Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 trung học phổ thông theo hướng bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÍ
PHẠM THỊ QUỲNH NHƯ
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ
10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ VÀO THỰC TIỄN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng – Năm 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÍ
PHẠM THỊ QUỲNH NHƯ
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ
10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ VÀO THỰC TIỄN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí
Khóa học: 2017 – 2021
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Đà Nẵng – Năm 2021
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................II
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT..............................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... IV
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................V
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2
3. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
4.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..................................................................2
6.2. Phương pháp thực tiễn .....................................................................................2
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................2
6.4. Phương pháp thống kê toán học.......................................................................3
7. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 3
8. Cấu trúc khóa luận........................................................................................... 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY
HỌC THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC
VÀO THỰC TIỄN ....................................................................................................4
1.1. Năng lực và phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông .................. 4
1.1.1. Khái niệm năng lực.......................................................................................4
1.1.2. Cấu trúc năng lực ..........................................................................................4
1.1.3. Một số năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần hình thành và
phát triển cho học sinh trung học phổ thông...........................................................5
1.2. Năng lực vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn........................................... 7
1.2.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn .................................7
1.2.2. Các thành tố và tiêu chí đánh giá của năng lực vận dụng kiến thức vào thực
tiễn...........................................................................................................................8
1.2.3. Ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy
học Vật lý................................................................................................................9
1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực thường được tổ chức trong dạy học phát
triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh .............................. 10
1.3.1. Dạy học giải quyết vấn đề...........................................................................10
1.3.2. Dạy học theo nhóm.....................................................................................10
1.4. Quy trình tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức
vào thực tiễn cho học sinh.................................................................................. 11
1.5. Một số lưu ý khi thiết kế tiến trình dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực vận
dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn..................................................................... 12
1.5.1. Nguyên tắc bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức Vật Lý vào thực tiễn 12
1.5.2. Xác định mục tiêu bài dạy và kiến thức trọng tâm của bài học..................13
1.5.3. Xây dựng hệ thống bài tập định tính và định lượng gắn với thực tiễn .......13
1.5.4. Thiết kế tiến trình dạy học ..........................................................................13
1.6. Thực trạng của việc tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực vận dụng
kiến thức vào thực tiễn ở các trường THPT hiện nay........................................... 14
1.6.1. Kết quả và phân tích thực trạng năng lực vận dụng kiến thức Vật lý vào
thực tiễn của HS trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý 10 ....14
1.6.2. Đánh giá chung về thực trạng .....................................................................21
1.6.3. Một số thuận lợi, khó khăn trong dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở các trường THPT hiện nay...........................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................23
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO
TOÀN” THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÝ
VÀO THỰC TIỄN ..................................................................................................24
2.1. Cấu trúc và đặc điểm nội dung chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10
THPT................................................................................................................ 24
2.1.1. Cấu trúc chương trình – nội dung chương “Các định luật bảo toàn” .........24
2.1.2. Đặc điểm kiến thức của chương “Các định luật bảo toàn”.........................24
2.2. Thiết kế tiến trình dạy học và kế hoạch dạy học một số bài dạy học chương “
Các định luật bảo toàn” theo hướng bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lý
vào thực tiễn...................................................................................................... 25
2.2.1. Phân tích một số nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” –
Vật lý 10................................................................................................................25
2.2.2. Kế hoạch dạy học một số bài trong chương “Các định luật bảo toàn” – Vật
lý 10 theo hướng bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn ...26
BÀI 23: ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG ............27
BÀI 24: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT.........................................................................51
2.2.3. Thiết kế phiếu kiểm tra đánh giá chương “Các định luật bảo toàn” – Vật lý
10...........................................................................................................................66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................69
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................70
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ......................................... 71
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm..................................................................71
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.................................................................71
3.2. Nội dung thực nghiệm................................................................................. 71
3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................... 71
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ................................................................71
3.3.2. Địa bàn thực nghiệm sư phạm ....................................................................71
3.3.3. Thời gian thực nghiệm sư phạm .................................................................71
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ..................................................................... 71
3.4.1. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm .....................................71
3.4.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm ....................................................................71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................76
KẾT LUẬN..............................................................................................................77
1. Đánh giá kết quả đạt được của đề tài............................................................... 77
2. Một số khuyến nghị, đề xuất........................................................................... 77
2.1. Với trường THPT...........................................................................................77
2.2. Với giáo viên..................................................................................................77
3. Hướng phát triển của đề tài ............................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
PHỤ LỤC 1...........................................................................................................PL1
Phiếu khảo sát thực trạng năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn của học
sinh trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – vật lý 10 ..........................PL1
PHỤ LỤC 2...........................................................................................................PL3
Phiếu khảo sát thực trạng năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn của học
sinh trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” – vật lý 10 ..........................PL3
PHỤ LỤC 3...........................................................................................................PL6
Phiếu đánh giá kế hoạch giảng dạy chương “các định luật bảo toàn” vật lý 10 theo
hướng bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn......................PL6
PHỤ LỤC 4...........................................................................................................PL9
Đáp án các bài kiểm tra..........................................................................................PL9
PHỤ LỤC 5.........................................................................................................PL12
Kế hoạch dạy học .................................................................................................PL12
BÀI 25: ĐỘNG NĂNG........................................................................................PL12
PHỤ LỤC 6.........................................................................................................PL29
Kế hoạch dạy học .................................................................................................PL29
BÀI 26: THẾ NĂNG ...........................................................................................PL29
I
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Quỳnh Như
II
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo
toàn” Vật Lý 10 trung học phổ thông theo hương bồi dưỡng năng lực vận dụng
kiến thức vào thực tiễn”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập
thể lãnh đạo khoa Vật Lý, Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh – người
thầy giáo trực tiếp hướng dẫn đã luôn dành nhiều công sức và thời gian để hướng dẫn,
chỉ bảo cho tôi hoàn thành khóa luận này, và thầy TS. Lê Thanh Huy – người giáo viên
phản biện đã đưa ra nhiều đóng góp, nhận xét để tôi hoàn thiện khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè, đặc biệt là các
bạn lớp 17SVL đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong những tháng ngày tôi học tập
tại trường Sư phạm cũng như thời gian tôi hoàn thành khóa luận này.
Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, khóa luận còn nhiều thiết sót. Chúng
tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và mọi người để đề tài hoàn thiện
hơn.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Quỳnh Như
III
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
GV Giáo viên
HS Học sinh
NL Năng lực
PPDH Phương pháp dạy học
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
VDKTVL Vận dụng kiến thức Vật lý
IV
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Bảng 1.1
Bảng biểu hiện cụ thể của năng lực vật lí (Chương trình giáo
dục phổ thông môn Vật lí theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
6
Bảng 1.2 Bảng đánh giá NL VDKTVL vào thực tiễn 8
Bảng 1.3
Bảng điều tra mức độ cần thiết của việc bồi bưỡng và phát
triển NL VDKTVL vào thực tiễn của HS thông qua bảng quan
sát của GV và HS
14
Bảng 1.4 Bảng điều tra mức độ dạy các ứng dụng Vật lý hoặc chỉ ra
các hiện tượng Vật lý gắn với thực tiễn trong giờ học của GV 15
Bảng 1.5
Bảng thống kê mức độ sử dụng các môi trường học tập
trong việc tổ chức dạy học các kiến thức Vật lý vận dụng vào
thực tiễn cho HS của GV
15
Bảng 1.6 Bảng thống kê nguyên nhân gây khó khăn cho việc dạy
học phát triển NL VDKTVL vào thực tiễn
16
Bảng 1.7 Mức độ mong muốn được học môn Vật lý trong các địa
điểm
17
Bảng 1.8 Bảng thống kê kết quả đánh giá thái độ của HS đối với
việc VDKTVL vào thực tiễn của HS hiện nay
18
Bảng 1.9
Bảng thống kê kết quả đánh giá mức độ biểu hiện của
từng năng lực thành phần của NL VDKTVL vào thực tiễn của
HS hiện nay
20
Bảng 2.1 Các đơn vị kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” 24
Bảng 3.1 Bảng thống kê kết quả đánh giá các tiêu chí xây dựng các
hoạt động học trong bài dạy
71
Bảng 3.2 Bảng thống kê kết quả đánh giá NL VDKTVL vào thực
tiễn của HS thông qua các tiến trình dạy học đã thiết kế
73
Bảng 3.3 Bảng thống kê kết quả đánh giá mức độ khả thi của kế
hoạch dạy học chương“Các định luật bảo toàn” đã thiết kế
74
V
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình Tên hình vẽ Trang
Hình 1 Cấu trúc năng lực dạy học 5
Hình 2 5 phẩm chất và 10 năng lực học sinh cần đạt được 6
Hình 3 Biểu đồ so sánh mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng và
phát triển NL VDKTVL vào thực tiễn của HS 14
Hình 4
Biểu đồ so sánh mức độ dạy các ứng dụng Vật lý hoặc chỉ
ra các hiện tượng Vật lý gắn với thực tiễn trong giờ học
của GV
15
Hình 5 Biểu đồ so sánh mức độ sử dụng các môi trường học tập
của GV 16
Hình 6 Biểu đồ thông kế nguyên nhân gây khó khăn trong việc
dạy học phát triển NL VDKTVL vào thực tiễn
17
Hình 7 Biểu đồ so sánh mức độ mong muốn được học môn Vật lý
trong các địa điểm
18
Hình 8 Biểu đồ so sánh mức độ biểu hiện của từng NL thành phần
của NL VDKTVL vào thực tiễn của HS hiện nay
20
Hình 9 Sơ đồ kiến thức chương “ Các định luật bảo toàn” 26
Hình 10 Biểu đồ kết quả đánh giá các tiêu chí xây dựng các hoạt
động học trong bài dạy
72
Hình 11 Biểu đồ kết quả đánh giá NL VDKTVL vào thực tiễn của
HS thông qua các tiễn trình dạy học đã thiết kế
74
Hình 12
Biểu đồ so sánh mức độ khả thi của kế hoạch dạy học đã
thiết kế nhằm phát triển NL VDKTVL vào thực tiễn cho
HS
75
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập và hợp tác toàn cầu. Trước xu thế toàn cầu hóa
cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, vấn đề đặt ra cho các quốc gia trên
thế giới đó là không ngừng phát triển và làm giàu cho đất nước, phát triển khoa học kĩ
thuật để không bị tụt hậu so với thế giới. Để làm được điều đó, cần có những con người
– có tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực làm việc,
năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp. Vì vậy, trong thời đại hiện nay, giáo dục là vấn
đề mà các quốc gia trên thế giời đều hết sức quan tâm và Việt Nam cũng không ngoại
lệ [2].
