Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dạy học chương cảm ứng điện từ vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------
HUỲNH THỊ THANH HÒA
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
VẬT LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC GIÁO DỤC
Đà Nẵng – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Hương Trà
Phản biện 2: TS. Phùng Việt Hải
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm vào
ngày 22 tháng 12 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang từng bước tham gia hội nhập quốc tế, đó là một quá
trình phát triển tất yếu. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của
chúng ta còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục
nghề nghiệp phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, chủ động thích
ứng. Cần chú trọng đúng mức việc giáo dục tính tích cực, chủ động
nắm bắt tri thức, kỹ năng làm việc, khả năng sáng tạo và năng lực giải
quyết vấn đề.
Cùng với đó việc bắt đầu triển khai từ năm 2018, chương trình giáo
dục phổ thông sẽ có nhiều đổi mới. Giáo viên đóng vai trò tổ chức,
hướng dẫn học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện, tạo những tình
huống có vấn đề để khuyến khích cho các em tích cực tham gia học
tập, để các em có thể tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân,
rèn luyện thói quen và khả năng tự học. Các năng lực được đặt ra cho
người học ở chương trình mới là tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác,
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Để giúp học sinh có khả năng phát huy tích cực, tự lực học tập là
việc không đơn giản. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều
nguồn thông tin, kiến thức được đưa lên mạng Internet nhưng chưa có
sự chọn lọc. Do đó người giáo viên phải là người hướng dẫn để giúp
học sinh tự tìm ra kiến thức cho mình, phát huy sự hứng thú học tập và
để có thể làm được điều đó, người giáo viên tổ chức tiến trình dạy học
phù hợp để học sinh có thể phát huy tối đa khả năng tư duy của bản
thân. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn để tài “ Tổ chức dạy học
chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 theo hướng phát huy tính tích
cực, tự lực của học sinh”.
2
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện
dạy học cũng đã có nhiều nghiên cứu theo hướng phát huy tính tích
cực, tự lực cho học sinh như:
Trong đề tài “Tổ chức dạy học phần “Quang hình học” Vật lí 11
ban cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của
học sinh” [15] của Lê Sỹ Thanh, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của việc
tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
Trong đề tài “Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy
học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm” [19] của
Nguyễn Thị Thùy Trang, tác giả đã thiết kế các tiến trình dạy học các
chủ đề và dưới sự định hướng của giáo viên, tạo cho học sinh khả năng
độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề, trao đổi thảo luận giữa các học
sinh trong nhóm, biết cách tự đi tìm kiến thức, phát huy được năng lực
tự học.
3. Mục tiêu của đề tài
Sử dụng và phối hợp được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và vận dụng chúng vào
dạy học chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 (Chương trình cơ bản).
4. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng và phối hợp được các phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học thích hợp và vận dụng vào dạy chương “Cảm ứng điện từ” lớp
11 (cơ bản) thì có thể phát triển tính tích cực, tự lực của học sinh.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 ban cơ
3
bản ở trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học
sinh.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và thiết kế tiến trình, tổ chức dạy học các bài chương
“Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 cơ bản theo định hướng phát huy tính tích
cực, tự lực của học sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về tính tích cực và tự lực của học sinh trong học tập.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận giáo dục học về tổ chức dạy học nhằm
phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, hình thức dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
- Xây dựng qui trình tổ chức dạy học vật lý theo hướng phát huy
tính tích cực, tự lực của học sinh.
- Xây dựng các tiến trình dạy học chương cảm ứng điện từ theo
hướng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh.
- Điều tra thực trạng tổ chức dạy học môn Vật lý ở một số trường
trong tỉnh đặc biệt là dạy học chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 ban
cơ bản để phục vụ cho việc xây dựng tiến trình dạy học tích cực.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo nội dung và tiến trình đã
soạn thảo.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4
8. Đóng góp mới của đề tài
8.1. Về mặt lí luận
- Góp phần vận dụng cơ sở lí luận của việc phối hợp các phương
pháp, hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học
sinh .
- Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Cảm ứng
điện từ” - Vật lí 11 THPT, để phát huy tính tích cực, tự lực của học
sinh có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên phổ thông.
