Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997-2012
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1118

Tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1997-2012

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THỊ THU HỒI

TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 1997-2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên, năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG THỊ THU HỒI

TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 1997-2012

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã ngành: 60220313

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ

Thái Nguyên, năm 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong

luận văn là trung thực, chưa từng được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Hồi

Xác nhận Xác nhận

của khoa chuyên môn Người hướng dẫn khoa học

GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo

trong tổ Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Đại học Thái

Nguyên. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo hướng dẫn khoa học:

Giáo sư – Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Cơ đã chỉ bảo tận tình, ân cần, động viên khích lệ tác

giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ

nhiệt tình của Huyện ủy, UBND huyện Phổ Yên cùng toàn thể các ban ngành, đoàn

thể trong huyện đã cung cấp các tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin

chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014

Ngƣời thực hiện

Hoàng Thị Thu Hồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii

MỤC LỤC.

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan ..................................................................................................................i

Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii

Mục lục ........................................................................................................................ iii

Danh mục các ký hiệu viết tắt.......................................................................................iv

Danh mục các bảng........................................................................................................v

ơ

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................................3

3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài................................................5

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu...............................................................5

5. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................6

6. Bố cục nội dung luận văn ..........................................................................................6

Chƣơng 1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHỔ YÊN ..................................7

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện địa lý tự nhiên.....................................................................7

1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.......................................................................................13

1.2.1. Về kinh tế...........................................................................................................13

1.2.2 Về xã hội.............................................................................................................16

1.3. Khái quát tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên

trước năm 1997 ............................................................................................................23

Chƣơng 2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

HUYỆN PHỔ YÊN GIAI ĐOẠN 1997-2012...........................................................30

2.1. Một số vấn đề lý luận về đất nông nghiệp, tình hình sử dụng đất nông nghiệp

trên thế giới và Việt Nam.............................................................................................30

2.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp................................................................................30

2.1.2. Vấn đề sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp ..33

2.1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam .........................36

2.2. Tình hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên giai đoạn

1997-2012....................................................................................................................44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv

2.2.1. Tình hình chung .................................................................................................44

2.2.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên................53

2.2.3. Tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Phổ Yên hiện nay.........................................................................................................62

Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI

ĐOẠN 1997-2012 .......................................................................................................72

3.1. Một số nhận xét về đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên...........72

3.1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ Yên có sự khác nhau giữa các vùng...72

3.1.2. Cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp có sự thay đổi theo hướng sản xuất

hàng hoá .......................................................................................................................76

3.1.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phổ Yên đã tạo tiềm năng cho

thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng ...................................................80

3.2. Nhận xét về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên giai đoạn

1997-2012 ....................................................................................................................81

3.2.1. Hiệu quả kinh tế.................................................................................................82

3.2.2. Hiệu quả xã hội..................................................................................................86

3.2.3. Hiệu quả môi trường..........................................................................................88

KẾT LUẬN.................................................................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................97

PHỤ LỤC .................................................................................................................100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

UBDP Ủy ban điều phối

CHLB Đức Nước Cộng hoà Liên bang Đức

QĐ-TTg Quyết định-Thủ tướng

VAC Mô hình kinh tế Vườn-Ao-Chuồng

KCN Khu công nghiệp

TTg-KTN Thủ Tướng-Kinh tế nhà nước

CTy-CP Công ty cổ phần

UBND Ủy ban nhân dân

NXB Nhà xuất bản

NQ/TU Nghị quyết/Trung ương

BC/HU Ban chấp hành/Huyện ủy

GO Gía trị sản xuất

IC Chi phí trung gian

VA Gía trị gia tăng

LĐ Công lao động

MI Thu nhập hỗn hợp

GO/IC Gía trị sản xuất/Chi phí trung gian

GO/LĐ Gía trị sản xuất/Công lao động

VA/IC Gía trị gia tăng/Chi phí trung gian

VA/LĐ Gía trị gia tăng/Công lao động

MI/LĐ Thu nhập hỗn hợp/ Công lao động

Cây NNNN Cây nông nghiệp ngắn ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1: Số lượng và cơ cấu dân số Phổ Yên năm 2008.......................................................17

Bảng 1.2: Diện tích, Dân số, Mật độ dân số năm 2012 phân theo xã .....................................18

Bảng 1.3: Đặc điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên năm 1997....26

