Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX
PREMIUM
Số trang
129
Kích thước
5.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1707

Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO THỊ NHUNG

TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN BÁC

TỈNH LẠNG SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liêu, k ̣ ết quả

nghiên cứu trong luân văn l ̣ à trung thưc.̣

Thá

i Nguyên, tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Cao Thị Nhung

XÁC NHÂṆ

TRƯỞNG KHOA

PGS.TS. HàThi Thu Thu ̣ ỷ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. Đàm Thị Uyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các cơ quan: Sở Văn hóa

Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn; Phòng Thống kê, Phòng Văn hóa Thể thao và Du

lịch huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn; Ủy ban nhân dân huyện Sơn Động, tỉnh Bắc

Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế tại địa phương.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đàm Thị Uyên cùng các thầy

cô trong tổ Lịch sử Việt Nam – khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái

Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và hoàn

thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và những

người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành

luận văn

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016

Tác giả luận văn

Cao Thị Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

MUC L ̣ UC̣

Lời cam đoan ..................................................................................................................i

Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii

Mục lục ........................................................................................................................ iii

Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................................iv

Danh mục các bảng........................................................................................................v

Danh mục các biểu đồ...................................................................................................vi

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................2

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................5

4. Nguồn tư liệu của đề tài....................................................................................5

5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................6

6. Đóng góp của đề tài..........................................................................................6

7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................7

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN YÊN BÁC TỈNH LẠNG SƠN ........8

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..................................................................8

1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................8

1.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................9

1.2. Dựng đặt và diên cách huyện Yên Bác .......................................................15

1.3. Các thành phần dân tộc trong huyện ...........................................................19

1.4. Tình hình chính trị - xã hội và văn hóa .......................................................26

1.4.1. Tình hình chính trị - xã hội.......................................................................26

1.4.2. Tình hình văn hóa .....................................................................................29

Chương 2: TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT HUYỆN YÊN BÁC TỈNH

LANG S ̣ ƠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX...........................................................36

2.1. Vài nét về đia ḅ a ̣của huyện Yên Bác..........................................................36

2.2. Yên Bác qua tư liệu địa bạ Gia Long 4 (1805)............................................42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

2.2.1. Tình hình ruộng đất huyện Yên Bác theo tư liệu địa bạ Gia Long 4 (1805) ....42

2.2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ..................................................................44

2.3. Yên Bác qua tư liệu địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)......................................54

2.3.1. Tình hình ruộng đất huyện Yên Bác theo tư liệu địa bạ Minh

Mệnh 21 (1840) .................................................................................................54

2.3.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tư ..................................................................56

2.4. So sánh tình hình ruộng đất huyện Yên Bác nửa đầu thế kỷ XIX theo

địa bạ năm Gia Long 4 (1805) và địa bạ năm Minh Mệnh 21 (1840) ...............62

Chương 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN BÁC TỈNH

LẠNG SƠN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX...........................................................72

3.1. Kinh tế .........................................................................................................72

3.1.1. Trồng trọt..................................................................................................72

3.1.2. Chăn nuôi..................................................................................................79

3.1.3. Kinh tế tự nhiên ........................................................................................81

3.2. Tô thuế .........................................................................................................83

3.3. Tín ngưỡng nông nghiệp .............................................................................86

KẾT LUẬN........................................................................................................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................94

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHSP : Đại học Sư phạm

GD : Giáo dục

Gs : Giáo sư

KHXH : Khoa học Xã hội

M.s.th.t : Mẫu, sào, thước, tấc

Ví dụ: 3 mẫu 9 sào 10 thước 5 tấc 0 phân sẽ được viết tắt là 3.9.10.5.0

Nxb : Nhà xuất bản

PGS : Phó giáo sư

Tr : Trang

TS : Tiến sĩ

TTLTQG I : Trung tâm lưu trữ Quốc gia I

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê tình hình ruộng đất huyện Yên Bác theo địa bạ Gia Long 4 (1805)... 43

Bảng 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư theo địa bạ Gia Long 4 (1805)............................44