Để phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta
đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Điều đó đòi hỏi
ngành Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp học sinh tốt nghiệp không chỉ có kiến thức
mà phải có phẩm chất và năng lực của con người lao động mới. Do vậy, việc đổi mới
phương pháp giáo dục ở trường phổ thông hiện nay là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu của ngành giáo dục trong những năm qua và các năm tiếp theo [5].
Cuộc sống của con người ngày càng trở nên văn minh nhờ sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ, trong đó có cả những đóng góp to lớn của ngành Vật lý
học. Vật lý là một trong số ngành khoa học làm nền tảng cho sự phát triển của khoa học
công nghệ. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về Vật lý có giá trị to lớn trong đời
sống và sản xuất, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nói đến Vật lý là nói đến cuộc sống, bởi vì vật dụng xung quanh chúng ta đều được tạo
ra từ những quy luật, nguyên lý của Vật lý. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến
thức gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Chính vì vậy, việc thường xuyên
tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống đóng vai trò rất
quan trọng trong dạy học Vật lý. Điều đó sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được mối
quan hệ gắn bó giữa Vật lý và thực tiễn, nhất là với những nội dung đề cập đến những
quá trình, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày gần gũi với học sinh [1], [4].
Thực tiễn dạy học ở trường phổ thông cho thấy, học sinh rất thích thú khi vận dụng
kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế và đời sống. Tuy nhiên,
thực trạng dạy học Vật lý ở trường phổ thông hiện nay cho thấy tình trạng “dạy chay,
học chay” vẫn còn khá phổ biến. Trong dạy học, giáo viên ít liên hệ và vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, chính vì thế đa số học sinh thường nắm bắt kiến thức một cách thụ
động, ít phát huy tư duy sáng tạo và gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vào thực tiễn
đời sống.
Vì vậy theo tôi việc nghiên cứu dạy học Vật lý theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vào thực tiễn là phù hợp với mục tiêu của giáo dục và có thể đáp ứng được
yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực học tập,
góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và kĩ năng thực hành của học sinh
THPT, nhờ đó có thể nâng cao chất lượng dạy học.
2
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: Tổ chức dạy
học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 trung học phổ thông theo hướng
bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực vận dụng
kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.
Xây dựng được các tiến trình dạy học và vận dụng quy trình để tổ chức dạy học
chương “ Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 theo hướng bồi dưỡng năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các tiến trình dạy học và vận dụng quy trình tổ chức dạy học
chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 thì sẽ góp phần bồi dưỡng được năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh, nâng cao kết quả dạy học Vật lý.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 THPT theo hướng
bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc tổ chức dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực
vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Đề xuất quy trình tổ chức dạy học và vận dụng để tổ chức dạy học theo hướng bồi
dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Thiết kế một số bài giảng cụ thể của chương “Các định luật bảo toàn” theo hướng
bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các sách, bài báo, luận văn, khóa luận, tạp chí chuyên ngành liên quan.
Nghiên cứu các ứng dụng của vật lý trong kĩ thuật và đời sống.
Nghiên cứu chương trình, SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo chương “Các định
luật bảo toàn” Vật lý 10 THPT.
6.2. Phương pháp thực tiễn
Điều tra thực trạng của việc sử dụng các bài tập định tính gắn với việc phát triển
NL VDKTVL vào thực tiễn cho HS ở trường THPT hiện nay.
Lấy ý kiến GV, HS về thực trạng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn trong dạy
học Vật lý.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành lấy ý kiến các chuyên gia là các GV ở trường THPT để kiếm tra giả thiết
khoa học và đánh giá hiệu quả của đề tài.
3
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kế toán học nhằm xử lý số liệu và trình bày qua thực
nghiệm sư phạm.
7. Đóng góp của đề tài
Xây dựng được tiến trình các bài dạy cụ thể chương “Các định luật bảo toàn” Vật
lý 10 nhằm bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận chia làm ba
chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng bồi
dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Chương 2. Tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo toàn” theo hướng tăng
cường vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.