp

giữa đào tạo và sử dụng” 24,tr.3.

Để tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước, giáo dục đại học giữ vai trò quan trọng. Mục tiêu của giáo dục đại

học được quy định trong Điều 39, luật Giáo dục năm 2009 quy định: “Mục

tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo

đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề

nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây

dựng và bảo vệ tổ quốc” 24,tr.11. Để thực hiện được mục tiêu này cần có

phương pháp đào tạo phù hợp. Trong luật Giáo dục năm 2005 có nêu:

“Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng bồi

dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển

tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học

tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” 24,tr.12.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của khoa học, công

nghệ. Khoa học, công nghệ đã và đang phát triển hết sức mạnh mẽ, đạt được

nhiều thành tựu vô cùng to lớn. Kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng dày

lên nhanh chóng. Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ thông tin và xu

3

hướng hội nhập của các quốc gia, của các nhà trường khiến cho kiến thức

không còn nằm trong phạm vi nhà trường. Theo đó, hệ thống giáo dục ở mỗi

quốc gia liên tục phải có những đổi mới để phù hợp với tình hình, đặc biệt là

đổi mới giáo dục ở bậc đại học – bậc học tạo ra nguồn nhân lực chất lượng

cao cho mỗi quốc gia. Ở nước ta, việc đổi mới giáo dục ở bậc đại học đặc biệt

được đề cao trong những năm gần đây, trong đó đổi mới về phương pháp đào

tạo là một khâu quan trọng. Tháng 11 năm 2005, Chính phủ ra Nghị quyết “về

đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam giai đoạn

2006 – 2020”. Trong Nghị quyết có nêu: “Triển khai đổi mới phương pháp

đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người

học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học.

Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng internet.

Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước”

8,tr.5. Như vậy, cốt lõi của việc đổi mới giáo dục ở bậc đại học là chuyển từ

đào tạo kiến thức và kỹ năng sang chủ yếu là đào tạo về năng lực. Những chủ

trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục - đào tạo luôn được

Bộ Quốc phòng quán triệt và tổ chức thực hiện ở hệ thống các trường trong

Quân đội. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương) đưa ra

Nghị quyết số 86 về công tác giáo dục – đào tạo trong tình hình mới, trong đó

có nêu: “Đẩy mạnh vận dụng phương pháp dạy học hiện đại, sát thực tế, phát

huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện

năng lực hoạt động thực tiễn cho người học...” 11,tr.21.

Trường Sĩ quan Phòng hóa – binh chủng Hoá học là nơi đào tạo chủ

chốt nguồn nhân lực cho bộ đội Hoá học - lực lượng chuyên môn của Quân

đội nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm hoá học cho các hoạt động tác

chiến và làm nòng cốt trong phòng chống vũ khí huỷ diệt lớn (vũ khí hạt

nhân, vũ khí hoá học và vũ khí sinh học). Tháng 9 năm 1998, Thủ tướng

Chính phủ đã ký quyết định giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học cho Nhà

trường. Từ đó, đối tượng đào tạo có trình độ đại học trở thành đối tượng đào

4

tạo trọng tâm, mũi nhọn của Nhà trường.

Trong những năm gần đây, tại trường Sĩ quan Phòng hoá, để nâng cao

chất lượng đào tạo, đặc biệt là đối tượng đào tạo bậc đại học thì việc đổi mới

phương pháp dạy học theo định hướng của Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc

phòng được Nhà trường xác định là một trong những giải pháp hàng đầu. Tuy

đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác này nhưng vẫn còn một số

hạn chế nhất định, nhất là ở một số môn khoa học cơ bản. Trong hệ thống các

môn học tại Nhà trường, môn Vật lý là một trong những môn học quan trọng.