Bảng 2.1: Tài nguyên đất Việt Nam và những biến động về dân số .......................................39

Bảng 2.2: Biến động đất nông nghiệp của cả nước (Đơn vị: ha) ............................................40

Bảng 2.3. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng

năm ở Việt Nam......................................................................................................42

Bảng 2.4.Biễn động quỹ đất chưa sử dụng ở Việt Nam 1994-2001........................................43

Bảng 2.5: Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối núi đá huyện Phổ Yên so sánh với các

huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên .......................................................................45

Bảng 2.6: Diên tích đất sản xuất nông nghiệp huyện Phổ Yên so với các huyện thị trong

tỉnh qua các năm. ....................................................................................................47

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ yên 1997-2005 .............................51

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Phổ yên 2006-2012 .............................52

Bảng 2.9: Tổng diện tích cây ăn quả qua các năm (Đơn vị: ha)..............................................60

Bảng 2.10: Diện tích và sản lượng chè huyện Phổ Yên qua các năm .....................................61

Bảng 2.11: Diện tích đất ở của huyện Phổ Yên qua các năm..................................................63

Bảng 2.12: Nhu cầu sử dụng gạch đất nung của huyện Phổ Yên qua các năm và trong

những năm tới .........................................................................................................69

Bảng 2.13: Phân tích nguyên nhân tăng giảm diện tích đất nông nghiệp huyện Phổ Yên

qua số liệu thống kê từ năm 1997-2000..................................................................70

Bảng 3.1: Hiệu quả kinh tế của mô hình 1 ..............................................................................73

Bảng 3.2: Hiệu quả kinh tế của mô hình 2 ..............................................................................74

Bảng 3.3: Hiệu quả kinh tế của mô hình 3 ..............................................................................74

Bảng 3.4: Diện tích các loại cây trồng ở huyện Phổ Yên qua các năm...................................77

Bảng 3.5: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt ............................................................78

Bảng 3.6: Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây màu.................................................79

Bảng 3.7: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm.....................................80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ơ

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đất đai đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài

người, nó là cơ sở tự nhiên là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất

đối với mỗi ngành sản xuất có tầm quan trọng khác nhau. Trong sản xuất nông

nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là loại tư liệu sản xuất đặc biệt,

không gì có thể thay thế được. Nhà kinh tế học thế kỉ XVII William Petty (1623-

1687) đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng về vai trò của đất như sau: “Lao động là cha,

đất là mẹ của của cải vật chất”. Sau này, C.Mác đã một lần nữa khẳng định điều này

ông nhấn mạnh “Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”.[16;tr15]

Vấn đề ruộng đất là nội dung cơ bản trong chính sánh “Liên minh công nông”

của Đảng của giai cấp công nhân trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Ngay

trong “Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt” Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã

nêu rõ đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách

mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Vấn đề ruộng đất cho nhân

dân được Hồ Chí Minh rất coi trọng Người đặt nó song hành cùng nhiệm vụ dân tộc,

phải có ruộng đất thì nhân dân ta mới mở mang được nông nghiệp, công nghiệp tạo

cơ sở vật chất để đánh thắng kẻ thù giải phóng dân tộc.

Đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam đất nông nghiệp giữ một vai trò

rất lớn, nó là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng nhất bảo đảm cho ngành nông nghiệp

phát triển ổn định, bền vững, và đảm bảo đời sống đầy đủ ấm no cho nhân dân. Dưới

thời phong kiến các triều đại đã liên tục đưa ra các chính sách khai hoang mở rộng đất

đai khắc phục tình trạng kiêm tinh chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ quan lại. Tuy vậy,

do tình trạng chiếm đoạt của địa, chủ quan lại đã vượt ra tầm kiểm soát của các nhà nước

phong kiến nên mới có cảnh nông dân nghèo phiêu tán khắp nơi, không có đất đai cày

cấy, đời sống nhân dân không được đảm bảo, ruộng đất hoang hoá khắp nơi…

Sang thời kì đấu tranh chống Pháp giải phóng dân tộc Đảng ta đã chỉ rõ một

trong những nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là “ruộng đất cho

dân cày”, có ruộng đất thì nhân dân mới có đất đai cày cấy đảm bảo đời sống và như

vậy cách mạng Việt Nam mới thực sự thành công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân

ta, dưới ánh sáng của đường lối “trường kì kháng chiến”, “dựa vào sức mình là

chính” đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, Đảng ta luôn chú trọng vấn đề phát triển

sản xuất nông nghiệp vừa đảm bảo lương thực để nuôi quân vừa tạo cơ sở nền tảng

cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Cũng nhờ đó nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của

