Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín ngưỡng thờ mẫu ở phủ giầy, nam định
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1473

Tín ngưỡng thờ mẫu ở phủ giầy, nam định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Đề tài:

TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở PHỦ GIẦY, NAM ĐỊNH

Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Hiền

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Bích Ngọc

Lớp : 15CLS

Đà Nẵng, 05/2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................1

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................4

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................................4

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................................................6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................9

4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 10

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 10

6. Đóng góp của đề tài................................................................................................................... 12

7. Kết cấu đề tài............................................................................................................................... 13

PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................14

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT NAM VÀ

QUẦN THỂ DI TÍCH VĂN HÓA PHỦ GIẦY NAM ĐỊNH...................................14

1.1. Khái lược về tín ngưỡng thờ Mẫu........................................................................................ 14

1.2. Quần thể di tích văn hóa phủ Giầy, Nam Định ................................................................ 22

1.2.1. Vị trí địa lí .....................................................................................................22

1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của quần thể di tích Phủ Giầy, Nam Định23

CHƢƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU .................................27

Ở PHỦ GIẦY NAM ĐỊNH..........................................................................................27

2.1. Cơ sở thờ tự................................................................................................................................ 27

2.1.1. Phủ Tiên Hương ............................................................................................27

2.1.2. Phủ Vân Cát ..................................................................................................31

2.1.3. Lăng chúa Liễu..............................................................................................35

2.1.4. Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung.........................................................................37

2.2. Đối tượng thờ tự........................................................................................................................ 39

3

2.3. Nghi lễ và lễ hội........................................................................................................................ 44

2.3.1. Thời gian tiến hành và lễ vật.........................................................................44

2.4.2. Các nghi thức ................................................................................................45

2.5. Giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Giầy..................................................................... 50

2.5.1. Giá trị tín ngưỡng, tâm linh ..........................................................................50

2.5.2. Giá trị giáo dục truyền thống lịch sử ............................................................53

2.5.3. Giá trị thẩm mỹ nghệ thuật............................................................................54

2.5.4. Giá trị kinh tế - xã hội ...................................................................................55

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ

TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU TẠI PHỦ GIẦY............................................................57

3.1. Thực trạng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Giầy ............................................................. 57

3.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Giầy 69

3.2.1. Đẩy mạnh công tác sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở

Phủ Giầy..................................................................................................................69

3.2.2. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân ....................70

3.2.3. Tăng cường công tác quản lí của chính quyền địa phương..........................71

KẾT LUẬN...................................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................75

PHỤ LỤC......................................................................................................................81

4

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tín ngưỡng, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã hội và là sản

phẩm lịch sử do con người tạo ra. Tầm ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo đến chính

trị, văn hóa, xã hội đã được thể hiện rõ nét trong quá khứ và tiếp tục được khẳng định

trong xã hội hiện nay. Nước ta với nền văn minh lúa nước rất đặc trưng thì tín ngưỡng

đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Từ ngàn năm xưa,

tín ngưỡng dân gian đã xác lập được vị thế của nó trong lòng văn hóa Việt. Chúng ta có

thể khẳng định rằng không một gia đình người Việt nào lại không có bàn thờ cúng tổ

tiên, không có làng xã nào lại không có một ngôi đình, đền, miếu thờ các vị Hoàng

làng, các anh hùng dân tộc hay là thờ Mẫu.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người Việt,

có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời cùng với quá trình thịnh suy của xã hội Việt

Nam từ bao đời nay. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sản phẩm văn hoá của người Việt trong

mối quan hệ với tự nhiên và xã hội mà nền tảng là nền nông nghiệp lúa nước. Nền kinh

tế lúa nước rất coi trọng bàn tay khéo léo của người phụ nữ, dân tộc Việt tôn thờ người

phụ nữ, người mẹ, coi người mẹ là đấng bảo trợ cho sự tồn tại, sinh tồn, phát triển của

con người, tự nhiên. Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu khởi nguồn từ sự biết ơn người phụ

nữ, người mẹ trong nhận thức thuở hoang sơ của con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự

tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị Nữ thần gắn liền với các hiện

tượng tự nhiên,vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, sinh ra, bảo trợ

cho cuộc sống của con người như: trời, đất, sông, nước, rừng núi,… Ngoài ra, người

Việt còn thờ những Thái hậu, Hoàng hậu, Công chúa, những vị nữ anh hùng dân tộc có

công với dân, với nước, khi mất về phù hộ cho người an, vật thịnh,… Thờ Mẫu của

người Việt không chỉ là sự tôn thờ người mẹ có công sinh thành vô cùng to lớn mà còn

là khát vọng, niềm tin mãnh liệt vào quyền lực, năng lực thiêng liêng rằng họ sẽ luôn

che chở cho ta có cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, thoát

khỏi thiên tai,… Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành mạch nguồn không thể thiếu trong tổng

thể nền văn hoá chung của người Việt, thể hiện khát vọng mãnh liệt về tình mẫu tử.