Bảng 2.3: Bình quân sở hữu và bình quân thửa........................................................... 46

Bảng 2.4: Sở hữu ruộng đất của phụ canh................................................................... 47

Bảng 2.5: Quy mô sở hữu ruộng đất theo các nhóm họ năm 1805 ............................. 50

Bảng 2.6: Diện tích ruộng đất của các chức sắc (1805) .............................................. 52

Bảng 2.7: Sở hữu ruộng đất của các chức sắc ............................................................. 53

Bảng 2.8: Thống kê tình hình ruộng đất huyện Yên Bác qua địa bạ Minh Mệnh

21 (1840) .................................................................................................... 55

Bảng 2.9: Quy mô sở hữu ruộng tư theo địa bạ Minh Mệnh (1840)........................... 56

Bảng 2.10: Bình quân sở hữu và bình quân thửa......................................................... 57

Bảng 2.11: Quy mô sở hữu ruộng đất theo các nhóm họ năm 1840 ........................... 59

Bảng 2.12: Diện tích ruộng đất của các chức sắc (1840) ............................................ 61

Bảng 2.13: Quy mô sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ... 62

Bảng 2.14: Thống kê địa bạ của 12 xã có địa bạ có ở hai thời điểm 1805 và 1840 .... 63

Bảng 2.15: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất ở hai thời điểm 1805 và 1840............. 63

Bảng 2.16: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất của các dòng họ của 12 xã có địa

bạ ở hai thời điểm (1805 và 1840) ............................................................. 68

Bảng 2.17: So sánh tình hình sở hữu của các chức sắc của 12 xã có địa bạ lập ở

hai thời điểm (1805 và 1840) ..................................................................... 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng tư của huyện Yên Bác năm 1805 ........................ 45

Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư của huyện Yên Bác năm 1840 ........................ 57

Biểu đồ 2.3: Quy mô sở hữu ruộng đất của Yên Bác tại thời điểm 1805 và 1840...... 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Theo Luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

“Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần

quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây

dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng”. Thật vậy, đất đai chính

là một món quà vô giá mà con người được thiên nhiên ban tặng. Nó đóng vai trò là

một trong những yếu tố to lớn quyết định sự tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc trên

thế giới nói chung và ở phương Đông nói riêng, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, đại đa

số cư dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, cho nên ruộng đất càng trở nên quan trọng

và quý giá hơn. Dân tộc Việt Nam không phải cho đến ngày nay mới được khẳng định

được tầm quan trọng ấy mà điều đó đã được chứng minh xuyên suốt trong cả chiều dài

lịch sử dân tộc.Với đặc điểm là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, được

hưởng những ưu đãi mà thiên nhiên mang lại, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát

triển kinh tế nông nghiệp, ông cha ta từ thủa xa xưa đã biết gắn cuộc sống của mình với

ruộng đất, với nền nông nghiệp trồng lúa nước lâu đời. Do đó, ruộng đất và kinh tế nông

nghiệp luôn là một vấn đề quan trọng trong xã hội Việt Nam.

Trong thời kỳ phong kiến, các vương triều phong kiến Việt Nam nói chung và

vương triều Nguyễn nói riêng đều coi vấn đề ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt.

Bởi lẽ nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền có nắm chắc được ruộng

đất mới có cơ sở để thu tô thuế. Cùng với ruộng đất thì các vấn đề về thủy lợi, tập

quán sản xuất, sinh hoạt văn hóa, các mối quan hệ xã hội, cũng như sự phân hóa giai

cấp trong làng xã… là các yếu tố góp phần phản ánh tình hình kinh tế, xã hội của

nước ta qua các triều đại. Qua việc nghiên cứu tình hình ruộng đất và kinh tế nông

nghiệp sẽ giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn về chính sách ruộng đất và thực trạng nông

nghiệp của từng địa phương. Từ đó góp phần giúp Nhà nước đề ra những biện pháp

khắc phục và phát triển cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng vùng, miền

trên đất nước.

