Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp âm thanh ở trường Trung học Phổ thông
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1652

Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp âm thanh ở trường Trung học Phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ XUÂN QUẢNG

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP ÂM THANH

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2016

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ XUÂN QUẢNG

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP ÂM THANH

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Biên

THÁI NGUYÊN - 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết

quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố

trong bất kì một công trình của tác giả nào khác.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Xuân Quảng

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS

Nguyễn Văn Biên, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Vật lí, các

thầy cô giáo giảng dạy và toàn thể các bạn học viên lớp cao học Lí luận và phương

pháp dạy học Vật lí K22 - Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giảng

dạy, góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa

học và làm luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh của

trường THPT Gang Thép tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của người thân, bạn bè,

đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên, góp ý và tiếp thêm động lực để tôi hoàn thành luận

văn này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn và năng lực của bản thân

còn nhiều hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu, nên luận văn không tránh khỏi

những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô

giáo và các bạn đồng nghiệp.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016

Tác giả luận văn

Ngô Xuân Quảng

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii

MỤC LỤC ...................................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH.................................................................................................... vii

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2

3. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2

4. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2

5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2

6. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3

7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................... 4

1.1. Tổng quan về tích hợp ........................................................................................... 4

1.1.1. Khái niệm tích hợp.............................................................................................. 4

1.1.2. Khái niệm về dạy học tích hợp ........................................................................... 5

1.1.3. Một số quan điểm về tích hợp môn học.............................................................. 5

1.1.4. Các đặc trưng của dạy học tích hợp.................................................................... 8

1.1.5. Các bước xây dựng chủ đề tích hợp ................................................................... 9

1.2. Một số phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, năng lực giải quyết vấn

đề thực tiễn cho học sinh.................................................................................... 14

1.2.1. Các khái niệm ................................................................................................... 14

1.2.2. Dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ............... 15

1.2.4. Một số phương pháp dạy học tích cực.............................................................. 25

1.3. Thực trạng dạy học tích hợp ................................................................................ 31

1.3.1. Thực trạng dạy học tích hợp ............................................................................. 31

1.3.2. Kết quả điều tra về thực trạng dạy học tích hợp ở một số trường tại tỉnh

Thái Nguyên....................................................................................................... 32

Kết luận chương 1....................................................................................................... 33

iv

Chương 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “ÂM THANH”

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG......................................................................................34

2.1. Sơ lược về chủ đề tích hợp “Âm thanh” .............................................................. 34

2.2. Mục tiêu của chủ đề ............................................................................................. 36

2.3. Nội dung trọng tâm của chủ đề............................................................................ 36

2.3.1. Nguồn âm.......................................................................................................... 37

2.3.2. Sự truyền âm thanh trong môi trường............................................................... 37

2.3.3. Sự cảm thụ âm thanh ........................................................................................ 38

2.3.4. Âm nhạc............................................................................................................ 43

2.3.5. Ô nhiễm tiếng ồn............................................................................................... 44

2.4. Tổ chức dạy học................................................................................................... 46

2.4.1. Tổ chức dạy học theo trạm nội dung: Âm thanh và đặc tính của âm ............... 47

2.4.2. Tổ chức dạy học dự án nội dung: Cơ quan cảm thụ âm nhạc........................... 69

2.4.3. Tổ chức dạy học dự án nội dung: Tác hại của việc ô nhiễm tiếng ồn .............. 71

2.5. Công cụ đánh giá ................................................................................................. 75

2.5.1. Công cụ đánh giá phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.................... 75

2.5.2. Công cụ đánh giá các bài học theo trạm........................................................... 76

2.5.3. Công cụ đánh giá các bài dạy học dự án .......................................................... 78

Kết luận chương 2....................................................................................................... 83

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................................ 84

3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.................................................................... 84

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.......................................................................... 84

3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 85

3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................................... 85

3.5. Thời gian thực nghiệm......................................................................................... 85

3.6. Các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm........................................................... 85

3.7. Kết quả và đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................ 87

3.7.1. Đánh giá định tính............................................................................................. 87

3.7.2. Đánh giá định lượng kết quả của việc phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn

của HS sau khi học chủ đề ................................................................................. 93

v

3.8. Đánh giá chung về việc tích hợp các nội dung của chủ đề “Âm thanh” và

việc vận dụng các phương pháp dạy học theo trạm và theo dự án để dạy học

chủ đề ................................................................................................................. 98

Kết luận chương 3..................................................................................................... 100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................... 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 102

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Viết đầy đủ

1 DHTH Dạy học tích hợp

2 GDBVMT Giáo dục bảo vệ môi trường

3 GQVĐ Giải quyết vấn đề

4 GV Giáo viên

5 HS Học sinh

6 NXB Nhà xuất bản

7 PGS Phó giáo sư

8 PHT Phiếu học tập

9 THCS Trung học cơ sở

10 THPT Trung học phổ thông

11 TN Thí nghiệm

12 TS Tiến sĩ

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các tư liệu cần thiết để tổ chức các loại hình hoạt động học tập

đặc thù của khoa học tự nhiên ............................................................ 12

Bảng 1.2. Các mức độ của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ........................ 17

Bảng 1.3. Cấu trúc năng lực GQVĐ thực tiễn của HS ....................................... 18

Bảng 1.4. Các mức độ phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn của HS.................. 21

