Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình ruộng đất và Kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT
VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BA BỂ
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN ĐỨC THẮNG
TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT
VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BA BỂ
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo sư Trần Văn Giàu từng viết: “Trải qua mấy ngàn năm, nước ta vẫn
là một xứ nông nghiệp và lấy xã thôn làm đơn vị cơ sở. Tới đầu thế kỷ XIX,
cương vực nước ta mới ổn định và thống nhất về mặt hành chính suốt từ ải
Nam Quan tới mũi Cà Mau, gồm khoảng 18.000 làng với các tên gọi khác
nhau như xã, thôn, phường, giáp, điếm, ấp, lân, trang, trại, man, sách ... Làng
nước gắn bó xương thịt với nhau, vì nước là thân thể, còn làng là chi thể. Cả
làng và nước đều sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.
Cho nên, hai vấn đề nông nghiệp và xã thôn là vô cùng quan trọng đối
với sự tồn vong và lớn mạnh của dân tộc ta...” [8, tr.5]
Chính vì lẽ đó việc quản lý nông nghiệp và ruộng đất là một trong
những công việc trọng tâm của các vương triều phong kiến Việt Nam nói
chung và triều Nguyễn nói riêng. “Nhà nước Quân chủ chuyên chế trung
ương tập quyền có nắm chắc được ruộng đất mới có cơ sở để thu tô thuế-mà
trong các xã hội tiền tư bản đều sống bằng nguồn thu từ tô thuế của dân. Với
một đất nước nông nghiệp như Việt Nam vấn đề quản lý ruộng đất đặc biệt
quan trọng. Việc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả ruộng đất nhà nước có thể
chi phối được mọi mặt của xã hội, trong đó trước hết là chi phối người nông
dân. Đồng thời trên cơ sở làm tốt công việc này quyền sở hữu tối cao của nhà
nước đối với ruộng đất trong cả nước mới được xác lập một cách vững chắc” [31]
Chúng ta đi vào nghiên cứu chế độ sở hữu ruộng đất của các triều đại
là đi vào vấn đề cơ bản, then chốt để giải mã lịch sử xã hội Việt Nam
phong kiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Nhà nước phong kiến lấy nông nghiệp làm gốc, là cơ sở của nền kinh tế
đất nước. Chính vì vậy, tình hình ruộng đất và nông nghiệp có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, qua việc nghiên cứu tình hình ruộng đất và nông nghiệp
giúp chúng ta hiểu biết về chính sách về ruộng đất, thực trạng nông nghiệp
từng địa phương. Từ thực tiễn đó cho chúng ta những hiểu biết cơ bản, toàn
diện về những vấn đề xã hội, chính trị của từng địa phương. Đồng thời giúp
lý giải thêm những vấn đề liên quan đến sản xuất, tập quán sản xuất, sinh hoạt
văn hoá, các mối quan hệ xã hội cũng như sự phân hoá giai cấp trong làng xã.
Từ những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình nghiên cứu tình
hình ruộng đất và nông nghiệp không chỉ có tác dụng tìm hiểu địa phương đó
trong một khoảng thời gian nhất định là nửa đầu thế kỷ XIX, mà còn có ý
nghĩa trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta có thể học tập từ cha, ông ta trên
nhiều lĩnh vực như: quản lý ruộng đất, kinh nghiệm canh tác, cải tạo tự nhiên,
tìm hiểu về dòng họ mình thời xưa, kết cấu làng bản trong lịch sử…
Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu, tìm hiểu tình hình nông nghiệp và
chế độ quản lý ruộng đất triều Nguyễn - một trong những vấn đề cơ bản của
lịch sử phong kiến Việt Nam, từ đó tìm hiểu tình hình ruộng đất, nông nghiệp
của huyện Ba Bể qua một thời kỳ lịch sử cụ thể là nửa đầu thế kỷ XIX. Việc
nghiên cứu này cũng có thể góp phần thực hiện chính sách của Đảng, nhà
nước trong việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc nói chung và Bắc Kạn nói riêng. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Tình
hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) nửa
đầu thế kỷ XIX ” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp từ lâu đã được các sử gia
phong kiến nhà Nguyễn chú ý. Có thể ra các tác phẩm tiêu biểu có đề cập đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
vấn đề nông nghiệp và ruộng đất như: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại
Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí...