Yên Bác là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lạng Sơn – nơi địa đầu

Tổ quốc. Vốn có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, cùng với vị trí địa lý là một

huyện miền núi biên giới phía Bắc, Yên Bác là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em từ

các nơi khác đến. Họ cùng nhau chung sống hòa thuận, lao động cần cù, chịu khó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2

chống giặc ngoại xâm, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghiên cứu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác, tỉnh

Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX sẽ góp phần khôi phục lại bức tranh lịch sử về đời sống

kinh tế, chính trị, xã hội cũng như văn hóa của con người nơi đây. Đồng thời đóng

góp thêm những cơ sở khoa học góp phần vào việc thực hiện chính sách của Đảng,

Nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh trung du miền núi phía Bắc

nói chung và huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn nói riêng trong giai đoạn hiện nay của

đất nước.

Việc tìm hiểu tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp tại một huyện miền

núi xa xôi của Tổ quốc trong một thời kỳ lịch sử cụ thể sẽ góp phần nhỏ đối với công

tác nghiên cứu lịch sử nói chung - ruộng đất nói riêng.

Từ việc tìm hiểu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Yên

Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX, chúng tôi hi vọng sẽ tái hiện được phần nào

bức tranh làng xã nơi đây.

Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Tình hình ruộng đất

và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX” làm đề tài

luận văn thạc sĩ của mình

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của các triều đại

phong kiến Việt Nam nói chung và của triều Nguyễn nói riêng từ lâu đã thu hút được

nhiều sự quan tâm, chú ý của giới sử học.

Trong những năm cuối thập kỷ 50 và đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, ở nước ta

xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là cuốn “Chế độ ruộng đất

và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” của tác giả Phan Huy Lê do Nhà xuất bản Văn Sử

Địa, Hà Nội xuất bản năm 1959, gồm 214 trang. Cuốn sách này tập trung vào việc

trình bày những nét lớn về chính sách ruộng đất, nông nghiệp của nhà Lê sơ thế kỷ XV.

Kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là cuốn sách đầu tiên chuyên về đề tài

này của giới nghiên cứu dựa trên cơ sở các bộ sử cũ của các sử gia phong kiến. Mặc dù

cuốn sách không đề cập đến tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác

tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng để

chúng tôi so sánh đối chiếu giữa các thời kỳ trong quá trình nghiên cứu.

Tiếp theo, từ những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 đến nay, nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3

công trình nghiên cứu với quy mô lớn hơn trước xuất hiện, đã đánh dấu bước tiến mới

trong việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất.

Trong tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”

của tác giả Vũ Huy Phúc, do Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm

1979. Trong tác phẩm này, tác giả đã hệ thống hóa những chính sách lớn về ruộng đất

của nhà Nguyễn, các thiết chế và cơ cấu ruộng đất được hình thành từ chính sách đó,

đồng thời nêu ra những tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch

sử. Nội dung của tác phẩm không trực tiếp đề cập đến huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn

nhưng đây là một trong những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu về chế độ

ruộng đất của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX.

Cuốn sách “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVIII” của tác giả

Trương Hữu Quýnh do nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản. Cuốn sách

gồm 2 tập được xuất bản lần lượt vào năm 1982 và năm 1983. Tập 1 của cuốn sách

gồm 3 chương. Chương 1, tác giả nêu khung cảnh xã hội Đại Việt ở các thế kỷ XI –

XV, chương 2 trình bày chế độ ruộng đất ở các thế kỷ XI – XIV và chương 3 tác giả

trình bày diễn biến của chế độ ruộng đất của thế kỷ XV. Tập 2 của cuốn sách cũng

gồm 3 chương. Chương 1, tác giả nêu khung cảnh xã hội Việt Nam ở các thế kỷ XVI

– XVIII, chương 2 trình bày tình hình ruộng đất ở các thế kỷ XVI – XVII và chương

