Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi nhận biết độ dài thời gian qua hoạt động làm thí nghiệm.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 445 (Kì 1 - 1/2019), tr 26-30
26
TỔ CHỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI NHẬN BIẾT ĐỘ DÀI THỜI GIAN
QUA HOẠT ĐỘNG LÀM THÍ NGHIỆM
Vũ Thị Diệu Thúy - Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình
Ngày nhận bài: 17/09/2018; ngày sửa chữa: 25/10/2018; ngày duyệt đăng: 21/11/2018.
Abstract: The article presents the role of teaching children to recognize the length of time, children
doing experiments to develop skills to identify the length of time, the relationship of time, adjust
the speed of activity in accordance with the stipulated time; The sequence of organizing activities
of doing experiment for children to experience the length of time and introduce some experiments
help 5-6-years-old children to identify the length of time that is relevant to the characteristics and
cognitive needs of children which we did experiment in preschool.
Keywords: Identify time length, experiment, experience, time relationship, adjust.
1. Mở đầu
Sự nhận biết độ dài thời gian có vai trò quan trọng
trong sự phát triển của trẻ em, giúp trẻ điều chỉnh các
hoạt động của mình phù hợp với khoảng thời gian; đồng
thời hình thành ở trẻ những phẩm chất quý báu như: tính
tổ chức, kỉ luật, chính xác, nhanh nhẹn, biết trân trọng
thời gian. Mặt khác,sự nhận biết độ dài thời gian giúp trẻ
5-6 tuổi thích ứng dễ dàng hơn với thời gian biểu hoạt
động ở trường mầm non. Tổ chức cho trẻ tham gia làm
các thí nghiệm để trải nghiệm độ dài thời gian diễn ra sự
kiện và rèn kĩ năng so sánh độ dài khoảng thời gian diễn
ra các sự kiện giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết chính xác mối
quan hệ độ dài thời gian, sử dụng các từ chỉ quan hệ độ
dài thời gian: hết thời gian như nhau, hết ít thời gian nhất,
hết nhiều thời gian hơn, hết nhiều thời gian nhất đồng
thời giúp trẻ phát triển kĩ năng điều chỉnh tốc độ hoạt
động trong thời gian quy định và xác định mối quan hệ
tốc độ để sử dụng từ chỉ mối quan hệ tốc độ diễn ra các
sự kiện: nhanh nhất, chậm hơn, chậm nhất...
Hiện nay, giáo viên (GV) mầm non đã quan tâm tổ
chức cho trẻ làm thí nghiệm để khám phá môi trường
xung quanh nhưng chưa chú trọng giúp trẻ nhận biết độ
dài thời gian qua quá trình tổ chức cho trẻ làmthí nghiệm.
GV chưa giúp trẻ nhận ra khoảng thời gian cần thiết cho
sự diễn ra mộtsự kiện cũng như so sánh khoảng thời gian
diễn ra các sự kiện. Từ đó, trẻ ít có cơ hội trải nghiệm độ
dài thời gian qua hoạt động làm thí nghiệm.
Bài viết đề cập việc tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi nhận biết
độ dài thời gian qua hoạt động làm thí nghiệm.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Trình tự tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm độ dài
thời gian qua hoạt động làm thí nghiệm
Tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm để so sánh độ dài
thời gian giữa các sự kiện được thực hiện theo trình tự
như sau:
2.1.1. Xác định mục đích làm thí nghiệm
Khi tổ chức thí nghiệm cho trẻ cần xác định mục đích
cụ thể của mỗi thí nghiệm. Mục đích thí nghiệm được cụ
thể hóa bằng các nhiệm vụ.
Nhiệm vụ thí nghiệm do GV đặt ra hoặc do GV giúp
trẻ tự xác định. Nhiệm vụ phải rõ ràng, được xác định
theo từng ý cụ thể.
Việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi sự tìm
tòi tích cực: phân tích, đối chiếu cái đã biết với cái chưa
biết, đưa ra kết luận về nguyên nhân của hiện tượng, lựa
chọn biện pháp giải quyết, các điều kiện và việc tổ chức
thí nghiệm.
Ví dụ, trong thí nghiệm “Cuộc chạy đua của ba cây
nến”, GV cần giúp trẻ xác định rõ mục đích làm thí
nghiệm: ngoài mục đích nhận biết vai trò của không khí
với sự cháy, trẻ còn nhận ra khoảng thời gian mỗi cây
nến cháy, so sánh độ dài thời gian 3 cây nến cháy.
2.1.2. Chuẩn bị cho trẻ làm thí nghiệm
Việc tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm cần chuẩn bị chu
đáo những yếu tố sau:
- Đối tượng thí nghiệm,số lượng đối tượng cho cô và
trẻ. Đối tượng làm thí nghiệm thường có 2 loại: vật liệu
tự nhiên (đất, nước, hạt, cây...) và vật liệu nhân tạo (các
đồ dùng, phế liệu: vải, nhựa, đường,...).
- Dụng cụ, phương tiện làmthí nghiệm: GV mầm non
nên sử dụng những vật liệu sẵn có hoặc các phế liệu như
vỏ hộp sữa chua, cốc nhựa dùng 1 lần đã qua sử dụng, vỏ
ốc, vỏ trai... Cần đảm bảo đủ số lượng đồ dùng cho cô và
trẻ. Đồ dùng của cô và trẻ giống nhau để đảm bảo tính
khách quan khi cho trẻ làm thí nghiệm...
- Thời gian làm thí nghiệm: Tùy vào loại thí nghiệm
mà GV xác định thời gian cần thiết để tiến hành thí
nghiệm cho phù hợp. Dựa vào thời gian làm thí nghiệm,
có thí nghiệm ngắn hạn, ví dụ: “cuộc chạy đua của 3 cây