Từ sau năm 1945 trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu rộng
về tình hình ruộng đất và nông nghiệp Việt Nam trong lịch sử như: Chế độ
ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI-XVIII của Trương Hữu Quýnh, Tìm hiểu
chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của Vũ Huy Phúc, Tình hình
ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn của Trương
Hữu Quýnh - Đỗ Bang (chủ biên), Địa Bạ Hà Đông của Phan Huy Lê và
P.Brocheux, Địa bạ cổ Hà Nội của Phan Huy Lê, Nghiên cứu địa bạ triều
Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu...
Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về tình hình nông nghiệp và ruộng đất
Việt Nam, dựa trên nguồn sử liệu chính thống và những nguồn tư liệu địa
phương như văn bia, gia phả, hương ước…Trên cơ sở đó thu được thành quả
to lớn, hệ thống hoá chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn và tác động của nó
đối với kết cấu xã hội…
Những thành quả trên là cơ sở tham khảo quan trong giúp chúng tôi
trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Trong phạm vi địa phương đã có một số công trình nghiên cứu được
xuất bản thành sách,có đề cập tới vấn đề đang được nghiên cứu như: Bản sắc
và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Lịch sử Đảng bộ huyện Ba
Bể (tập 1,2,3), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ…
Đây là những tác phẩm nghiên cứu trực tiếp về huyện Ba Bể, là nguồn tư liệu
để nghiên cứu kết hợp làm nổi bật vấn đề.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thừa hưởng rất ít các kết quả
nghiên cứu của những người đi trước. Đặc biệt, một công trình nghiên cứu có
đối tượng là địa bạ huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đến nay chưa được thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Mặc dù vậy, một số luận văn Thạc sĩ hay khoá luận tốt nghiệp của sinh
viên về tình hình ruộng đất và nông nghiệp từng địa phương gần đây đã được
thực hiện như: Khoá luận tốt nghiệp Tình hình ruộng đất và kinh tế nông
nghiệp huyện Phú Lương (Thái Nguyên), nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Thị
Mai Anh,Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đồng Hỷ (Thái
Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX của Mai Thị Hồng Vinh, Luận văn Thạc sĩ
Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn thế kỷ XIX của Nông Quốc Huy, Huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên qua tư liệu địa bạ triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX
của Lê Thị Thu Hương…
Chúng tôi xem các thành quả nghiên cứu của những người đi trước là
những ý kiến gợi mở, những kinh nghiệm quý báu để thực hiện đề tài nghiên
cứu địa bạ của mình, nhằm mục đích tìm hiểu các vấn đề trên. Đặc biệt
những địa phương có đặc thù gần gũi về mặt địa lý đối với địa bàn huyện Ba
Bể sẽ là đối tượng để chúng tôi so sánh và đối chiếu.
Như vậy, cho đến nay, chưa có một tác phẩm là kết quả của một công
trình nghiên cứu toàn diện về nông nghiệp và địa bạ vùng trung du và miền
núi phía Bắc được xuất bản. Chính vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề về chế độ sở
hữu ruộng đất, thành phần dân tộc, tình hình ruộng đất nông nghiệp ... của
vùng này còn trống vắng cần được nghiên cứu.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: thực hiện đề tài “Tình hình ruộng đất và kinh
tế nông nghiệp huyện Ba Bể(tỉnh Bắc Kạn) nửa đầu thế kỷ XIX ”, trên cơ
sở nguồn tư liệu khai thác được, chúng tôi mong muốn góp phần phản ánh
một cách khách quan, khoa học về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Kạn vào thời điểm giữa thế kỷ XIX. Từ đó, đề tài tiến hành phân
tích và đưa ra một số nhận xét về tình hình ruộng đất và cơ cấu kinh tế - xã
hội của địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX.