Đảng đã đánh bại hai tên đế quốc sừng sỏ của thế giới giải phóng dân tộc đưa đất

nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, kinh tế nông nghiệp vẫn

được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển, nông nghiệp được coi là nền

tảng vững chắc để phát triển kinh tế Việt Nam. Vì vậy Đảng ta đã nhanh chóng đưa ra

các chương trình đầu tư cho nông nghiệp điển hình là công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp nông thôn. Do đó, vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp càng

được nâng lên một bậc.

Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trình sản xuất nông

nghiệp. Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình

thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất – văn minh tinh thần, các thành tựu

vật chất, văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử

dụng đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một

trong những điều kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Ngay từ xa xưa ông cha ta đã khẳng định:

Tấc đất tấc vàng

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Phổ Yên là vùng trung du miền núi nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên vì vậy

trong phát triển nông nghiệp đất đai càng thể hiện rõ hơn tầm quan trọng của nó

không chỉ trong phát triển kinh tế của huyện, tỉnh mà của cả vùng trung du và miền

núi phía Bắc. Tuy nhiên, một thực trạng đang diễn ra hiện nay ở Phổ Yên nói riêng và

nhiều tỉnh thành khác ở nước ta là sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh khiến diện tích đất nông nghiệp thu hẹp.

Hơn nữa, do vị trí địa kinh tế thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái

Nguyên nói riêng của cả vùng trung du với thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hồng, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận lợi với các hệ thống đường liên tỉnh, liên

huyện đi qua và không ngừng được nâng cấp. Do đó, trong quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá của đất nước, Phổ Yên là huyện có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư nước

ngoài, các khu công nghiệp, khu đô thị mới không ngừng được hình thành và mở rộng.

Điều đáng nói là các khu công nghiệp hầu hết được hình thành trên nền đất nông nghiệp,

trong khi đất được lấy bị bỏ hoang vì chưa thể lấp đầy thì cùng với đó có biết bao người

nông dân bị rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, các

dự án phát triển đến đâu hộ nông dân mất đất đến đó, không còn đất làm ruộng phần

lớn hộ nông dân không có trình độ phải lên thành phố bỏ làng đi kiếm sống điều này

làm gia tăng dân số và tệ nạn xã hội ở các đô thị và tràn về cả vùng nông thôn.

Trước tình trạng đó cần có sự nghiên cứu để thấy rõ thực trạng chuyển đổi đất

nông nghiệp sang các mục đích khác, sự chuyển đổi đó có ảnh hưởng và tác động như

thế nào đối với tình hình kinh tế, xã hội của huyện, đến việc đảm bảo nhu cầu lương thực

cho đời sống nhân dân…Không những vậy trên cơ sở nghiên cứu cụ thể có thể đưa ra

những nhận xét, đánh giá cụ thể và đặc biệt là đưa ra được những biện pháp để hạn chế

vấn đề thu hẹp đất nông nghiệp của huyện hiện nay và đưa ra những giải pháp để nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn đất nông nghiệp hiện có, đồng thời có những biện pháp khai

phá mở rộng them diện tích đất nông nghiệp. Mặt khác, cần nghiên cứu về các loại hình

sử dụng đất nông nghiệp hiện có trên địa bàn huyện Phổ Yên để có các biện pháp thâm

canh tăng vụ phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của địa phương.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi xin chọn vấn đề “Tình

hình khai thác và sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên, tỉnh Tháí Nguyên giai

đoạn (1997-2012)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam đất đai luôn là vấn đề được

quan tâm hàng đầu, đặc biệt là quỹ đất phục vụ cho nông nghiệp. Do đó, vấn đề khai

thác, sử dụng đất nông nghiệp trong cả nước luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và

các nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh như hiện nay. Đặc biệt, với các huyện,

tỉnh nằm ở trung du và miền núi như huyện Phổ Yên vấn đề khai thác sử dụng hợp lý

quỹ đất nông nghiệp hiện có lại càng được chú ý đến. Hiện nay, đã có một số công

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!