Ở đó, kiến thức về “Phản ứng hạt nhân” là kiến thức cơ sở cho nhiều môn học

khác. Thực tế tại trường Sĩ quan Phòng hoá, việc dạy học nội dung “Phản ứng

hạt nhân” đang được tiến hành theo phương pháp thuyết trình truyền thống và

việc dạy học nội dung này theo phương pháp truyền thống hiện nay đang gặp

phải những khó khăn nhất định. Kiến thức về phản ứng hạt nhân đặc biệt là

những ứng dụng của nó rất phức tạp. Những ứng dụng của phản ứng hạt nhân

vô cùng đa dạng và vẫn tiếp tục phát triển. Điều đó đòi hỏi kiến thức về phản

ứng hạt nhân cần liên tục được cập nhật để phù hợp với thực tiễn tình hình.

Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nội dung kiến thức này

cần coi trọng bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự

nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều

kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng là hết sức

cần thiết. Một trong những kiểu tổ chức dạy học đáp ứng tốt những yêu cầu

đó là “dạy học theo dự án”.

Với những lí do như trên, tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học dự án

nội dung kiến thức “phản ứng hạt nhân” môn Vật lý chương trình đào tạo

bậc đại học ở trường Sĩ quan Phòng hoá”.

2. Lịch sử nghiên cứu

Vào cuối thế kỷ XVI, dạy học dự án bắt đầu được sử dụng ở nước Ý,

trong một số trường dạy về kiến trúc. Khi đó, các sinh viên được tham gia các

dự án thiết kế một số công trình kiến trúc. Tư tưởng dạy học theo dự án sau

5

đó được du nhập vào một số quốc gia mà trước hết là được sử dụng trong một

số trường đại học. Ban đầu dạy học dự án xuất hiện ở một số môn học về kiến

trúc, sau đó là các môn xã hội và tự nhiên. Ở những môn học khác nhau có

những cách tiếp cận dạy học dự án theo những cách riêng.

Trong khoảng thời gian từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa cuối thế kỷ

XIX, dạy học dự án được áp dụng khá phổ biến ở một số trường kỹ thuật ở

Pháp, Đức và Thuỵ Sĩ.

Dạy học dự án được du nhập vào Mỹ vào năm 1896, người giới thiệu là

William B. Rogers. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ XX, cơ sở lí luận dạy học dự án

mới được các nhà sư phạm ở Mỹ xây dựng và sau này nhanh chóng được phát

triển ở Mỹ. Năm 1918, Kilpartrick đưa ra kiểu tổ chức dạy học dự án mà ở đó

tập trung chủ yếu vào hoạt động có tính mục đích trong một môi trường xã

hội của sinh viên. Hoạt động có tính mục đích dựa trên sự quan tâm, nhu cầu,

thái độ và khả năng của sinh viên.

Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu về dạy học dự án. Điển hình là

năm 2003, dạy học dự án được nghiên cứu và thực hiện trong chương trình

“dạy học cho tương lai” được Bộ Giáo dục – Đào tạo kết hợp với công ty

Intel Việt Nam phối hợp thực hiện; dự án Việt – Bỉ nhằm nâng cao chất lượng

đào tạo và bồi dưỡng giáo viên các trường tiểu học và trung học cơ sở các tỉnh

miền núi phía Bắc...

Dạy học dự án được PGS. TS Đỗ Hương Trà (Đại học Sư phạm Hà

Nội) nghiên cứu và áp dụng vào dạy học môn Vật lý, đặc biệt là dạy học Vật

lý ở trường THPT. Những nghiên cứu này được trình bày trong cuốn sách:

“Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông”

do Nxb Đại học Sư phạm phát hành năm 2011.

Tiếp đó, dạy học dự án được nghiên cứu, áp dụng dạy học cho một số

nội dung cụ thể trong chương trình Vật lý phổ thông bởi một số tác giả, tiêu

biểu như: đề tài nghiên cứu về việc “Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức

dòng điện xoay chiều – sách lớp 12 nâng cao” được tác giả Vũ Văn Dụng thực

6

hiện trong luận văn cao học tại trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia

Hà Nội vào năm 2009; đề tài nghiên cứu về việc “Tổ chức dạy học dự án nội

dung kiến thức dòng điện trong chất bán dẫn – sách giáo khoa Vật lý lớp 11

nâng cao” được tác giả Phạm Văn Hoạch thực hiện trong luận văn cao học tại

trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2009.

