Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình hình khai thác than tại tỉnh quảng ninh và ảnh hưởng của nó tới kinh tế - xã hội và môi trường địa phương.
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
820

Tình hình khai thác than tại tỉnh quảng ninh và ảnh hưởng của nó tới kinh tế - xã hội và môi trường địa phương.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÝ

----------

NGUYỄN THỊ HUỆ

Tình hình khai thác than tại tỉnh Quảng

Ninh và ảnh hưởng của nó tới kinh tế - xã

hội và môi trường địa phương

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN KHOA HỌC

2

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là Quốc gia có tiềm năng về

khoáng sản với trên 5000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Một số

khoáng sản đã được phát hiện và khai thác từ rất lâu như vàng, thiếc, chì, kẽm, than

đá và các loại vật liệu xây dựng; số khác mới được phát hiện và khai thác như dầu

khí, sắt, đồng… Một số nơi, có những mỏ nằm tập trung như than ở Quảng Ninh,

bôxit ở Tây Nguyên và apatit, đất hiếm ở miền núi phía Bắc. Vì vậy, việc khai thác

và chế biến khoáng sản đang được tiến hành rộng rãi ở các địa phương và góp phần

không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của đất nước.

Quảng Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có

nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả

nước không có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… 90% trữ

lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là đặc điểm hình

thành vùng công nghiệp khai thác than từ rất sớm. Vùng khai thác than, chế biến,

tiêu thụ than có phạm vi rất lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ

Long và Cẩm Phả. Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm cung cấp

nhiên liệu hoạt động cho hầu hết các ngành khác, đặc biệt là điện, phân bón, giấy,

xi măng - những ngành sử dụng nhiều than nhất trong sản xuất, do đó nguồn cầu

về than trên thị trường hiện đang rất lớn. Hoạt động khai thác than đã và đang trực

tiếp, gián tiếp tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định, phục vụ đời sống

sinh hoạt của nhân dân địa phương đồng thời đóng góp một lượng lớn cho ngân

sách quốc gia. Tuy nhiên hoạt động khai thác than cũng là nguyên nhân chính làm

cho các vấn đề môi trường ngày càng trở nên bức xúc ở địa phương.

Từ đó, câu hỏi đặt ra là: hoạt động khai thác than ảnh hưởng như thế nào đền

môi trường tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh, cần có những giải pháp gì nhằm nhằm

khai thác bền vững và bảo vệ môi trường. Xuất phát từ những vấn đề trên, Vì vậy

tôi chọn đề tài: “Tình hình khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh và ảnh hưởng

của nó tới kinh tế - xã hội và môi trường địa phương”.

2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3

2.1. Mục tiêu

Trên cơ sở tìm hiểu tình hình khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh và ảnh

hưởng của nó tới kinh tế - xã hội và môi trường của tỉnh, đề xuất các giải pháp và

biện pháp cụ thể cho việc quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên than và bảo vệ môi

trường tại tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Nhiệm vụ

- Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình khai thác than.

- Nghiên cứu Tình hình khai thác than tại Quảng Ninh và ảnh hưởng của nó

tới kinh tế - xã hội và môi trường của tỉnh

- Định hướng và giải pháp nhằm khai thác bền vững và bảo vệ môi trường

3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: tỉnh Quảng Ninh

- Nội dung: Tình hình khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh và ảnh hưởng của

nó tới kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương.

- Thời gian nghiên cứu là chủ yếu từ năm 2000 tới nay

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Tình hình khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh và ảnh hưởng của nó tới kinh tế

- xã hội và môi trường của địa phương và đưa ra định hướng và giải pháp nhằm

khai thác bền vững và bảo vệ môi trường.

4. Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về than có rất nhiều tài liệu của các nhà nghiên cứu khoa học

trong và ngoài nước khám phá và nhận định tầm quan trọng của loại khoáng sản

này đối với cuộc sống của con người hiện tại cũng như tương lai. Trên thế giới có

nhiều tác giả nôi tiếng với những nghien cứu về than như Vôrônhin Đ.A với “Cơ

sở nghề mỏ”, tiếng Nga – Mascva – 1986; Kiliatrcô A.P – Công nghệ khai thác mỏ

(tiếng Nga) – Nhieđra - Mascva – 1982....

4

Tại nước ta có rất nhiều nghiên cứu về loại khoáng sản này, dù mỗi nghiên

cứu có tầm quan trọng, ứng dụng và sử dụng vào các mục đích khác nhau và mỗi

một tác giả vào những thời điểm nhất định có góc nhìn khác nhau về vấn đề này và

với qui mô nghiên cứu, đánh giá, xây dựng kế hoạch, qui hoạch phát triển ngành

than cho từng thời kỳ cũng khác nhau. Có thể kể đến các nghiên cứu về ngành than

khoáng sản ở Việt Nam như Tiến Sĩ Đỗ Cảnh Dương với giáo trình “Địa chất các

mỏ than, dầu và khí đốt” dành cho sinh viên trường đại học mỏ và các trường khác.

Vũ Đình Tiến, Trần Văn Thanh với “Công nghệ khai thác than hầm lò” xuất bản

năm 2005. Nguyễn Văn Chu, Trần Mạnh Xuân, Nguyễn Thanh Tuân với “Cơ sở

kỹ nghệ mỏ” năm 1966. .. Đây là những tác gải quen thuộc đối với những người

quan tâm hay những sinh viên học ngành này.

