Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dạy học chương “từ trường” lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
980

Tổ chức dạy học chương “từ trường” lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

I

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA VẬT LÍ

VÕ THỊ HỒNG NGUYÊN

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” LỚP 11 THEO ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC

SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, năm 2022

II

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA VẬT LÍ

VÕ THỊ HỒNG NGUYÊN

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” LỚP 11 THEO ĐỊNH

HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí

Khoá học: 2018 – 2022

Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hoàng Bảo Thanh

Đà Nẵng, năm 2022

I

LỜI CẢM ƠN

Đối với một sinh viên năm cuối việc lựa chọn, nghiên cứu một đề tài khóa luận tốt nghiệp

là một công việc không phải đơn giản. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.

Nguyễn Hoàng Bảo Thanh đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ em trong suốt thời gian

nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo, Khoa Vật Lý, các thầy cô

giáo giảng dạy cùng toàn thể các bạn trong lớp K18 Trường Đại học Sư Phạm – Đại

Học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá

trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm khóa luận tốt nghiệp.

Chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của những người thân, bạn bè đã cổ vũ,

động viên, góp ý và tiếp thêm động lực để em hoàn thành luận văn này.

Mặc dù có nhiều cố gắng , nhưng do thời gian có hạn và năng lực bản thân còn nhiều

hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.

Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp , chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022

Tác giả

II

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................I

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................V

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... VI

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... VI

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu: ..........................................................................................2

3. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................2

4. Khách thể nghiên cứu:........................................................................................2

5. Giả thuyết khoa học:...........................................................................................2

6. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................2

7. Nhiệm vụ nghiên cứu:.........................................................................................3

8. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................3

9.Cấu trúc của luận văn.............................................................................................3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC DẠY HỌC

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO

HỌC SINH .....................................................................................................................4

1.1.Năng lực ................................................................................................................4

1.1.1.Khái niệm năng lực........................................................................................4

1.1.2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh.................................................4

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề .................................................................................5

1.2.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề.........................................................5

1.2.2. Cấu trúc và các biểu hiện hành vi của năng lực giải quyết vấn đề ..........5

1.3. Quy trình và các hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển

năng lực giải quyết vấn đề của học sinh...................................................................8

1.3.1. Quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn

đề của học sinh ........................................................................................................8

1.3.2. Nguyên tắc thiết kế tiến trình dạy học nhằm PTNL GQVĐ của HS.......9

1.4. Phương pháp dạy học hợp tác để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho

học sinh......................................................................................................................10

1.4.1. Khái niệm.....................................................................................................10

1.4.2. Cách tiến hành ............................................................................................11

III

1.4.3. Điều kiện sử dụng .......................................................................................12

1.5. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để phát triển năng lực

giải quyết vấn đề cho học sinh.................................................................................13

1.5.1 Khái niệm......................................................................................................13

1.5.2. Khái quát của tiến trình xây dựng kiến thức theo kiểu dạy học phát

hiện và giải quyết vấn đề ......................................................................................14

1.6. Khảo sát thực trạng dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn

đề cho HS ..................................................................................................................15

1.6.1. Mục đích điều tra........................................................................................15

1.6.2. Đối tượng điều tra.......................................................................................15

1.6.3. Phương pháp điều tra.................................................................................15

1.6.4. Kết quả điều tra ..........................................................................................15

1.6.5.Đánh giá kết quả điều tra............................................................................18

1.5.6. Một số thuận lợi, khó khăn trong dạy học theo hướng phát triển năng

lực giải quyết vấn đề ở trường THPT hiện nay .................................................22

KẾT LUẬN CHƯƠNG I ............................................................................................24

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC “CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG

LỚP 11” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GQVĐ CHO HỌC SINH TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG ....................................................................................................25

2.1. Khái quát về cấu trúc nội dung kiến thức của chương “Từ Trường” Vật Lí

11 THPT....................................................................................................................25

2.2. Thiết kế tiến trình dạy học chương “ Từ Trường” Vật Lí 11 THPT nhằm

phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh trung học phổ thông............................26

2.2.1.Bài 19: Từ trường ........................................................................................26

2.2.2. Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ.......................................................................43

2.2.3.Bài 21: Từ trường của dòng diện chạy trong các dây dẫn có hình dạng

đặc biệt...................................................................................................................59