5

Nếu Phật giáo, Công giáo răn dạy con người sống từ bi, hỉ xả, bác ái,… để

hưởng cuộc sống tốt đẹp sau khi chết ở cõi Niết bàn hay Thiên đàng, nhiều tôn giáo

khác trên thế giới cũng hướng con người đến cuộc sống xa xôi không có thực, thì tín

ngưỡng thờ Mẫu lại hướng con người đến cuộc sống thực tại, với những ước vọng về

công danh sự nghiệp, tiền, lộc, sức khỏe, hạnh phúc,… những điều mà ai sống trong

trần gian cũng cần phải quan tâm. Tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ

Nữ thần, sau đó phát triển cao hơn là thờ Mẫu thần, cuối cùng là sự dung hợp của Đạo

Giáo, Phật Giáo,… hình thành nên tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ. Cùng với tín

ngưỡng thờ Mẫu là hàng loạt các thiết chế như: công trình kiến trúc, nghi lễ thờ cúng,

lễ hội và các dạng văn hóa khác có liên quan cũng hình thành phát triển, góp phần tạo

nên tính đa dạng và độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Đặc biệt trong đó có hầu

đồng hay lên đồng là một nghi lễ độc đáo của tín ngưỡng thờ Mẫu, là loại hình của sân

khấu tâm linh hay sân khấu sân đình mang đậm tính dân gian của dân tộc Việt.

Tín ngưỡng thờ Mẫu và lễ hội Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Định) là một bộ phận

cấu thành quan trọng của văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa tín ngưỡng, tâm linh

người Việt nói riêng. Là một đền/phủ thờ của nữ thần/thần Mẫu trong tâm thức văn hóa

Việt cổ truyền, Phủ Giầy là hiện thân của sự tích hợp, kế thừa và phát triển của tục thờ

nữ thần mang yếu tố nội sinh mà phát triển thành tín ngưỡng thờ thần Mẫu. Từ đây, tín

ngưỡng thờ thần Mẫu tiếp tục hỗn dung với các tôn giáo ngoại lai (mang yếu tố ngoại

sinh như Đạo, Phật, Nho) để nâng cấp thành hệ thống thờ Mẫu Tam Tứ phủ trong đời

sống tâm linh người Việt. Phủ Giầy đã trở thành thần điện đặc biệt, quan trọng gắn với

hành trạng, công đức, sự linh thiêng của thần chủ Liễu Hạnh nói riêng và tín ngưỡng

thờ Mẫu nói chung. Phủ Giầy cùng với Phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Sòng (Thanh Hóa)

đã làm nên nét khác biệt của một tín ngưỡng do chính người Việt sáng tạo ra, mang

đậm bản sắc văn hóa, tâm linh Việt. Lễ hội Phủ Giầy diễn ra từ ngày mồng 1 đến ngày

mồng 10 tháng 3 hàng năm, đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng

của người dân, không chỉ mang tính chất địa phương mà nó còn có tầm ảnh hưởng hết

sức sâu rộng trên phạm vi cả nước. Đến với Phủ Giầy chúng ta còn được trở về với

truyền thống văn hóa của người Việt cổ tại vùng Nam đồng bằng Sông Hồng, với tín

6

ngưỡng Thờ Mẫu (Nữ thần) và nghi thức hát văn hầu đồng. Một trong những nét văn

hóa đặc sắc đã UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể của nhân loại.

Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống là

vô cùng quan trọng và cần thiết. Để xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu về Phủ Giầy, cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu

nơi đây có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, góp một phần nào đó giúp các nhà hoạt động

chính sách có cơ sở để đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn với hoạt động thờ Mẫu,

qua đó phát huy được yếu tố tích cực, giá trị tốt đẹp và khắc phục được những mặt hạn

chế của tín ngưỡng thờ Mẫu, góp phần xây dựng đời sống tinh thần ngày càng đa dạng,

lành mạnh ở Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu

ở Phủ Giầy, Nam Định” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ sau Đổi mới đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và thờ Mẫu Liễu Hạnh

nói riêng ngày càng có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần, được nhiều

người biết đến, và còn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Các học

giả đã có những nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu, văn hóa, đời sống văn hóa tinh

thần ở các khía cạnh khác nhau. Từ năm 1990, nhất là sau hội thảo quốc tế về Thánh

Mẫu Liễu Hạnh do Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu (1991),

không khí học thuật liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tín ngưỡng dân

gian nói chung diễn ra sôi động, hàng loạt tác phẩm, các công trình nghiên cứu được

công bố.