Bảng 1.5. Các bước chuẩn bị xây dựng trạm học tập ......................................... 25

Bảng 1.6. Các giai đoạn tổ chức dạy học dự án.................................................. 29

Bảng 1.7. Bảng kết quả điều tra về thực trạng dạy học tích hợp ở một số

trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................................................ 32

Bảng 2.1. Tốc độ truyền âm trong một số môi trường........................................ 38

Bảng 2.2. Bảng mức cường độ âm của một số âm thanh thông dụng ................ 40

Bảng 2.3. Bảng tần số âm cơ bản của nhạc âm................................................... 44

Bảng 2.4. Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động

xây dựng ............................................................................................. 45

Bảng 2.5. Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản

xuất, thương mại, dịch vụ ................................................................... 45

Bảng 2.6. Sơ đồ nội dung chủ đề “âm thanh” ..................................................... 46

Bảng 2.7. Bảng tổng quan về các trạm dùng dạy học chủ đề “Âm thanh”......... 47

Bảng 2.8. Bảng tổng quan về dự án dùng cơ quan cảm thụ âm nhạc ................. 70

Bảng 2.9. Bảng tổng quan về dự án sử dụng âm thanh trong điều trị bệnh lí..... 73

Bảng 2.10. Bảng công cụ đánh giá phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ..... 75

Bảng 2.11. Bảng tiêu chí đánh giá kết quả phiếu học tập tại các trạm ................. 76

Bảng 2.12. Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm ............................................. 76

Bảng 2.13. Bảng tiêu chí đánh giá trình bày......................................................... 78

Bảng 2.14. Bảng tiêu chí chí đánh giá sản phẩm .................................................. 79

Bảng 2.15. Bảng tiêu chí chí đánh giá ấn phẩm.................................................... 80

Bảng 2.16. Bảng tiêu chí chí tự đánh giá cá nhân................................................. 81

Bảng 2.17. Bảng tiêu chí đánh giá các thành viên trong nhóm............................. 82

Bảng 3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ......................................................... 86

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ thực tiễn của HS khi dạy học

nội dung “Âm thanh và đặc tính của âm”........................................... 94

vi

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ thực tiễn của HS khi dạy học

nội dung “Nhạc âm” ........................................................................... 96

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá năng lực GQVĐ thực tiễn của HS khi dạy học

nội dung “Ô nhiễm tiếng ồn”.............................................................. 97

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tổng thể năng lực GQVĐ thực tiễn của HS............ 98

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ các bước phát triển của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn .....22

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chủ đề “Người đầu bếp thông minh”..............35

Hình 1.3. Mức cường độ âm ở một số tần số khác nhau .......................................40

Hình 3.1a. Một số hình ảnh làm việc tại các trạm của các nhóm............................87

Hình 3.1b. Một số hình ảnh làm việc tại các trạm của các nhóm............................88

Hình 3.1b. Một số hình ảnh làm việc tạii các trạm của các nhóm...........................88

Hình 3.2.a. Phiếu học tập của nhóm 4 ......................................................................88

Hình 3.2.b. Phiếu học tập của nhóm 6 ......................................................................88

Hình 3.3. Poster của nhóm 1..................................................................................89

Hình 3.4. Poster của nhóm 3..................................................................................91

Hình 3.5. Một số hình ảnh các nhóm báo cáo sản phẩm .......................................92

Hình 3.6. Sản phẩm cấu tạo tai của nhóm 2 ..........................................................93

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam nói riêng và tất cả các nước trên thế giới nói chung hiện nay đều có

một xu thế chung là xu thế hội nhập quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa. Để làm được

điều này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực có trình độ cao, có đầy đủ những phẩm

chất và năng lực. Đó là những người giỏi về chuyên môn, vững về tay nghề. Đây

chính là nhiệm vụ rất cấp thiết đối với ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục chính là

đào tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vì vậy, để đào tạo

được nguồn nhân lực có trình độ cao phù hợp với nhu cầu hội nhập quốc tế thì bắt

buộc nền giáo dục nước ta phải đổi mới một cách toàn diện.

Trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” (ban kèm quyết định số

201/2001/QĐ - TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001) của Thủ tướng Chính phủ ở mục

5.2 cũng nêu rõ: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc

truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động

tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu

nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng

lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động tích cực của học sinh, sinh viên trong

quá trình học tập…”.

Thực tế trong việc dạy học ở trường trung học phổ thổ hiện nay đã có nhiều

hình thức dạy học tiến bộ mới được áp dụng, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại việc

truyền thụ kiến thức theo hướng “đọc -chép” một chiều, dẫn đến việc học tập của học

sinh còn thụ động. Học sinh chưa có tính tích cực, phát huy được năng lực học sinh

do đó chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế và chưa được nâng cao. Ngoài ra với

phương pháp học tập hiện nay học sinh khó tìm được sự gắn kết giữa các môn học

với nhau, bên cạnh đó có thể xảy ra tình trạng cùng một kiến thức nhưng được nêu ra

ở nhiều môn học.

Để đáp ứng những yêu cầu và khắc phục được những hạn chế đã nêu ở trên thì

dạy học theo chủ đề tích hợp là thực sự cần thiết.

Vấn đề dạy học theo chủ đề đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố

như: Nguyễn Văn Biên - Dạy học theo trạm một số kiến thức về hiệu ứng nhà kính và

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!