Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dạy học chương “sóng cơ và sóng âm” - vật lí 12 theo mô hình blended - learning nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN ĐĂNG HƢƠNG LAN
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƢƠNG
“SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM”- VẬT LÍ 12
THEO MÔ HÌNH BLENDED- LEARNING NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ
ĐÀ NẴNG NĂM 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN ĐĂNG HƢƠNG LAN
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƢƠNG
“SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM”- VẬT LÍ 12
THEO MÔ HÌNH BLENDED- LEARNING NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH
Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Mã số: 8.14.0111
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN BẢO HOÀNG THANH
ĐÀ NẴNG NĂM 2022
III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Các chữ viết tắt Ý nghĩa
1 GV Giáo viên
2 HS Học sinh
3 SV Sinh viên
4 PP Phương pháp
5 TH Tự học
6 HD Hướng dẫn
7 ND Nội dung
8 GD Giáo dục
9 MT Mục tiêu
10 VL Vật lí
11 KN Kĩ năng
12 NL Năng lực
13 ĐC Đối chứng
14 TN Thực nghiệm
15 VĐ Vấn đề
16 ICT Công nghệ thông tin và truyền thông
17 NLTH Năng lực tự học
18 PTDH Phương tiện dạy học
19 THPT Trung học phổ thông
20 PPDH Phương pháp dạy học
21 CNTT Công nghệ thông tin
22 HDTH Hướng dẫn tự học
23 TNSP Thực nghiệm sư phạm
24 GQVĐ Giả quyết vấn đề
25 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
26 KT Kiểm tra
27 ĐG Đánh giá
IV
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................III
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................VII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...........................................................................................VIII
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................IX
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Giả thuyết khoa học ................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
7. Dự kiến kết quả đạt được ........................................................................................5
8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................5
NỘI DUNG.....................................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH BLENDEDLEARNING NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH .....6
1.1. Dạy học theo mô hình Blended- Learning ...........................................................6
1.1.1. Mô hình Blended- Learning..........................................................................6
1.1.2. Lịch sử ra đời của mô hình Blended- Learning..........................................10
1.1.3. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học theo mô hình BlendedLearning. ...............................................................................................................11
1.1.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động theo mô hình Blended- Learning...............13
1.1.5. Quy trình dạy học theo mô hình Blended- Learning. .................................14
1.1.6. Ưu và nhược điểm của mô hình Blended- Learning. .................................16
1.2. Năng lực tự học ..................................................................................................18
1.2.1. Khái niệm năng lực.....................................................................................18
1.2.2. Đặc điểm của năng lực................................................................................19
1.2.3. Năng lực tự học...........................................................................................19
1.3 Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình Blended- Learning với việc bồi dưỡng
năng lực tự học của học sinh.....................................................................................25
1.4. Thực trạng dạy học theo mô hình Blended- Learning nhằm phát triển năng lực
tự học của học sinh ở Thành phố Đà Nẵng.............................................................26
1.4.1. Mục đích điều tra ........................................................................................26
V
1.4.2. Phương pháp điều tra. .................................................................................26
1.4.3. Nội dung điều tra ........................................................................................26
1.4.4. Đối tượng điều tra và cách thực hiện..........................................................26
1.4.5. Kết quả điều tra...........................................................................................27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................35
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
CHƢƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM”- VẬT LÍ 12 THEO MÔ HÌNH
BLENDED- LEARNING NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA
HỌC SINH ...................................................................................................................36
2.1. Đặc điểm chương “Sóng cơ và sóng âm”- Vật lí 12..........................................36
2.1.1. Đặc điểm chung ..........................................................................................36
2.1.2. Một số kiến thức có thể tổ chức dạy học theo mô hình Blended Learning
nhằm phát huy NLTH của học sinh......................................................................36
2.2. Xây dựng tiến trình chung dạy học theo mô hình Blended Learning để phát