2.3. Mức độ cần kiểm tra đánh giá .........................................................................73

2.4. Phương án kiểm tra đánh giá khi dạy học chương Từ Trường ...................75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................78

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................79

3.1.Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ..........................................79

3.1.1.Mục đích thực nghiệm sư phạm.................................................................79

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................................................79

IV

3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm ................................................................79

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm...............................................................79

3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ................................................................79

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...............................................................80

3.3.1. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm..................................80

3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................................................80

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .........................................................83

3.4.1. Xây dựng phương pháp đánh giá các mức độ đạt được của kế hoạch

giảng chương “Từ Trường”.................................................................................83

3.4.2. Đánh giá sự phát triển của NL GQVĐ của học sinh ...............................83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................89

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................90

1. Những kết quả đạt được của luận văn ...............................................................90

2. Hạn chế của đề tài ................................................................................................90

3. Kết luận chung......................................................................................................90

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................92

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CHO GIÁO VIÊN ..............................................1

PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT CHO HỌC SINH................................................4

PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ................................................................................7

PHỤ LỤC 4: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ....................................................................11

PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH GIÁO VIÊN .................................................................22

V

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

NL Năng lực

GQVĐ Giải quyết vấn đề

NL GQVĐ Năng lực giải quyết vấn đề

DH Dạy học

PPDH Phương pháp dạy học

THPT Trung học phổ thông

GD Giáo dục

HS Học sinh

GV Giáo viên

CT GDPT Chương trình giáo dục phổ thông

PTNL GQVĐ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

NL VDKT Năng lực vận dụng kiến thức

PP Phương pháp

TNSP Thực nghiệm sư phạm

TC Tiêu chí

PHT Phiếu học tập

VI

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. 1 Cấu trúc và hành vi của năng lực giải quyết vấn đề .......................................5

Bảng 1. 2 Mô tả ưu thế của dạy học hợp tác với việc hình thành các PC chủ yếu và NL

.......................................................................................................................................12

Bảng 2. 1 Đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu phát triển năng lực GQVĐ ...........75

Bảng 3. 1 Kết quả thu được về khảo sát thực nghiệm Kế hoạch giảng dạy..................80

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. 1 Biểu đồ thể hiện phần trăm câu trả lời của GV .............................................19

Hình 1. 2 Biểu đồ thể hiện phần trăm câu trả lời của học sinh .....................................21

Hình 2. 1 Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Từ trường”...............................................26

Hình 3. 1 Biểu đồ phần trăm tiêu chí xây dựng các hoạt động trong bài dạy ...............85

Hình 3. 2 Biểu đồ phần trăm tiêu chí về cấu trúc bài học .............................................86

Hình 3. 3 Biểu đồ phằm trăm tiêu chí về xây dựng kiến thức nhằm bồi dưỡng năng lực

giải quyết vấn đề............................................................................................................87

Hình 3. 4 Biểu đồ phần trăm về đánh giá chung các tiêu chí xây dựng trong hoạt động

dạy học...........................................................................................................................88

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có

những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo

nhân lực bồi dưỡng nhân tài cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước.

Nhưng bên cạnh đó nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục THPT nói riêng

vẫn còn rất nhiều hạn chế như nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc

hậu, chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động

nghề nghiệp và các hoạt động thực tiễn của học sinh.

Vì vậy, đổi mới một cách toàn diện trong giáo dục là một tất yếu trong quá trình phát

triển đất nước. Để đạt được điều này, trong quá trình dạy học, người thầy cần phải

thức tỉnh trong tâm hồn các em học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ

và hành động tích cực. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) để học

sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể

thiếu được. Bởi, chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới góp phần khắc phục những biểu

hiện trì trệ nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay. Và chỉ có đổi mới PPDH chúng ta

mới góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì những lẽ đó,

việc đổi mới PPDH hiện nay là một trong những khâu quan trọng trong việc đổi mới

toàn diện giáo dục và đào tạo.

Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông đã được xác định trong Nghị quyết số 19-

NQ/TƯ ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu

cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày

14/6/2019, “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư

duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng

thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Việc đổi mới giáo dục phổ thông

chuyển từ giáo dục theo tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực đòi hỏi giáo viên

phải đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Trong những năm

gần đây việc tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực giải quyết vấn đề được đề cập

và quan tâm như một phương pháp hữu hiệu để người học hoạt động tự giác, tích

2

cực, độc lập và sáng tạo trong quá trình hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng

giáo dục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.Vật lí

là bộ môn khoa học thực nghiệm nó gắn liền với thực tiễn cuộc sống, việc tổ chức

dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực ở bộ môn này còn rất nhiều hạn chế.