Dạy học dự án vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng vào thực

tiễn dạy học ở các cấp, các ngành học, các nhà trường và ở các môn học khác

nhau. Tuy nhiên, đến nay những nghiên cứu về việc áp dụng dạy học dự án ở

các trường quân sự và ở trường Sĩ quan Phòng hoá vẫn chưa được thực hiện.

Chưa có những công bố về việc nghiên cứu và áp dụng dạy học dự án trong

việc dạy học Vật lý chương trình đào tạo bậc đại học ở các trường quân đội và

cũng chưa có những công bố về việc nghiên cứu và áp dụng dạy học dự án

trong việc dạy học nội dung kiến thức “phản ứng hạt nhân” ở Việt Nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức “phản ứng hạt nhân” môn

Vật lý chương trình đào tạo bậc đại học ở trường Sĩ quan Phòng hoá” nhằm

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện năng lực nghiên cứu

khoa học, hoạt động thực tiễn cho người học.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu

Học viên đào tạo bậc đại học tại trường Sĩ quan Phòng hoá, binh chủng

Hoá học, một số giảng viên đã và đang tham gia giảng dạy môn Vật lý,

chương trình môn Vật lý ở trường Sĩ quan Phòng hoá.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

- Nội dung kiến thức “Phản ứng hạt nhân” môn Vật lý chương trình đào

tạo bậc đại học ở trường Sĩ quan Phòng hoá.

- Hoạt động dạy học trong dạy học dự án.

5. Mẫu khảo sát

Học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hoá khoá 2010 - 2014, khoá

7

2009 - 2013 và một số giảng viên đã và đang trực tiếp giảng dạy môn Vật lý ở

trường Sĩ quan Phòng hoá.

6. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về việc dạy học nội dung kiến thức “phản ứng hạt nhân”

cho đối tượng đào tạo bậc đại học ở trường Sĩ quan Phòng hoá.

Thời gian nghiên cứu 7 tháng.

7. Vấn đề nghiên cứu

Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện

năng lực nghiên cứu khoa học, hoạt động thực tiễn cho người học thông qua

việc tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức “Phản ứng hạt nhân” môn Vật

lý chương trình đào tạo bậc đại học ở trường Sĩ quan Phòng hoá?

8. Giả thuyết khoa học

Vận dụng những quan điểm lí luận dạy học hiện đại nói chung và lí

luận về dạy học dự án nói riêng vào tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức

“Phản ứng hạt nhân” môn Vật lý chương trình đào tạo bậc đại học ở trường Sĩ

quan Phòng hoá sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn

luyện năng lực nghiên cứu khoa học, hoạt động thực tiễn cho người học.

9. Phương pháp nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu lí luận dạy học đại học, dạy học

trong các trường quân đội và dạy học dự án.

- Phỏng vấn, phát phiếu điều tra tới một số giảng viên đã và đang giảng

dạy, các học viên đã và đang học tập môn Vật lý tại trường Sĩ quan Phòng

hoá nhằm điều tra thực trạng dạy học nội dung kiến thức “Phản ứng hạt nhân”

môn Vật lý chương trình đào tạo bậc đại học ở trường Sĩ quan Phòng hoá.

- Thực nghiệm sư phạm: tổ chức dạy học thực nghiệm để đánh giá tính

khả thi của đề tài.

10. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham

khảo, luận văn gồm 3 chương:

8

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học dự án.

Chương 2: Tổ chức dạy học dự án nội dung kiến thức “Phản ứng hạt nhân”

môn Vật lý chương trình đào tạo bậc đại học ở trường Sĩ quan Phòng hoá.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC

DẠY HỌC DỰ ÁN

1.1. Bản chất của quá trình dạy học

1.1.1. Bản chất của quá trình dạy học

Theo PGS. TS Phạm Viết Vượng: “Dạy học là một bộ phận của quá

trình sư phạm, với một nội dung khoa học, được thực hiện theo một phương

pháp sư phạm đặc biệt, do nhà trường tổ chức, giáo viên thực hiện nhằm giúp

học sinh, sinh viên, học viên... (gọi chung là người học) nắm vững hệ thống

kiến thức khoa học và hình thành kỹ năng, nâng cao năng lực hoạt động, nâng

cao trình độ học vấn, phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách”30,tr.23.