triển năng lực tự học cho học sinh qua chương “Sóng cơ và sóng âm” ...................38
2.3 Tiến trình dạy học một số bài học trong chương “Sóng cơ và sóng âm”- Vật lí
12 theo mô hình Blended Learning theo hướng phát triển NLTH của HS...............41
2.3.1. Tiến trình dạy học bài “Sóng cơ và sự truyền sóng cơ” .............................41
2.3.2. Tiến trình dạy học bài “Giao thoa sóng” ....................................................57
2.4. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh.................................74
2.4.1. Đánh giá quá trình thông qua công cụ đánh giá .........................................74
2.4.2. Đánh giá qua bài kiểm tra..........................................................................74
2.4.3. Đánh giá qua quan sát của GV đối với HS.................................................74
2.4.4. Đánh giá qua phiếu tự đánh giá sự phát triển NLTH của HS.....................75
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................76
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................77
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .............................................77
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................77
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.................................................................77
3.2. Đối tượng, nội dung của thực nghiệm sư phạm.................................................77
3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm..........................................................77
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm..................................................................77
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................................78
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm...............................................................................78
3.3.2. Phương pháp tiến hành ...............................................................................79
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................79
VI
3.4.1. Kết quả thu được khi dạy thực nghiệm bài 1: “Sóng cơ và sự truyền sóng
cơ”.........................................................................................................................80
3.4.2. Kết quả thu được khi dạy thực nghiệm bài 2: “Giao thoa sóng”................81
3.4.3. Kết quả thu được khi dạy thực nghiệm bài 3: “Sóng dừng”.......................82
3.4.4. Kết quả thu được khi dạy thực nghiệm chủ đề: “Đặc trưng vật lí và đặc
trưng sinh lí của âm”.............................................................................................84
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.............................................................85
3.5.1. Đánh giá định tính.......................................................................................85
3.5.2. Đánh giá định lượng ...................................................................................86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ..........................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................106
PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1
VII
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ năng lực tự học ......................................................................................................... 20
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ các biểu hiện hành vi năng lực tự học ...................................................................... 21
Sơ đồ 1.3: Quy trình tổ chức dạy học Vật lí theo mô hình Blended Learning...................................... 25
VIII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Mức độ sử dụng CNTT vào quá trình dạy học Vật lí...............................27
Biểu đồ 1.2: mức độ thành thạo về các hoạt động.........................................................29
Biểu đồ 1.3: Các hệ thống E- Learning GV từng sử dụng ............................................30
Biểu đồ 1.4: Công cụ hoặc hệ thống E-Learning nhà trường hiện đang cung cấp........31
Biểu đồ 1.5: Tỷ lệ nội dung kiến thức đã triển khai......................................................32
Biểu đồ 1.6: Ý kiến của học sinh về khái niệm tự học..................................................32
Biểu đồ 1.7: Những thuận lợi của quá trình tự học .......................................................33
Biểu đồ 1.8: Những khó khăn của việc tự học đối với học sinh ...................................34
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Lê Thành Trung ...........86
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Nguyễn Minh Hậu .......87
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Phạm Quốc Anh...........88
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Nguyễn Ngọc Kiều Ngân.......88
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Nguyễn Văn Minh Hải 89
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Đỗ Nguyễn Dạ Thảo....90
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Dương Gia Mẫn...........90
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của HS Võ Thành Huy .............91
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 4 bài học của HS
Nguyễn Việt Lâm ..........................................................................................................92