8.2. Về mặt thực tiễn
Đã soạn thảo được 4 kế hoạch bài học (giáo án) dạy học chương
“Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 theo định hướng phát huy tính tích cực,
tự lực cho học sinh.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được chia làm ba chương
CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học Vật lý theo
hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh
CHƯƠNG 2. Thiết kế tiến trình dạy học chương “Cảm ứng điện
từ” lớp 11 theo hướng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh
CHƯƠNG 3. Thực nghiệm sư phạm
5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC
VẬT LÍ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC
CỦA HỌC SINH
1.1. Tính tích cực của học sinh
1.1.1. Khái niệm về tính tích cực
Theo Kharlamov cho rằng “Tính tích cực là trạng thái hoạt động
của chủ thể, có nghĩa là của người hành động. Tính tích cực nhận thức
là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng bởi khát vọng học tập,
cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”[1].
GS Trần Bá Hoành cũng quan niệm, "Tính tích cực học tập là trạng
thái hoạt động của học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng
trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Nói cách
khác, là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy
động ở mức độ cao các hoạt động tri giác nhằm lỉnh hội những kinh
nghiệm trong xã hội”[2].
Nói tóm lại tính tích cực là một phẩm chất vốn có và cần có của con
người trong đời sống xã hội. Việc hình thành và phát huy được tính
tích cực là một trong những nhiệm vụ của giáo dục nhằm đào tạo
những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển xã hội.
1.1.2. Những biểu hiện của tính tích cực
Những biểu hiện của tính tích cực học tập: Tích cực tham gia phát
biểu xây dựng bài, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Chủ động
tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo
viên. Có khát vọng hiểu biết, nỗ lực trí tuệ trong quá trình chiếm lĩnh
tri thức. Có hứng thú trong việc nghiên cứu tri thức mới, sẵn sàng của
tư duy, sáng tạo trong tiếp thu và vận dụng kiến thức. Hăng hái trả lời
6
các câu hỏi của giáo viên hoặc bổ sung ý kiến, thắc mắc khi thấy câu
trả lời của bạn chưa hoàn chỉnh. Phát biểu, nêu lên ý kiến cá nhân,
hăng hái trao đổi, làm bài nhóm [16], [17].
1.1.3. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh: Sử
dụng những kiến thức, nội dung của bài học kiến phải nói lên được ý
nghĩa trong thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu thỏa
mãn nhu cầu đời sống. Xác định rõ mục tiêu kiến thức, nội dung, kỹ
năng phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh. Để từ đó đưa ra
những tình huống nảy sinh trong thực tiễn đời sống liên quan đến nội
dung giảng dạy nhằm tạo ấn tượng, động cơ để học sinh có nhu cầu
cần phải chiếm giữ những kiến thức còn thiếu. Vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, cần phải cho học sinh thấy được tính ứng dụng trong thực
tiễn của mỗi kiến thức Vật lí. Sử dụng và phối hợp các phương pháp,
hình thức dạy học. Tổ chức thảo luận, làm việc cá nhân, làm việc
nhóm...Sử dụng các phương tiện dạy học: mô hình, sơ đồ…[12]
1.2. Tính tự lực của học sinh trong học tập
1.2.1. Khái niệm về tính tự lực
Tính tự lực là việc tự làm và giải quyết công việc của mình, không
dựa dẫm, trông chờ ỷ lại vào người khác. Tính tự lực là một phẩm chất
nhân cách. Tính tự lực có liên quan chặt chẽ đến biểu hiện tích cực, ý
chí, tình cảm, các quá trình nhận thức của con người. Tính tự lực là
điều kiện đảm bảo cho con người phát huy cao độ mọi tiềm năng của
bản thân, thích nghi với điều kiện biến đổi của tự nhiên, xã hội [3],[14].
7
1.2.2. Những biểu hiện của tính tự lực
Những biểu hiện, hành vi của tính tự lực học tập của học sinh [9]:
- Học sinh có ý thực học tập, tự làm việc, hoàn thành những nhiệm
vụ được giao.
- Học sinh ý thức được nhu cầu học tập của mình, yêu cầu của tập
thể, của xã hội hoặc nhiệm vụ do người khác đề ra đối với việc học tập.