2.1. Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam

Những ai tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ thấy những nghiên cứu của tác giả

Ngô Đức Thịnh đưa cho chúng ta một cái nhìn hệ thống nhất, tổng quan nhất về tín

ngưỡng thờ Mẫu với một số công trình tiêu biểu như Đạo Mẫu Việt Nam [34] cuốn

sách gần như liên tục được tái bản, sửa chữa, có bổ sung vào các năm 2001, 2007, và

2010. Sau mỗi lần tái bản như vậy, việc sửa chữa bổ sung không chỉ thuần túy là thêm

thắt tư liệu, mà còn có những thay đổi về nhận thức, quan điểm nghiên cứu. Chính vì

7

vậy, phiên bản năm 2010 của cuốn sách về cơ bản có nhiều điểm ưu việt so với các

phiên bản trước đó;

Công trình Hát văn [33] nội dung đề cập chủ yếu đến một số vấn đề cơ bản của

tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi thức lên đồng/hầu đồng nói riêng;

Công trình khác là Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở

Việt Nam và Châu Á [37] Đây là một cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các tác giả

khác nhau liên quan đến vấn đề của Đạo Mẫu và các sinh hoạt tâm linh liên quan, nội

dung cuốn sách tập trung vào ba vấn đề cơ bản: một là, đạo Mẫu ở Việt Nam. hai là,

các hoạt động lên đồng của người Việt. ba là các shaman của các tộc người thiểu số ở

Việt Nam;

Công trình Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận [38] Đây là một

chuyên khảo về nghi thức lên đồng gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt

Nam trong bối cảnh cảnh đối sánh với các nghi thức lên đồng của các tộc người thiểu

số khác;

Công trình Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam của

Đinh Gia Khánh. Công trình đã khái lược và chỉ ra nguồn gốc, những điều kiện hình

thành tâm thức coi trọng người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam, để từ đó định hình và

phát triển các tục thờ Nữ thần.

Ở một góc độ khác, Các nữ thần Việt Nam của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc

Chúc [12], là một công trình nghiên cứu tổng hợp về các nữ thần ở Việt Nam, về nguồn

gốc, quá trình hình thành, sự thiêng hóa cũng như vai trò và tầm ảnh hưởng của những

thần nữ này đối với đời sống tâm linh của cộng đồng người Việt nói riêng và người

Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu khác

như: Tam tòa Thánh Mẫu [26] và Văn hóa Thánh Mẫu [27]; sách Nữ thần và thánh

Mẫu Việt Nam [23].

Bên cạnh các công trình được xuất bản dưới dạng sách in, còn có nhiều bài viết

được công bố trên các tạp chí cũng đã đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu như: Đinh Gia

Khánh, Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam, Tạp chí Văn

8

học, số 5/1992; Nguyễn Minh San, Đạo Mẫu nước ta - nhìn từ hệ thống đền miếu và

thần tích, Tạp chí Dân tộc học, số 1/1992; Hương Nguyên, Quanh tục thờ Thánh Mẫu,

Tạp chí Di sản văn hóa, số 7/2004; Nguyễn Minh San (1993), Tứ pháp - tín ngưỡng

độc đáo của người Việt, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật, số 5, tr 62-64;

Nguyễn Kim Hiền, Lên đồng một sinh hoạt tâm linh mang tính trị liệu, Tạp chí Văn

hóa dân gian, số 4, (2001); Nguyễn Ngọc Mai, Múa đồng trong nghi lễ lên đồng của

người Việt và mối quan hệ với múa bóng (Chăm) một đôi điều suy nghĩ, Tạp chí Văn

hóa dân gian, số 3, (2009),...

2.2. Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh nói chung

và ở Phủ Giầy nói riêng

Từ cuối thế kỉ XVI, tục thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Kẻ Dầy đã phát triển với lịch sử

sinh sinh hóa hóa của Thánh Mẫu Liễu Hạnh mà dân ta thường gọi là Chúa Liễu.

Trong truyền thuyết dân gian nổi tiếng của đất Vụ Bản, Liễu Hạnh công chúa là “Thiên

Bản lục kỳ chi đệ nhất”, đứng đầu sáu nhân vật kì tài của đất Vụ Bản. Cao hơn nữa là

trong hệ thống thần linh ở nước ta, Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn được tôn thờ là một

trong “Tứ bất tử” (bốn vị thánh không chết), mà lại là một vị nữ duy nhất trong bốn vị

thánh bất tử đó. Có khá nhiều tài liệu viết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, không kể những

truyền thuyết về Mẫu Liễu khá phong phú đa dạng trong dân gian.

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tục thờ Đức Mẫu Liễu Hạnh, Đức

Thánh Trần của Vũ Ngọc Khánh [24]...