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của nhóm HS giỏi...................93
Biểu đồ 3.11. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của nhóm HS khá ...................93
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ mô tả mức độ phát triển NLTH của nhóm HS trung bình, yếu.94
Biểu đồ 3.13. Biểu đồ phân bố điểm của lớp TN và ĐC...............................................97
Biểu đồ 3.14. Biểu đồ phân bố tần suất của lớp TN và lớp ĐC....................................99
Biểu đồ 3.15. Biểu đồ so sánh tần số tích luý điểm giữa hai lớp TN và ĐC ................99
Biểu đồ 3.16. Biểu đồ phân loại học lực của hai lớp TN và ĐC.................................100
IX
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cấu trúc năng lực tự học [18] .......................................................................22
Bảng 3.1. Mẫu thự nghiệm và đối chứng ......................................................................78
Bảng 3.2. Các nhóm học sinh được chọn trong mẫu thực nghiệm ...............................78
Bảng 3.3 . Kết quả theo dõi NLTH của HS trong bài 1 ................................................80
Bảng 3.4. Kết quả theo dõi NLTH của HS trong bài 2 .................................................81
Bảng 3.5. Kết quả theo dõi NLTH của HS trong bài 3 .................................................83
Bảng 3.6. Kết quả theo dõi NLTH của HS trong chủ đề “ Đặc trưng vật lí và đặc trung
sinh lí của âm” ...............................................................................................................84
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 4 bài học của HS Lê Thành
Trung .............................................................................................................................86
Bảng 3.8. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 4 bài học của HS Nguyễn
Minh Hậu.......................................................................................................................87
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 4 bài học của HS Phạm Quốc
Anh ................................................................................................................................87
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 4 bài học của HS Nguyễn
Ngọc Kiều Ngân ............................................................................................................88
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 4 bài học của HS Nguyễn
Văn Minh Hải ................................................................................................................89
Bảng 3.12. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 4 bài học của HS Đỗ
Nguyễn Dạ Thảo............................................................................................................89
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 4 bài học của HS Dương Gia Mẫn.90
Bảng 3.14. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 4 bài học của HS Võ Thành Huy...91
Bảng 3.15. Bảng tổng hợp điểm số các hành vi thông qua 4 bài học của HS Nguyễn
Việt Lâm........................................................................................................................91
Bảng 3.16. Bảng tổng hợp ĐTB hành vi thông qua các bài học của nhóm HS khá .....93
Bảng 3.17. Bảng tổng hợp ĐTB hành vi thong qua các bài học của nhóm HS trung
bình, yếu ........................................................................................................................94
Bảng 3.18. Bảng tổng hợp điểm số tự đánh giá các chỉ số hành vi của NLTH của HS.......94
Bảng 3.19. Kết quả tổng hợp điểm của hai lớp TN và ĐC trước khi thực nghiệm.......96
Bảng 3.20. Bảng phân bố tần số điểm của lớp TN và ĐC ............................................96
Bảng 3.21. Bảng phân phối tần suất của lớp TN và ĐC ...............................................98
Bảng 3.22.Bảng so sánh tần suất tích luỹ điểm giữa hai lớp TN và ĐC.......................99
Bảng 3.23. Bảng phân loại kết quả học tập của lớp TN và ĐC...................................100
Bảng 3.24. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của lớp TN và ĐC ........................100
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc, công nghệ thông tin
(CNTT) đã được áp dụng hầu khắp các lĩnh vực của đời sống, xã hội, kỹ thuật… và
đặc biệt trong giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Việc ứng dụng
CNTT mở ra vô vàn cơ hội học hỏi cho người học, cũng đặt ra nhiều thách thức cho
người dạy nhằm đem lại hiệu quả dạy- học tốt nhất.
Hiện nay, phương pháp dạy học truyền thống vẫn chiếm phần lớn trong hoạt
động dạy- học ở trường phổ thông. Ngoài những điểm ưu việt không cần bàn cãi thì
phương pháp dạy- học truyền thống hiện nay dần bộc lộ những hạn chế nhất định cần
phải đổi mới. Vấn đề này đã được đề cập trong Nghị quyết TW2 khóa XIII: “Đổi mới
mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp
tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian
tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…”. Hơn nữa, mục tiêu của chương trình đổi mới
hiện nay là: “góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động
khoa học, biết lao động hợp tác, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên”, đồng thời
nhấn mạnh: “ từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại và
quá trình dạy học…”. Chính vì lẽ đó mà việc áp dụng các phương pháp dạy học ứng
dụng CNTT là việc hết sức cần thiết trong bối cảnh giáo dục hiện nay.