- Có mục đích học tập rõ ràng, cố gắng thực hiện được mục đích,
thỏa mãn nhu cầu nhận thức của bản thân.
- Tự mình tìm tòi nhận thức, lập kế hoạch học tập và vận dụng kiến
thức vào tình huống mới hoặc tương tự nhưng với chất lượng cao hơn.
- Tái hiện kiến thức và thiết lập những mối quan hệ bản chất một
cách nhanh chóng.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết tốt những bài toán thực tế.
1.2.3. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tự lực của học sinh
- Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tự lực tư duy, giải quyết những
vấn đề được giao.
- Đưa vào những tình huống mâu thuẫn, tình huống thực tế, những
vấn đề gần gũi tạo động cơ, hứng thú cho học sinh.
- Giáo viên phân chia bài học thành những vấn đề nhỏ phù hợp với
trình độ của học sinh để học sinh tự lực hoạt động chiếm lĩnh kiến thức.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng những thao tác tư duy hay cơ bản.
- Giáo viên định hướng, hướng dẫn học sinh tự lực học tập trên lớp
và tại nhà.
1.3. Một số phương pháp và phương tiện dạy học nhằm phát
huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
8
1.3.1. Các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực,
tự lực cho học sinh.
1.3.1.1. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và có ưu thế trong việc
tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học
[22].
Quá trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có thể chia thành
ba giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Phát hiện và phát biểu vấn đề.
Giai đoạn 2: Giải quyết và kiếm chứng vấn đề.
Giai đoạn 3: Báo cáo kết quả nghiên cứu, thảo luận và đưa ra kết
luận
1.3.1.2 Phương pháp hướng dẫn giải bài tập
Bài tập là một phương tiện dạy học quan trọng của mọi giáo viên.
Bài tập giúp học sinh vận dụng, hệ thống hóa lại kiến thức, đồng thời
rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo.
- Quá trình dạy học bài tập có thể chia thành các bước sau:
+ Bước 1: Tìm hiểu đề bài
+ Bước 2: Phân tích hiện tượng
+ Bước 3: Giải bài tập
+ Bước 4: Biện luận
1.3.1.3 Phương pháp vấn đáp – đàm thoại
Phương pháp vấn đáp – đàm thoại là phương pháp dạy học mà giáo
viên phải đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc học sinh có thể
9
tranh luận với nhau và thảo luận cùng giáo viên, qua đó học sinh lĩnh
hội được nội dung bài học.
1.3.1.4. Phương pháp dạy học tự học
Theo tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998
bàn về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự
mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện
mình. Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu,
xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải
pháp…Tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”. Cần rèn luyện ,
bồi dưỡng cho học sinh phương pháp dạy học tự học.
Một số vấn đề cốt lõi của phương pháp dạy học tự học[3]:
- Dạy cách lập kế hoạch dạy học.
- Dạy cách nghe giảng và ghi chép theo tinh thần tự học.
- Dạy cách học bài.
- Dạy cách nghiên cứu.
Một số cách định hướng hành động nhận thức được sử dụng
trong phương pháp dạy học tự học cho học sinh [9]:
- Định hướng theo mẫu.
- Định hướng tìm tòi.
- Định hướng tìm tòi sáng tạo.
- Định hướng vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic)
- Định hướng khái quát chương trình hóa.
- Định hướng suy luận.
10
1.3.2. Phương tiện dạy học
1.3.2.1. Sử dụng phiếu bài tập
1.3.2.2. Sử dụng Internet – CNTT trong dạy học
1.3.2.3. Sử dụng thiết bị thí nghiệm – thí nghiệm mô phỏng.
1.4. Các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực,
tự lực cho học sinh
1.4.1. Hình thức dạy học cả lớp
Hình thức tổ chức hoạt động cả lớp: Dạy học cả lớp là hình thức tổ
chức dạy học mà toàn bộ học sinh cả lớp phải tham gia. Các nhiệm vụ
giáo viên đưa ra mang tính hoạt động tập thể.