Trong chương trình vật lí 11 THPT Thì Chương “Từ Trường ” là một trong những

chương có nội dung kiến thức quan trọng gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Việc tổ

chức dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực giải quyết vấn đề chương này sẽ giúp

HS vừa nắm vững được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức

đó, vừa phát triển tư duy tích cực, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời

sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. Chính vì

vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn

đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Do đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “ Tổ chức dạy học chương: Từ Trường theo định

hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh” làm luận văn tốt nghiệp.

Hy vọng rằng với đề tài này , tôi có thể chuẩn bị cho mình hành trang để trở thành

người giáo viên tốt trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học chương “ Từ Trường ” lớp 11 THPT nhằm

phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS trung học phổ thông.

3. Đối tượng nghiên cứu:

Quá trình dạy học chương “ Từ trường” vật lí 11 THPT phát triển năng lực giải

quyết vấn đề của HS

4. Khách thể nghiên cứu:

Quá trình dạy học Vật lí ở trường THPT Thái Phiên

5. Giả thuyết khoa học:

Nếu thiết kế và tổ chức dạy học theo tiến trình “Chương IV: Từ Trường ” thì sẽ phát

triển được năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng

dạy học ở trường THPT

6. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: Kiến thức Vật lí 11 phần Từ Trường

Phạm vi nghiên cứu tại trường THPT Thái Phiên

3

Thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2022

7. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý luận về dạy học và lý luận về năng lực giải quyết vấn đề

- Khảo sát và tìm hiểu nguyên nhân thực trạng dạy học ở trường THPT.

- Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học “Chương Từ Trường” nhằm phát triển năng

lực giải quyết vấn đề cho HS.

- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá sự phát triển năng lực năng lực giải quyết

vấn đề cho học sinh.

8. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận:

+ Nghiên cứu lý luận về dạy học.

+ Nghiên cứu lý luận về năng lực năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Nghiên cứu thực tiễn việc dạy học tại trường THPT

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

+ Thực nghiệm dạy học chủ đề “Chương IV Từ Trường” tại lớp 11 trường THPT

+ Đánh giá hiệu quả phát triển năng lực vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn

của học sinh sau khi thực hiện.

- Phương pháp thống kế toán học

Nhằm phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

9.Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị,tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến được

trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức dạy học theo định hướng phát triển

năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Chương 2: Thiết kế tiến trình dạy học “Chương Từ Trường Lớp 11” nhằm phát triển

năng lực GQVĐ cho học sinh trung học phổ thông

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC DẠY

HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT

VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

1.1.Năng lực

1.1.1.Khái niệm năng lực

Năng lực là một khái niệm trừu tượng, diễn tả khả năng xử lí công việc trong bối cảnh

cụ thể, liên quan tới việc có kiến thức, vận dụng kiến thức, tâm lí thái độ làm việc … Ở

các góc độ quan tâm khác nhau, các tác giả có thể đưa ra khái niệm khác nhau về năng

lực:

Theo góc độ tâm lí học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp

với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt

Theo Gerard và Roegiers: năng lực là một tích hợp những kĩ năng cho phép nhận biết

một tình huống và đáp ứng tình huống đó theo một cách tích hợp và một cách tự nhiên

Theo De Ketele năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng tác động lên một nội dung

trong một tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra

Các tác giả Việt Nam cũng đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm năng

lực. Tuy có sự khác nhau trong định nghĩa do góc độ nhìn nhận đánh giá, nội hàm khái

niệm năng lực cơ bản vẫn chứa các nội dung sau: khả năng xử lí, giải quyết được vấn

đề trong bối cảnh thực tế. Tổng hợp những phân tích ở trên, trong luận văn này, khái

niệm năng lực được thống nhất sử dụng như sau: Năng lực là khả năng huy động tổng

hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối

cảnh nhất định.

1.1.2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

CT GDPT 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho HS các NL cốt lõi

gồm các NL chung và các NL đặc thù. NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc

cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề

nghiệp. NL đặc thù là những NL được hình thành và phát triển trên cơ sở các NL chung

theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc

tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu

của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao...

a) Các năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và HĐGD:

NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!