- Giới hạn nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tình hình ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là
giai đoạn lịch sử Việt Nam có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, xã hội.
Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển của huyện Ba Bể, khi
đó còn nằm trong tỉnh Thái Nguyên.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu thành văn: bao gồm những tài liệu chính sử của quốc sử
quán triều Nguyễn như Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám
cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Đồng Khánh dư
địa chí ...
Đặc biệt những tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Chế độ
ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI-XVIII của Trương Hữu Quýnh, Tìm hiểu
chế độ ruộng đất Việt Nam của Vũ Huy Phúc, Địa Bạ Hà Đông của Phan Huy
Lê và P.Brocheux, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu ...
- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Địa lý tỉnh
Bắc Kạn...
- Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: các tài liệu truyền miệng, truyện kể,
truyền thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương...
- Nguồn tư liệu địa bạ: bao gồm 21 đơn vị địa bạ có niên đại Minh
Mệnh 21 (1840) và một đơn vị địa bạ có niên hiệu Gia Long 4 (1805) đang
được lưu giữ tai Trung tâm lưu tr÷ quốc gia I, Hà Nội với các ký hiệu từ 8195
đến 8257. Hầu hết các thôn, xóm đều có địa bạ, đây là cơ sở để chúng tôi
phục dựng lại tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiêp của huyện Ba Bể
nửa đầu thế kỷ XIX.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Trên cơ sở thực tế là nguồn tư liệu gốc địa bạ triều Nguyễn, chúng tôi
đặc biệt chú ý khâu giám định, biên dịch tư liệu chữ Hán. Trên cơ sở khảo sát
tư liệu gốc kết hợp với phân tích, định lượng để bóc tách và xử lý tư liệu
trong nguồn tư liệu địa bạ vốn đề cập đến nhiều vấn đề, nhằm tìm hiểu chính
xác tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Ba Bể, đồng
thời xử lý số liệu, so sánh, đối chiếu với các nguồn tư liệu khác có liên quan.
Kết hợp khai thác nguồn tư liệu thành văn, đồng thời chúng tôi sử dụng
phương pháp hồi cố và điền dã làm trọng tâm. Sử dụng phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgíc, phương pháp thống kê, đối sánh,phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân loại, phương pháp phê phán
tư liệu nhằm mục đích làm rõ vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt được những thành quả cụ thể:
Từ góc độ địa lý lịch sử phân tích một cách khái quát về vị trí địa lý
huyện Ba Bể.
Thống kê chi tiết địa bạ huyện Ba Bể tới từng chủ sở hữu.
Trên cơ sở các kết quả thống kê diện tích, chúng tôi tiến hành phân tích
và đối chứng so sánh, rút ra những kết luận về ảnh hưởng của những thập kỷ
chiến tranh, loạn lạc tới tình hình ruộng đất và nông nghiệp, đặc điểm chế độ
sở hữu ruộng đất của huyện Ba Bể. Trên cơ sơ phân tích địa bạ, luận văn tìm
hiểu phong tục tập quán liên quan đến ruộng đất và nông nghiệp của đồng bào
các dân tộc huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX.
Đúc rút những kinh nghiệm của cha, ông trong việc quản lý và khai thác
đất đai. Cung cấp thêm tư liệu giúp địa phương phát triển kinh tế nông nghiệp
một cách có hiệu quả nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 103 trang, được chia làm 3 phần, phần mở đầu (7 trang),
phần nội dung ( 86 trang), phần kết luận (5 trang). Ngoài ra còn có 5 trang tài
liệu tham khảo và phần phụ lục.
Phần nội dung được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn (17 trang).
Chương 2: Tính hình ruộng đất huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX (41
trang).
Chương 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Ba Bể nửa đầu thế kỷ XIX (28
trang).