Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện thường xuân - thanh hóa giai đoạn 2005-2010. định hướng phát triển đến năm 2020.
PREMIUM
Số trang
73
Kích thước
986.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
879

Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện thường xuân - thanh hóa giai đoạn 2005-2010. định hướng phát triển đến năm 2020.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

LÊ THỊ NHUNG

Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thường

Xuân- Thanh Hóa giai đoạn 2005-2010. Định

hướng phát triển đến năm 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ

2

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất ra đời sớm nhất của xã hội loài

người. Từ khi ra đời cho đến nay nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong

việc phát triển kinh tế nói chung và đảm bảo sự sinh tồn của xã hội loài người nói

riêng. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con

người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu

dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Mà còn sản xuất ra các mặt

hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước hướng mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công

nghiệp. Song để trở thành một nước công nghiệp đi lên từ điểm xuất phát thấp, thì

không thể không chú trọng đến sự phát triển nông nghiệp vì chính nông nghiệp là

cơ sở, là nền móng để phát triển nền kinh tế nước nhà. Do đó, muốn phát triển nền

kinh tế thì phải phát triển nông nghiệp, tức là phải chú trọng phát triển ở từng cấp

độ hay nói cách khác là đi từ nông nghiệp có quy mô nhỏ là địa phương đến các cấp

độ hơn nữa. Để nền nông nghiệp đất nước luôn phát triển bền vững thì không nên

xem nhẹ cấp nhỏ hơn là nông nghiệp địa phương.

Thường Xuân-Thanh Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thanh, với thế mạnh

chủ yếu là nông nghiệp. Nền nông nghiệp huyện Thường Xuân- Thanh Hóa trong

những năm qua, nhất là giai đoạn 2005-2010 có bước chuyển mình khá tốt đẹp

nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Nông nghiệp huyện nhà trong thời gian qua

luôn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ không chỉ nhờ vào việc ứng dụng những

thành tựu khoa học kỹ thuật rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, sự cần cù, chăm

chỉ, sáng tạo của người nông dân, mà còn nhờ sự chỉ đạo tài tình, đúng đắn của lãnh

đạo huyện. Lãnh đạo huyện đã đưa ra nhiều chủ trương nhằm tiếp tục giữ vững và

phát triển nông nghiệp. Huyện Thường Xuân nói riêng và tỉnh Thanh Hóa đã đạt

được những thành tựu to lớn, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện

nói riêng và của cả nước nói chung.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì nông nghiệp huyện Thường Xuân còn

bộc lộ những hạn chế. Trên cơ sở đó huyện đã đưa ra những định hướng để thúc đẩy

nông nghiệp phát triển, xứng đáng với vai trò là ngành kinh tế chủ chốt của huyện.

3

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài:“Tình hình sản xuất nông

nghiệp huyện Thường Xuân- Thanh Hóa giai đoạn 2005-2010. Định hướng phát

triển đến năm 2020”.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

- Đề tài tìm hiểu nguồn lực tác động đến sự phát triển nông nghiệp.

- Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Thường Xuân giai đoạn 2005-2010.

- Xác định phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện đến năm 2020.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận nông nghiệp.

- Thu thập tài liệu về tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thường Xuân- Thanh

Hóa.

- Phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra các đặc điểm thống nhất về sự phát triển

nông nghiệp của huyện.

3 Giới hạn nghiên cứu

- Không gian: Huyện Thường Xuân- Thanh Hóa.

- Thời gian: Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Thường Xuân- Thanh Hóa giai

đoạn 2005-2010. Định hướng phát triển đến năm 2020.

4 Lịch sử nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài có một số tài liệu liên quan đến đề

tài:

- Nguyễn Duy Hòa (2010), Địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam 2, 3: tài liệu này nghiên

cứu về tình hình phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế của Việt Nam trong

đó nghiên cứu về tình hình phát triển nông nghiệp, đặc điểm và vai trò của nông

nghiệp đối với đời sống con người.

- “ Kinh tế nông nghiệp”, PGS Nguyễn Thế Nhã, NXB nông nghiệp Hà Nội 1995.

- “Các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm huyện Thường Xuân- Thanh Hóa”.

Trên cơ sở kế thừa các tài liệu và công trình nghiên cứu trên, tôi đã tiếp tục đi

sâu vào nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp và định hướng cho sự phát triển

nông nghiệp của huyện đến năn 2020.

4

5 Quan điểm nghiên cứu

5.1 Quan điểm hệ thống

Quan điểm này giúp xem xét đối tượng nghiên cứu mối quan hệ khác nhau,

cách trình tự sắp xếp lôgic để phân tích. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài: “Tình hình

sản xuất nông nghiệp huyện Thường Xuân - Thanh Hóa giai đoạn 2005-2010.

Định hướng phát triển đến năm 2020” thì chúng ta cần xem xét nó trong hệ thống

nông nghiệp của tỉnh và cả nước để nghiên cứu.

5.2 Quan điểm tổng hợp

Nông nghiệp là ngành có đặc thù riêng và chịu sự tác động của nhiều nhân tố

bao gồm: các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu cần phải

xem xét tất cả mối quan hệ đó trong hệ thống nội tại của từng ngành, cũng như các

yếu tố bên ngoài tác động tới. Do vậy trong quá trình nghiên cứu cần phải nhìn nhận

vấn đề một cách tổng hợp.

5.3 Quan điểm lịch sử

Mỗi sự vật, hiện tượng địa lý đều có quá trình hình thành và phát triển. Trong

quá trình nghiên cứu cần phải đứng trên quan điểm lịch sử để thấy được sự thay đổi,

cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.