Dạy học là hoạt động phối hợp của hai chủ thể, đó là giáo viên và

người học, trong đó giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, người học là chủ

thể của hoạt động học tập. Giáo viên là người tổ chức, định hướng hoạt động

học tập của người học, làm cho việc học tập của người học trở thành hoạt

động độc lập có ý thức. Đối tượng hoạt động của giáo viên là hệ thống kiến

thức, sự phát triển trí tuệ và nhân cách của người học. Mục đích của hoạt

động dạy là làm cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng hoạt

động, từ đó phát triển trí tuệ và nhân cách của người học. Nội dung của hoạt

động dạy là tổ chức cho học sinh nhận thức, rèn luyện kỹ năng và kiểm tra,

định hướng hoạt động học. Hoạt động dạy dù diễn ra dưới hình thức nào cũng

không thể làm thay việc cho hoạt động học. Hoạt động học tập được tiến hành

bởi người học và là hoạt động có ý thức, mang tính chủ động, tích cực và sáng

tạo. Người học phải xác định mục đích học tập, có động cơ và thái độ học tập

đúng đắn, có kế hoạch học tập chủ động và luôn tích cực thực hiện tốt kế

hoạch đó. Đối tượng của hoạt động học là hệ thống tri thức và hệ thống kỹ

năng, năng lực tương ứng. Người học phải chủ động tích cực chiếm lĩnh kiến

thức trong chương trình học để sử dụng chúng trong những tình huống học

tập và thực tiễn cuộc sống. Mục đích của hoạt động học là tiếp thu nền tri

10

thức nhân loại để chuyển hoá thành trí tuệ và nhân cách bản thân để trở thành

người lao động thông minh, năng động và sáng tạo.

Theo quan điểm của dạy học hiện đại, hoạt động dạy học phải luôn

hướng về người học, hướng về hoạt động học (quan điểm này được nhiều nhà

lí luận dạy học gọi là “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”). Người học vừa

là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình dạy học. Người học là trung tâm

của những cải tiến về nội dung, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức

dạy học. Dù theo quan điểm nào thì hoạt động dạy và hoạt động học tập luôn

gắn bó không thể tách rời, chúng thống nhất biện chứng với nhau tạo thành

hoạt động chung.

1.1.2. Bản chất của quá trình dạy học đại học

Quá trình dạy học đại học là bộ phận quan trọng của quá trình dạy học và

mang những đặc thù riêng. Theo quan điểm tiếp cận hoạt động, quá trình dạy

học đại học là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa giảng viên và sinh

viên, trong đó giảng viên là chủ thể của hoạt động dạy và sinh viên là chủ thể

của hoạt động học tập nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ dạy học đại học.

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “Quá trình nhận thức và học tập của sinh

viên ở các trường đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu.

Trong quá trình học tập ở trường đại học, mỗi sinh viên phải tự mình chiếm

lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, phải nắm vững những cơ sở nghề nghiệp

tương lai ở trình độ đại học và có tiềm năng vươn lên thích ứng với những

yêu cầu do thực tiễn nghề nghiệp đòi hỏi và những yêu cầu của cuộc cách

mạng khoa học công nghệ đặt ra. Khi tiến hành hoạt động học tập ở đại học,

người sinh viên tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu trên cơ

sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo và phát triển ở mức độ cao. Điều này có

nghĩa dưới vai trò chủ đạo của giảng viên, sinh viên không tiếp nhận máy

móc tri thức sẵn có, mà họ tiếp nhận kiến thức với óc phê phán, có thể khẳng

định, hoài nghi, phủ định, lật ngược vấn đề, đào sâu hoặc mở rộng vv... Mặt

khác, trong quá trình học tập ở đại học, sinh viên cũng tham gia vào quá trình

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!