Thực tế, hoạt động dạy- học ở trường phổ thông hiện nay chủ yếu theo phương
pháp truyền thống hoặc có ứng dụng CNTT nhưng chưa thực sự triệt để và đồng bộ.
Chính vì vậy, phương pháp dạy- học truyền thống gặp nhiều khó khăn nhất định: học
sinh đến trường nghe giảng bài thụ động(“ Low thinking”) trong một thời lượng nhất
định, sau đó về nhà làm bài tập, và nếu học sinh hiểu bài không tốt sẽ gặp khó khăn
khi giải bài tập, nhất là các bài tập nâng cao. Như vậy, với phương pháp dạy- học
truyền thống, việc truyền đạt kiến thức trên lớp thuộc về người thầy, và theo thang tư
duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp(“Nhận biết” và “ Hiểu”) còn nhiệm
vụ về nhà làm bài tập vận dụng thuộc bậc cao của thang tư duy( gồm “Ứng dụng”,
“Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá”) lại do học sinh và phụ huynh- những người
không có chuyên môn đảm nhận.
2
Để khắc phục nhược điểm trên, chúng ta có thể đảo ngược nhiệm vụ trên lớp và ở
nhà của học sinh: việc tìm hiểu kiến thức mới sẽ được định hướng trước bởi người
thầy thông qua những giáo trình E-learning, nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức
này ở nhà và tự làm bài tập mức thấp. Ở lớp, các em được giáo viên tổ chức các hoạt
động để tương tác với nhau. Các bài tập ở mức tư duy cao( “High thinking") được thực
hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng nhóm. Như vậy những nhiệm
vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò. Ở nước ta, mô hình
này còn mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nó đã được triển khai tại
nhiều quốc gia trên thế giới với tên gọi “Blended- Learning” hay “Hybrid Learning”
hoặc “Lớp học đảo ngược” và cho hiệu quả cao.
Mô hình dạy học Blended- Learning là sự phối hợp giữa dạy học giáp mặt trực
tiếp (face-to-face) với các mô hình dạy học e-Learning và các dạng dạy học trực tuyến
hiện nay (toàn phần, theo thời gian thực hay bán phần, không đồng thời v.v.) có sự hỗ
trợ mạnh mẽ của các công cụ, giải pháp công nghệ số. Về bản chất, Blended learning
chính là dạy học đa phương thức, đa định dạng và đa công cụ hướng đến quá trình cá
nhân hóa cao độ cho việc học tập của người học.
Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng người học đến sự phát triển toàn
diện, hoàn thiện bản thân thông qua việc phát triển và hoàn thiện các năng lực. Trong
các loại năng lực cần phát triển và hoàn thiện thì năng lực tự học là năng lực cực kỳ
cần thiết. Thực ra, năng lực tự học là một phẩm chất vốn có của mỗi cá nhân. Tuy
nhiên, tùy vào các hoạt động của cá nhân trong các môi trường khác nhau mà năng lực
này luôn luôn biến đổi. Là khả năng bẩm sinh, nhưng năng lực tự học phải được đào
tạo, rèn luyện trong các hoạt động thực tiễn thì mới giúp cho các cá nhân phát triển.
Đối với học sinh, năng lực tự học là một vấn đề nền tảng, đóng vai trò quyết định đến
sự thành công của các em sau này. Mô hình Blended – Learning chính là mô hình giúp
các em luyện tập và phát triển rất tốt năng lực này.