Một số bài viết trên tạp trí Tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức loài người nói

chung, người Việt Nam nói riêng và lễ hội Phủ Giầy [51]; Từ Phật Mẫu Man Nương

đến Thánh Mẫu Liễu Hạnh của Nguyễn Thị Huế [50]; Khát vọng của người phụ nữ

Việt Nam qua truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh của Phạm Quỳnh Phương [56];

Xung quanh tín ngưỡng dân dã: Mẫu Liễu và điện thờ của Trần Lâm Biền [47];...

Bên cạnh đó thì cũng có một số những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ

Mẫu và lễ hội ở Phủ Giầy, Nam Định tiêu biểu như: Lễ hội Phủ Giầy và việc quản lí lễ

hội trên địa bàn tỉnh Nam Định của Nguyễn Văn Xuyên [66]; Bức tranh văn hóa dân

gian: Lễ hội Phủ Giầy của Thang Ngọc Pho; Phủ Dầy một trung tâm tín ngưỡng thờ

9

Mẫu ở Việt Nam của Vũ Huy Toàn [61]; Mẫu Liễu - Phủ Giầy trong bối cảnh các

trung tâm thờ Mẫu ở nước ta của Nguyễn Minh San [45]; …

Nhìn chung, có khác nhiều nhưng công trình tác phẩm nghiên cứu về tín ngưỡng

thờ Mẫu cũng như tục thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Việt Nam. Nhưng các tác phẩm đó đã đề

cập tổng quan về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh nói riêng. Tuy

nhiên, những tác phẩm khoa học đó nghiên cứu trên một phạm vi rộng, đề xuất những

giải pháp ở tầm vĩ mô và chưa đi sâu vào tìm hiểu những ảnh hưởng trên các khía cạnh

của đời sống văn hóa tinh thần của người dân, cụ thể đời sống văn hóa tinh thần người

dân Nam Định hiện nay, đặc biệt đối với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Giầy chỉ mới có

một số bài viết có liên quan hoặc là đề cập đến lễ hội ở Phủ Giầy chưa có đề cập đến

tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Giầy một cách tổng thể với tất cả các yếu tố về đối tượng

thờ tự, về kiến trúc, nghi lễ. Dù vậy, những công trình nghiên cứu của người đi trước

chính là nguồn tài liệu quan trọng để sinh viên có thể tham khảo và kế thừa, kết hợp

với những kiến thức do chính bản thân mình sưu tầm, tích lũy chọn lọc trong quá trình

khảo sát thực tế về tín ngưỡng thờ Mẫu tại Phủ Giầy, Nam Định để hoàn thành khóa

luận tốt nghiệp của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu một cách sâu sắc, có hệ thống về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Giầy, từ

đó làm nổi bật được vai trò, giá trị của tín ngưỡng thông qua hệ thống di tích cùng với

các sinh hoạt tâm linh tại đây.

- Phản ánh được thực trạng tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Giầy hiện nay, chỉ ra

những biến đổi tác động.

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát huy giá

trị của tín ngưỡng thờ Mẫu - tín ngưỡng đặc trưng của dân tộc, cũng là bảo tồn phát

triển một nét văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, khóa luận cần phải thực hiện được những

nhiệm vụ cơ bản sau:

10

- Tìm hiểu khái lược về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ

Giầy nói riêng

- Khái quát lịch sử hình thành, phát triển và kiến trúc của quần thể Phủ Giầy,

Nam Định.

- Khái quát về đối tượng thờ tự, về cơ sở thờ tự, nghi lễ, lễ hội của tín ngưỡng

thờ Mẫu tại Phủ Giầy, Nam Định.

- Qua đó nêu bật lên những giá trị của đạo Mẫu ở Phủ Giầy, Nam Định.

- Phân tích thực trạng của sinh hoạt tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Giầy, Nam Định

hiện nay, từ đó đề xuất ra những, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị thờ Mẫu tại Phủ

Giầy, Nam Định.

4. Đối tƣợng ngiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của khóa luận là tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ

Giầy cụ thể là: những truyền thuyết, những di tích, điện thần, nghi thức thờ cúng và lễ

hội thờ Mẫu hiện còn đang tồn tại ở Phủ Giầy.

4.2 . Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian:

Ở Việt Nam có rất nhiều địa điểm thờ Mẫu nhưng trong khóa luận này sinh viên

chỉ tập chung nghiên cứu tục thờ Mẫu tại Phủ Giầy, Nam Định.

- Phạm vi thời gian:

Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Giầy, Nam Định từ khi

quần thể di tích Phủ Giầy được hình thành (từ thế kỉ XVII cho đến nay).

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, sinh viên khai thác tư liệu từ nhiều nguồn

khác nhau.

- Tư liệu thành văn: Đây là nguồn tư liệu quan trọng, cung cấp hệ thống kiến

thức cơ bản làm cơ sở nền tảng lý thuyết cho đề tài.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!