Sản xuất nông nghiệp cũng có quá trình lịch sử phát triển lâu dài. Vì thế mà

khi tiến hành nghiên cứu về nông nghiệp thì chúng ta phải nhìn nhận cả quá khứ,

hiện tại và tương lai để thấy được sự thay đổi của ngành.

5.4 Quan điểm kinh tế

Quan điểm này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể như: tốc

độ tăng trưởng kinh tế, diện tích, sản lượng, năng suất…Trong cơ chế thị trường

việc sản xuất nông nghiệp đem lại lợi nhuận. Vì vậy mà có thể đánh giá hiệu quả

kinh tế cao nhất và xác định phương hướng cho những năm tiếp theo.

5.5 Quan điểm phát triển bền vững

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều điều kiện tự nhiên trong quá trình sản

xuất. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ

thuật, việc áp dụng bốn hóa (hóa học hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa)

vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt việc sử dụng phân bón, thuốc trừ

sâu, hóa chất vào việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi đã ảnh hưởng lớn đến môi

5

trường. Vì vậy trong quá trình sản xuất nông nghiệp cần chú ý đến vấn đề giữ gìn

môi trường sinh thái.

Quán triệt quan điểm này, khi nghiên cứu đề tài phải chú ý đảm bảo sự bền

vững cả ba mặt:

- Về kinh tế: Cần quan tâm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hiệu quả kinh tế.

- Về xã hội: Cần tạo việc làm để giải quyết phần lớn lực lượng lao động ở

nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Về mặt môi trường: Cần quan tâm đến việc giữ gìn hệ sinh thái, bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên, hạn chế sự ô nhiễm môi trường.

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thực địa

Đây được coi là phương pháp mang lại hiệu quả tích cực nhất. Phương pháp

thực địa giúp tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài có thể tiếp cận vấn đề một cách

chủ động. Tôi đã đi khảo sát thực tế ở một số xã trong huyện để trực tiếp quan sát,

ghi chép, mô tả, chụp ảnh tư liệu tại các điểm nghiên cứu. Đồng thời giúp tôi trao

đổi với chính quyền địa phương và nhân dân địa phương đang sinh sống trên địa

bàn huyện Thường Xuân.

6.2 Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu

Khi nghiên cứu tôi đã sử dụng nguồn tài liệu của các cơ quan, các đơn vị khác

nhau như: Phòng thống kê huyện Thường Xuân, Phòng nông nghiệp và phát triển

nông thôn huyện Thường Xuân, sách, báo…Tuy nhiên nguồn tài liệu thu thập được

ở các dạng khác nhau và nhiều tài liệu chưa đồng nhất. Nên trong quá trình nghiên

cứu tôi đã phân chia chúng thành các nhóm dữ liệu và tiến hành phân tích tài liệu.

Trên cơ sở những tài liệu thu thập và được xử lý, phân tích thì việc tổng hợp nguồn

tài liệu sẽ giúp tôi có tài liệu toàn diện để phục cho đề tài nghiên cứu của mình.

6.3 Phương pháp bản đồ

Đây là phương pháp truyền thống và cũng là phương pháp đặc trưng của khoa

học địa lý. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các bản đồ như: Bản

đồ kinh tế-xã hội huyện Thường Xuân, bản đồ hình chính huyện Thường Xuân, bản

đồ hiện trạng sử dụng đất để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

6

7 Bố cục của đề tài

Luận văn gồm có 3 phần:

Phần mở đầu

Phần nội dung:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của sản xuất nông nghiệp

Chương 2: Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Thường Xuân – Thanh

Hoá giai đoạn 2005 - 2010.

Chương 3: Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Thường Xuân tỉnh Thanh

Hoá đến năm 2020.

Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

7

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SẢN XUẤT

NÔNG NGHIỆP

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Vai trò và đặc điểm sản xuất nông nghiệp

Từ khi ra đời đến nay nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc

phát triển nền kinh tế nói chung và đảm bảo sự sinh tồn của xã hội loài người nói

riêng. Vai trò to lớn của nó được thể hiện ở chỗ:

a Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ cho cầu cơ bản

của con người.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài

người. Sản phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để nuôi sống mình là

lương thực. Cách đây khoảng một vạn năm, con người làm ra để biết thuần dưỡng

động vật hoang, các loại cây rừng và biến chúng thành vật nuôi, cây trồng.

Với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật, nông nghiệp ngày càng được mở

rộng, các giống cây trồng, vật nuôi ngày càng đa dạng và phong phú. Các Mác đã

chỉ rõ: Nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người và việc sản

xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên cho sự sống của họ và của mọi lĩnh

vực sản xuất nói chung. Điều này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nông

nghiệp trong việc nâng cao mức sống của dân cư, đảm bảo an ninh lương thực quốc

gia cũng như sự ổn định chính trị- xã hội đất nước. Từ đó chúng ta có thể khẳng

định ý nghĩa to lớn của vấn đề lương thực trong chiến tranh, chiến lược phát triển

nông nghiệp và phân công lại lao động xã hội. Cho đến nay chưa có ngành nào dù

có hiện đại đến đâu, cũng không có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp.

b Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyên liệu

để phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân cư.

Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công

nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; công nghiệp

đệt, da và đồ dùng bằng da…Đều sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp.

Đối với các nước đang phát triển, nguyên liệu từ nông sản là bộ phận đầu vào

chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công nghiệp sản xuất

hàng tiêu dùng. Một số loại nông sản, nếu tính trên đơn vị diện tích, có thể tạo ra

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!