3 trình bày ruộng đất ở Đàng Ngoài nửa đầu thế kỷ XVIII. Qua đó, cuốn sách đã thể

hiện những nét chính về sự tiến triển của chế độ ruộng đất ở nước ta từ thế kỷ XI đến

thế kỷ XVIII, bước đầu vạch ra xu thế phát triển chủ yếu và tính chất kinh tế - xã hội

của nó. Cuốn sách được dựa trên cơ sở là các nguồn tư liệu phong phú bao gồm các

bộ chính sử và các nguồn tư liệu địa phương (văn bia, gia phả…). Cuốn sách tuy chưa

đề cập đến tình hình ruộng đất huyện Yên Bác, nhưng là tư liệu quan trọng để so sánh

chế độ ruộng đất ở Yên Bác nửa đầu thế kỷ XIX với các giai đoạn lịch sử trước.

Bên cạnh đó, tác phẩm “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông

dân dưới triều Nguyễn” do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên, được Nhà xuất

bản Thuận Hóa, Huế xuất bản năm 1997. Các tác giả đã nghiên cứu một cách cụ thể,

rõ nét về các chính sách ruộng đất và nông nghiệp triều Nguyễn thông qua tài liệu địa

bạ. Đây là một trong những tài liệu quý giá giúp chúng tôi tìm hiểu về huyện Yên Bác

nửa đầu thế kỷ XIX thông qua tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân

dưới triều Nguyễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

4

Trong việc tiến hành nghiên cứu nguồn tư liệu địa bạ ở các tỉnh phía Nam, tác

giả Nguyễn Đình Đầu đã công bố nhiều công trình có giá trị, tiêu biểu là cuốn “Chế

độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kì lục tỉnh” do Nhà

xuất bản Trẻ xuất bản năm 1992, gồm 225 trang. Cuốn sách trình bày khá chi tiết vai trò

của nguồn tư liệu địa bạ và chế độ công điền công thổ trong quá trình khai hoang, lập ấp

ở Nam Kỳ. Qua đó giúp chúng tôi có thêm nguồn tư liệu để so sánh khi tìm hiểu về tình

hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Bác nửa đầu thế kỷ XIX.

Cuốn sách “Địa chí tỉnh Lạng Sơn” của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, do

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1999. Cuốn sách đã trình bày về vị trí địa

lý, lịch sử, địa giới, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả tỉnh Lạng Sơn và các huyện trên địa

bàn tỉnh. Cuốn sách là một trong những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu một

cách khái quát những đặc điểm về lịch sử, vùng đất và con người huyện Yên Bác.

Cuốn sách“Thổ ty Lạng Sơn trong lịch sử” của tác giả Nguyễn Quang Huynh,

do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội xuất bản năm 2011. Cuốn sách đã khái

quát về chế độ thổ ty trong lịch sử. Đồng thời trình bày vai trò, vị trí của các dòng họ

phiên thần, thổ ty ở Lạng Sơn đối với quê hương, đất nước. Đây là cuốn sách có giá

trị quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu chế độ thổ ty ở huyện Yên Bác trong lịch sử.

Ngoài ra còn có một số luận án có nội dung liên quan đến vấn đề ruộng đất.

Luận án “Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn (1829)” , Khoa

Lịch sử - Đại học sư phạm Hà Nội, 1999 của tác giả Đào Tố Uyên. Luận án đã chỉ ra

những điểm cơ bản và diễn biến của chế độ ruộng đất ở huyện Kim Sơn nửa đầu thế

kỷ XIX. Qua đó giúp chúng tôi có thêm tư liệu để so sánh khi nghiên cứu về tình hình

ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.

Luận án “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ

XIX”, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991 của tác giả Vũ Văn Quân. Luận án đã nghiên

cứu khá rõ nét về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp nước ta nửa đầu thế kỷ XIX. Đây

cũng là một trong những tài liệu quan trọng khi nghiên cứu về tình hình ruộng đất và

kinh tế nông nghiệp huyện Yên Bác tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỷ XIX.

Luận án “Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỷ

XIX” của tác giả Đàm Thị Uyên do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm

2011. Luận án đã trình bày khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và

kinh tế xã hội của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Đồng thời, luận án cũng làm rõ

tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện từ khi thành lập đến giữa thế kỷ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!