Với mong muốn giải quyết các vấn đề mà các công trình khác chưa đề cập

đến, trong nội dung của nghiên cứu này tác giả dựa trên cơ sở số liệu thống kê về

tình hình khai thác than tại Quảng Ninh và nêu ra những ảnh hưởng của việc khai

thác đối với môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó đưa ra

định hướng và giải pháp nhằm khai thác than bền vững và bảo vệ môi trường của

tỉnh.

5. Quan điểm nghiên cứu

5.1. Quan điểm hệ thống

Mỗi vấn đề gồm nhiều chi tiết nhỏ, sự thống nhất giữa các vấn đề nhỏ chính

là logic của vấn đề lớn. Việc khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh nằm trong hệ thống

môi trường tự nhiên,kinh tế - xã hội của tỉnh và các hệ thống có mối quan hệ tương

tác chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi nghiên cứu tình hình khai thác than ở Quảng Ninh

phải đặt nó trong việc tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội.

5.2. Quan điểm tổng hợp

Các sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ qua lại với nhau tương tác giữa các

mối quan hệ này tạo điều kiện cho sự vật hiện tượng phát triển. Vì vậy khi nghiên

cứu một vấn đề cần đặt nó trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần nghiên

cứu. Để có được kết quả nghiên cứu khách quan và khoa học, rõ ràng cần sử dụng

đến quan điểm tổng hợp.

5

5.3. Quan điểm phát triển bền vững

Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng

ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con

người với việc sử dụng, khai thác, tái tạo hệ địa lý tự nhiên. Việc nghiên cứu tình

hình khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh và ảnh hưởng của việc khai thác tới môi

trường tự nhiên kinh tế - xã hội của địa phương còn nhằm mục đích đề xuất phương

hướng sử dụng tự nhiên hợp lý và lâu dài thứ tài nguyên vàng đen quí báu này cho

thế hệ sau này, chúng ta cần phải tính đến ảnh hưởng của nó đến môi trường tự

nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh.

5.4. Quan điểm sinh thái

Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu địa lý và ứng dụng

ngày càng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con

người với việc sử dụng, khai thác, tái tạo hệ địa lý tự nhiên.

Việc phân tích các điều kiện tự nhiên trên địa bàn tỉnh nhằm mục đích đề xuất

phương hướng sử dụng và biện pháp khai thác than bền vững gắn liền với bảo vệ

môi trường.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp thực địa

Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập được nhiều nhất tư liệu, đồng

thời đảm bảo tính xác thực, chính xác và khoa học của nguồn tài liệu thu thập được.

6.2. Phương pháp thu thập tài liệu

Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói

chung cũng như nghiên cứu dân số nói riêng. Các nguồn tài liệu cần thu thập rất

phong phú, đa dạng. Liên quan đến tài liệu về than và khai thác than thì có các tài

liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ hoặc cơ quan chức năng của

cơ quan và địa phương.

6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Phương pháp này đòi hỏi rất nhiều tài liệu của các cơ quan ban ngành có liên

quan do đó phải thu thập, tổng hợp, lựa chọn, phân tích để tìm ra những tài liệu phù

6

hợp nhất với đề tài nghiên cứu của mình góp phần đưa ra những nhận xét hướng đi

đúng đắn nhất.

6.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Từ các bảng số liệu đã thu thập được từ cơ sở, đề tài đã phân tích, xử lý số

liệu, thành lập các bản đồ, lựa chọn các phương thức thể hiện, so sánh đối chiếu,

phân tích các biểu đồ, bảng số liệu để xác định sự phân bố và tình hình khai thác

than tại tỉnh Quảng Ninh.

7. Cấu trúc đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Tình hình khai thác than tại Quảng Ninh và ảnh hưởng của nó tới

kinh tế - xã hội và môi trường địa phương

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm khai thác bền vững và bảo vệ môi

trường ở Quảng Ninh

7

B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Tổng quan về than

a. Nguồn gốc

- Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch (tên tiếng Anh là anthracite) được

hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ

không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật (biodegradation).

- Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác

như lưu huỳnh. Than đá, là sản phẩm của quá trình biến chất, là các lớp đá có màu

đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được.

- Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất điện năng lớn nhất thế giới, cũng như

là nguồn thải khí carbon dioxide lớn nhất, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây

nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Than đá được khai thác từ các mỏ than lộ thiên

hoặc dưới lòng đất (hầm lò).

b. Phân bố và trữ lượng

- Trữ lượng than của cả thế giới cao hơn gấp nhiều lần so với các nguyên liệu

năng lượng khác (dầu mỏ , khí đốt ...). Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỉ tấn trong

đó trữ lượng có thể khai thác là 3000 tỉ tấn mà 3/4là than đá.

- Than nhiều nhất ở Bắc bán cầu, trong đó 4/5 thuộc các nước sau : Hoa Kì,

Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Đức, Ba Lan, Ucraina ...sản lượng than khai thác là 5

tỉ tấn/năm.

- Tại Việt Nam , có rất nhiều mỏ than tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc

nhất là tỉnh Quảng Ninh. Than nước ta ước tính hơn 6,6 tỉ tấn, trong đó có khả năng

khai thác 3,6 tỉ tấn (đứng đầu Đông Nam Á). Than được khai thác lộ thiên là chính

còn lại là khai thác hầm lò.

c. Phân loại

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!