1.4.2. Hình thức dạy học cá nhân
Hình thức tổ chức hoạt động cá nhân: Với hoạt động cá nhân tính
tích cực, tự lực của học sinh sẽ bộc lộ rõ hơn. Giáo viên có thể giao
nhiệm vụ học tập cụ thể cho từng học sinh.
Công việc ở nhà của học sinh bao gồm: đọc sách giáo khoa hoặc
tìm tài liệu ngoài sách giáo khoa để tiếp thu, bổ sung các kiến thức
được học ở lớp.
1.4.3. Hình thức dạy học theo nhóm
Dạy học nhóm theo nhóm nhỏ là hình thức tổ chức dạy học hợp
tác, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ
trong khoảng thời gian giới hạn.
Dạy học theo nhóm nhỏ ở nhà sẽ nâng cao kỹ năng làm việc nhóm,
tăng tính hợp tác, giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ những khó
khăn, kinh nghiệm của bản thân.
11
1.5. Kiểm tra, đánh giá
1.5.1. Đổi mới kiếm tra đánh giá kết quá học tập học sinh
Kiếm tra được hiểu là quá trình xem xét tình hình thực tế để đánh
giá, nhận xét. Việc kiểm tra sẽ cũng cấp những dữ kiện, những thông
tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.
1.5.2. Xây dựng bộ công cụ kiểm tra – đánh giá học sinh.
1.6. Quy trình thiết kế tiến trình dạy học chương “Cảm ứng điện
từ” Vật lí 11 cơ bản
1.6.1.Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, tự lực của học sinh
1.6.2. Tiến trình dạy học một số bài học thuộc phần Cảm ứng
điện từ Vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực cho học
sinh
Thiết kế tiến trình dạy học một bài học là một bước cực kỳ quan
trọng trong quá trình dạy học. Nó phải thể hiện được nội dung, cách
thức tổ chức, cách thức kiểm tra – đánh giá, định hướng hành động của
học sinh.
- Tiến trình dạy học một bài học bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Phân tích nội dung, xác định mục tiêu.
+ Bước 2: Lựa chọn các phương pháp, hình thức và phương tiện
dạy học.
+ Bước 3: Thiết kế tiến trình dạy học.
12
1.7. Điều tra thực trạng dạy học phát huy tính tích cực, tự lực của
học sinh môn Vật lý ở trường THPT
1.7.1. Mục đích điều tra
1.7.2. Đối tượng điều tra
1.7.3. Phương pháp và nội dung điều tra
1.7.4. Kết quả kiểm tra
Kết luận chương 1
Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận của việc tổ
chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh.
Không chỉ thay đổi về phương pháp, hình thức dạy học mà cách kiểm
tra đánh giá, cách định hướng cho học sinh cũng phải thay đổi với sự
trợ giúp từ các phương tiện dạy học làm sao để phát huy được tính tích
cực, tự lực cho học sinh. Không đặt nặng về mặt kiểm tra kiến thức mà
quan tâm đến sự hình thành các kỹ năng, năng lực cho học sinh.
Việc lựa chọn các PPDH tích cực và phối hợp trong quá trình tổ
chức dạy học là vô cùng cần thiết, vận dụng nhằm tích cực hóa hoạt
động nhận thức cho học sinh. Qua việc tìm hiểu cơ sở lí luận mỗi
phương pháp và hình thức dạy học đều có ưu, nhược điểm riêng nên
để đạt được mục tiêu dạy học. Giáo viên phải biết sử dụng, phối hợp
các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lí, sáng tạo sao
cho đem lại hiệu quả cao nhất.
Tất cả các cơ sở lí luận trên sẽ được chúng tôi vận dụng để đề xuất
quy trình tổ chức hoạt động dạy học đồng thời áp dụng vào việc thiết
kế tiến trình dạy học và nội dung giáo án chương “Cảm ứng điện từ”
Vật lí 11 ban cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh.
13
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌCCHƯƠNG
“CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” LỚP 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC VÀ TỰ LỰC CỦA HỌC SINH
2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” _
Vật lí 11
2.1.1. Đặc điểm cấu trúc chương “Cảm ứng điện từ”
2.1.2. Cấu trúc logic chương “Cảm ứng điện từ”
2.1.3. Sơ đồ cấu trúc chương “Cảm ứng điện từ”