Trong trường thổ thông,Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm yêu cầu học
sinh phải tìm hiểu sâu, phải có sự chuẩn bị, nghiên cứu trong một khoảng thời gian
nhất định mỗi khi tiếp cận vấn đề. Với cách dạy- học giáp mặt trực tiếp( face- toface), học sinh chỉ có thể nhận được sự truyền đạt kiến thức thụ động một chiều từ
người thầy trong một khoảng thời gian giới hạn của tiết học. Trong khi đó, với mô
hình Blended- Learning, các em có thể tìm hiểu trước kiến thức thông qua bài giảng E-
3
learning, có thể xem lại nhiều lần đối với phần kiến thức chưa nắm rõ, các em có đủ
thời gian để liên hệ kiến thức và thực tế để có thể đưa ra những câu hỏi sẽ được giải
quyết ở tiết học tiếp theo trên lớp. Tất cả những điều đó sẽ giúp các em hiểu vật lí một
cách sâu sắc và lý thú hơn rất nhiều, điều mà phương pháp dạy học truyền thống
không có được.
Trong chương trình vật lý phổ thông, “Sóng cơ và sóng âm” là phần kiến thức rất
bổ ích gắn liền với các hiện tượng thiên nhiên trong thực tế. Tuy nhiên, việc tiếp thu
các kiến thức này có phần khó khăn đối với học sinh bởi bản chất phức tạp của nó.
Trong phần “Sóng cơ và sóng âm”, để có thể lĩnh hội trọn vẹn các phần kiến thức đòi
hỏi học sinh phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu từ trước cùng sự tương tác trợ giúp của
giáo viên và bạn học trong các nhiệm vụ tư duy cấp cao. Mô hình Blended- Learning
rất thích hợp để dạy- học chương này. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào về
vận dụng mô hình Blended- Learning để dạy – học phần “Sóng cơ và sóng âm”.
Là một học viên Cao học chuyên ngành Lý luận và phương phấp dạy học môn
Vật lí, đồng thời là một giáo viên THPT, tôi nhận thấy việc áp dụng mô hình BlendedLearning vào hoạt động dạy- học phần “Sóng cơ và sóng âm” là cần thiết để giúp học
sinh có thể vận dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, khơi dậy niềm đam mê
Vật lí ở các em và đặc biệt giúp các em có thể phát triển năng lực tự học của mình.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và
sóng âm”- Vật lí 12 theo mô hình Blended- Learning nhằm phát triển năng lực tự
học cho học sinh.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng tiến trình tổ chức dạy học và vận dụng được vào tổ chức dạy học các
kiến thức trong chương “Sóng cơ và sóng âm” theo mô hình Blended- Learning nhằm
phát triển năng lực tự học cho học sinh.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được tiến trình và tổ chức dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm”-
Vật lí 12 theo mô hình Blended- Learning thì sẽ góp phần phát triển năng lực tự học
cho học sinh.
4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiến trình tổ chức dạy học theo mô hình Blended- Learning chương “ Sóng cơ
và sóng âm”.
- Năng lực tự học của học sinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các kiến thức liên quan chương “Sóng cơ và sóng âm” trong chương trình Vật
lý 12, Cơ bản.
- Đối tượng học sinh lớp 12 trường THPT Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2021 đến tháng 1/2022
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tiến trình dạy học phát triển năng lực học sinh.
- Nghiên cứu các lý thuyết về năng lực, kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
- Nghiên cứu để xây dựng tiến trình dạy học có thể bồi dưỡng năng lực tự học
cho học sinh.
- Nghiên cứu về hình thức tổ chức dạy học theo mô hình Blended- Learning.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá năng lực học sinh.
- Nghiên cứu cấu trúc và mục tiêu dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm”
- Nghiên cứu các hình thức đánh giá năng lực tự học của học sinh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lý luận:
+ Các tài liệu, công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về mô hình Blended- Learning.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” trong chương
trình Vật lý 12 Cơ bản.
6.2. Phương pháp quan sát
Quan sát biểu hiện của học sinh trong hoạt động dạy- học chương “Sóng cơ và
sóng âm” theo mô hình Blended- Learning.