Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình khai thác đá vôi ở huyện quỳnh lưu - nghệ an. những tác động của nó đến môi trường tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân địa phương.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----
NGUYỄN THỊ THOA
Tình hình khai thác đá vôi ở huyện Quỳnh
Lưu - Nghệ An. Những tác động của nó đến
môi trường tự nhiên và đời sống sản xuất
của người dân địa phương
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Huyện Quỳnh Lưu- Nghệ An là nơi có trữ lượng đá vôi lớn và hiện nay nhu cầu
sử dụng đá vôi làm vật liệu xây dựng của người dân ngày càng tăng lên.Vì vậy việc
khai thác được tăng cường, các công trường khai thác đá mở ra ngày càng nhiều hơn
và quy mô cũng lớn hơn. Điều này đã mang lại giá trị kinh tế cao và tạo ra việc làm
cho người dân địa phương . Tuy nhiên, hoạt động khai thác đá ở đây còn kèm theo
những tác động xấu đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân địa
phương. Từ thực tiễn đó tôi xin chọn đề tài: “Tình hình khai thác đá vôi ở huyện
Quỳnh Lưu - Nghệ An. Những tác động của nó đến môi trường tự nhiên và đời
sống sản xuất của người dân địa phương”. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài này là
cơ sở để giúp tôi bước đầu tìm hiểu về thực tiễn sản xuất và đời sống của người dân
địa phương ở huyện nhà. Qua đó để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm khai thác có
hiệu quả góp phần hạn chế tình hình ô nhiễm môi trường và nâng cao đời sống của
người dân địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu tình hình khai thác đá ở huyện Quỳnh Lưu Nghệ An:
- Nắm được mức độ và tình hình khai thác đá của địa phương
- Bước đầu đánh giá tác động của quá trình khai thác đá đối với môi trường tự
nhiên và đời sống sản xuất của người dân ở địa phương.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Lưu
- Thu thập xử lí tài liệu về tình hình khai thác đá trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
- Xây dựng bản đồ phân bố các mỏ đá chính
- Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động của khai thác đá đối với môi trường tự nhiên
và đời sống sản xuất của người dân ở địa phương.
3. Lịch sử nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề này đã có các bài báo cáo chuyên đề như:
3
- Bài báo cáo: “Kết quả khảo sát, điều tra hiện trạng khai thác và hiện trạng môi
trường tại các mỏ khai thác khoáng sản vùng Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ” (Hồ Văn Túnăm 2012).
- Báo cáo “ Công tác quản lí nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản
trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu năm 2010, 2011”. (Hồ Phúc Hợp – năm 2011)
- Báo cáo “ tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ”.
(Đậu Đức Năm – năm 2007).
- Quyết định “ Về việc ban hành quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến
năm 2020”.( Nguyễn Đình Chi - năm 2010).
1.“Cần tăng cường đảm bảo an toàn tại các mỏ khai thác đá trên địa bàn tỉnh
Nghệ An” (Bùi Minh Tuấn- năm 2012).
Tuy nhiên hiện chưa có đề tài nghiên cứu nào về “Tình hình khai thác đá vôi
ở huyện Quỳnh lưu – tỉnh Nghệ An. Những tác động của nó đến môi trường tự
nhiên và đời sống sản xuất của người dân địa phương” được công bố.
4. Giới hạn đề tài
4.1 Giới hạn về nội dung
- Loại đá được đề cập và nghiên cứu là đá vôi.
- Phân tích các tác động từ việc khai thác và chế biến đá tại các khu mỏ tới môi
trường tự nhiên và đời sống sản xuất của người dân địa phương.
- Tình hình khai thác ở các khu mỏ đá trên địa bàn được nghiên cứu trong giai
đoạn từ 2008 - 2012.
4.2. Giới hạn về lãnh thổ
Tập trung nghiên cứu và lấy số liệu ở 3 khu mỏ đá chính gồm:
+ Mỏ đá xây dựng Lèn Chùa (Quỳnh Xuân)
+ Mỏ đá xây dựng Lèn Trụ Hải (Quỳnh Văn)
+ Mỏ đá vôi xi măng Hoàng Mai (Quỳnh Thiện).
5 Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này giúp tôi xem xét đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều
mối quan hệ khác nhau. Tình hình khai thác đá cũng dựa trên mô hình hệ thống gồm
nhiều thành phần vì vậy khi nghiên cứu cần đặt nó trong mối quan hệ chặt chẽ của cả
hệ thống.
5.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đây là quan điểm có vai trò quan trọng. Để tìm hiểu được hiện trạng khai thác
đá ở huyện Quỳnh Lưu cần nghiên cứu tổng hợp các mặt tích cực và tiêu cực, đến môi
trường và kinh tế- xã hội. Từ đó có những đánh giá chính xác nhất.
4
5.3. Quan điểm sinh thái
Đây là quan điển được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng đến mối
quan hệ tác động qua lại giữa tự nhiên và con người, đặc biệt giữa con người với việc
khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Những tác động tích cực hay tiêu cực của nó
đều có ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên.
5.4. Quan điểm lịch sử
Lịch sử diễn ra trong quá khứ rất quan trọng, sự tồn tại và phát triển của yếu tố
tự nhiên này chịu sự chi phối của yếu tố tự nhiên khác và ngược lại. Do đó, phải hiểu
về lịch sử tồn tại mới đưa ra những hướng giải quyết đúng đắn. Về tình hình khai thác
đá trong thời gian trước đó được khai thác như thế nào, hiệu quả và ảnh hưởng của nó
ra sao, hiện nay đang khai thác như thế nào cần được nghiên cứu kĩ để có thể tiến hành
khai thác cho phù hợp trong tương lai.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Ở sở tài nguyên - môi trường tỉnh Nghệ An
- Ở phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Quỳnh Lưu
- Phòng thống kê huyện Quỳnh Lưu
- Ủy Ban Nhân Dân các xã Quỳnh văn, Quỳnh Xuân, Quỳnh Thiện
- Ở Công ty xi măng Hoàng Mai, công ty CP Trường Thịnh, Công ty TNHH
Xuân Quỳnh…
6.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được sử dụng nhằm thống kê tất cả các yếu tố tác động đến
môi trường trong giai đoạn khai thác đá, từ đó phân tích và đánh giá mức độ ảnh
hưởng đến môi trường.
6.3. Phương pháp bản đồ.
- Sử dụng bản đồ để khai thác các thông tin, số liệu trên bản đồ; phân tích mối
quan hệ giữa các đối tượng nghiên cứu.
- Sau khi thu thập và phân tích bản đồ; xây dựng thành bản đồ để trình bày kết
quả được rõ ràng và chính xác.
6.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân bằng cách đi xuống thực địa
tiếp xúc với các mỏ, quan sát thực tế cuộc sống, ghi chép lại các hoạt động, quy trình
khai thác của các mỏ đá.
- Lập phiếu, phỏng vấn, trao đổi ý kiến người lao động ở các khu mỏ đá và
người dân sống xung quanh mỏ đá.
5
- Khảo sát thực địa để chụp ảnh, lấy chứng cứ từ thực tế. Việc đi khảo sát thực
tế giúp kiểm tra tính đúng đắn và sát thực của những nhận định khoa học.
6.5. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, so sánh các thông số môi trường
với các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tình hình khai thác đá trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu- tỉnh
Nghệ An
Chương 3: Những tác động của việc khai thác đá đến môi trường tự nhiên
và đời sống sản xuất của người dân địa phương.