Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT 8/3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển
biến tích cực từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường. Việc phát triển công
nghiệp nhẹ chiếm vị trí quan trong, có ý nghĩa to lớn.
Một trong những ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam có được tăng
trưởng theo các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội là ngành công
nghiệp dệt may. Ngành dệt may hiện nay đang phát triển trong xu thế thuận
lợi do có sự chuẩn bị chuyển dịch phân công lao động quốc tế từ các nước
phát triển sang các nước đang phát triển, có nguồn lao động dồi dào là động
lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành dệt may phát triển
mạnh mẽ. Đặc biệt năm 2001 nước ta vừa ký được hiệp định thương mại
Việt nam – Hoa Kỳ. Đây là một cơ hội rất lớn đối với ngành dệt may. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và các ngành công nghiệp khác
ngành công nghiệp dệt may không ngừng phát triển và hoàn thiện tổ chức
sản xuất từ sản xuất thủ công theo phương pháp cổ truyền đến nay ngành
đã có những dây chuyền sản xuất sản phẩm hiện đại đáp ứng nhu cầu trong
nước và xuất khẩu, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm
lao động.
Để có được những kết quả nhất định các công ty dệt may cần có
những định chiến lược đúng đắn gắn với sự tiếp cận khoa học kỹ thuật
hiện đại để đạt được lợi nhuận tối đa và chi phí nhỏ nhất mà để đạt chi phí
nhỏ nhất thì trong đó vấn đề năng lượng phải được sử dụng hợp lý và tiết
kiệm nhất.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Dệt 8/3 em đã thấy được nhiều
vấn đề từ thực tế, kết hợp với kiến thức đã học trong nhà trường em sẽ rút
ra được những kinh nghiệm nhất định cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú trong phòng kế hoạch tiêu
thụ của Công ty Dệt 8/3 đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian qua.
- 1 -
PHẦN I
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT 8/3
I.Tình hình đặc điểm chung của công ty
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Công ty dệt 8/3 nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, địa chỉ 460 Minh
Khai quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội.
- Năm 1960 chính thức bắt đầu xây dựng nhà máy.
- Ngày 8/3/1965 Công ty dệt 8/3 được cắt băng khánh thành và để
chào mừng ngày quốc tế phụ nữ, toàn bộ dây chuyền sản xuất được đi vào
hoạt động đồng bộ.
- Ngày 13/2/1991 theo nghị quyết của bộ công nghiệp nhẹ, Công ty
dệt 8/3 dược đổi tên thành Công ty liên hợp dệt 8/3.
- Ngày 26/7/1994 Công ty liên hợp dệt 8/3 lại đổi tên thành công ty
dệt 8/3 theo nghị quyết số 830/QĐ- TCLĐ của bộ công nghiệp nhẹ. Viẹc
đổi tên thành công ty dệt 8/3 không phải là sự chuyển đổi về hình thức mà
là sự đổi mới thực chất tư duy kinh tế chức năng nhiệm vụ, phương thức
hoạt động của một doanh nghiệp nhà nước. Trong công ty chức năng sản
xuất kinh doanh được gắn bó mật thiết với nhau.
- Năm 1989-1991 Công ty đầu tư thêm một số thiết bị và cải tạo xí
nghiệp sợi B bằng nguồn vốn ấn Độ ( 20.000.000 Rubi).
- Quy mô hiện tại của công ty diện tích toàn bộ 24 ha. Là một Công ty
dệt hoàn tất từ khâu kéo sợi đến khâu dệt, nhuộm, in công suất thiết kế ban
đầu là hơn 35 triệu mét vải thành phẩm một năm.
Năm 1990 vốn cố định từ 18,3 tỷ đồng lên 30,8 tỷ đồng ( năm 1991)
công ty dệt 8/3 là một doanh nghiệp lớn. Số công nhân năm 1999 là 3.500
công nhân. Tổng tài sản của năm 2001 là 321.690 tỷ đồng có 7 xí nghiệp
thành viên.
- 2 -
2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp:
a. chức năng:
công ty Dệt 8-3 đóng góp chức năng sản xuất và cung ứng cho thị
trường các sản phẩm dệt may sợi, nhuộm in hao, đảm bảo các yêu cầu do
Nhà nước đặt ra, đáp ứng nhu cầu nội địa, phục vụ xuất khẩu, được người
tiêu dùng chấp nhận.
b. Nhiệm vụ.
Công ty dệt 8-3 đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may và
nền kinh tế quốc dân, sự phát triển của Công ty Dệt 8-3 góp phần quan
trọng thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam tiến lên. Điều này thể hiện ở các
hoạt động như: Chuyển giao công nghệ mới xâm nhập thị trường quốc tế,
tạo thêm cơ hội cho các công ty vệ tinh.
Bình ổn thị trường các doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển sang cơ
chế thị trường.
Để thực hiện vụ này, công ty Dệt 8-3 và các đơn vị thuộc Tổng công
ty dệt may Việt Nam thực hiện nhiệm vụ này, công ty Dệt 8-3 và các đơn
vị thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam thực hiện các chính sách quản lý
thị trường của Nhà nước như: Bình ổn giá cả, quản lý chất lượng, chống
hàng giả, hàng nhài mẫu, thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương về
nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm trong lúc khó khăn.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần bình ổn xã hội.
Do qui mô lớn của công ty, đặc biệt của ngành dệt may là nhiều lao động
nên đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội do tình
trạng thất nghiệp gây ra.
Nhiệm vụ đóng góp ngân sách Nhà nước là nghĩa vụ chung của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hiện nay Công ty Dệt 8-3 đã tiến hành
hạch toán độc lập, Nhà nước chỉ cấp 1 lượng vốn nhỏ khoảng 20%, phần
còn lại do Công ty tự huy động từ các nguồn khác.
- 3 -
3.Mặt hàng sản xuất kinh doanh và dây truyền công nghệ
a.Dây truyền công nghệ
Sơ đồ 1: Tổng quát dây chuyền công nghệ toàn bộ:
Sơ đồ 2: Tổng quan về kéo sợi
- 4 -
Nhập kho
Dệt vải Ho n à
tất
Kéo sợi May
Cung
Chải
Ghép
Thô
S. con
Đánh ống Sợi th nh ph à ẩm Nhập kho
Đậu Xe Cấp
dệt