Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín ngưỡng thờ cúng quan công của người việt gốc hoa ở hội an, quảng nam.
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1942

Tín ngưỡng thờ cúng quan công của người việt gốc hoa ở hội an, quảng nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG QUAN CÔNG CỦA NGƢỜI

VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN, QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện : T ầ T Diệu Thu

Chuyên ngành : Việt Nam học

Lớp : 12CVNH

Ngƣời ƣớng dẫn : Th.s Ngô Th Hƣờng

Đà Nẵng, tháng 05/2016

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .....................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.............................................................5

6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................6

7. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................6

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN,

QUẢNG NAM VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG QUAN CÔNG ........................7

1.1. Khái quát về gƣời Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam ..............................7

1.1.1. Điều kiện hình thành cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam......7

1.1.1.1. Điều kiện kinh tế ............................................................................................7

1.1.1.2. Hoàn cảnh chính trị xã hội ...........................................................................10

1.1.2. Đời sống dân cư ..............................................................................................11

1.1.2.1. Địa bàn cư trú...............................................................................................11

1.1.2.2. Hoạt động kinh tế .........................................................................................12

1.1.2.3. Đời sống vật chất..........................................................................................17

1.1.2.4. Đời sống tinh thần........................................................................................19

1.2. Khái quát về tí gƣỡng thờ cúng Quan Công .............................................20

1.2.1. Khái niệm........................................................................................................20

1.2.1.1. Khái niệm về tín ngưỡng..............................................................................20

1.2.1.2. Khái niệm về tín ngưỡng thờ cúng Quan Công ...........................................21

1.2.2. Vài nét về tín ngưỡng thờ cúng Quan Công ở Việt Nam................................21

Tiểu kết c ƣơ g 1....................................................................................................22

CHƢƠNG 2. TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG QUAN CÔNG CỦA NGƢỜI VIỆT

GỐC HOA Ở HỘI AN, QUẢNG NAM ................................................................23

2.1. Điều kiệ ì t à tí gƣỡng thờ cúng Quan Công của gƣời Việt gốc

Hoa ở Hội An, Quảng Nam ....................................................................................23

2.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................23

2.1.2. Điều kiện lịch sử .............................................................................................24

2.1.3. Điều kiện làm ăn, buôn bán.............................................................................25

2.2. Biểu hiện của tí gƣỡng thờ cúng Quan Công của gƣời Việt gốc Hoa ở

Hội An, Quảng Nam................................................................................................25

2.2.1. Sơ lược về tiểu sử Quan Công ........................................................................25

2.2.2. Cơ sở thờ tự.....................................................................................................29

2.2.2.1. Phạm vi cộng đồng.......................................................................................29

2.2.2.2. Phạm vi gia đình...........................................................................................41

2.2.3. Thời gian thờ cúng ..........................................................................................41

2.2.4. Nghi thức thờ cúng..........................................................................................41

2.2.4.1. Phạm vi cộng đồng.......................................................................................41

2.2.4.2. Phạm vi gia đình...........................................................................................46

Tiểu kết c ƣơ g 2....................................................................................................46

CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG

QUAN CÔNG CỦA NGƢỜI VIỆT GỐC HOA Ở HỘI AN, QUẢNG NAM...48

3.1. Đặc điểm của tí gƣỡng thờ cúng Quan Công của gƣời Việt gốc Hoa ở

Hội An, Quảng Nam................................................................................................48

3.2. Vai trò của tí gƣỡng thờ cúng Quan Công của gƣời Việt gốc Hoa ở Hội An,

Quảng Nam...............................................................................................................49

3.3. Những biế đổi t o g tí gƣỡng thờ cúng Quan Công của gƣời Việt gốc

Hoa ở Hội An, Quảng Nam ....................................................................................50

3.4. Qua điểm của gƣời Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam về việc duy trì

tí gƣỡng thờ cúng Quan Công ...........................................................................52

3.5. Sự khác nhau giữa tí gƣỡng thờ cúng Quan Công của cộ g đồ g gƣời

Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam so với một số khu vực khác ......................54

3.6. Bảo tồn những giá tr tốt đẹp của tí gƣỡng thờ cúng Quan Công của

gƣời Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam ..........................................................56

Tiểu kết c ƣơ g 3....................................................................................................60

KẾT LUẬN..............................................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63

PHỤ LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ Miếu Quan Thánh (Quan Công).......................................................37

Sơ đồ 2: Sơ đồ Hội quán Quảng Triệu......................................................................40

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọ đề tài

Việt Nam có một nền văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng được tạo nên từ

các dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ. Văn hóa Việt Nam là sự kết tinh và hội

tụ tinh hoa dân tộc qua hàng ngàn năm lịch sử. Chính vì vậy, bất cứ nơi đâu trên

mảnh đất hình chữ S thân thương cũng hằn lên vết dấu thời gian với nhiều nét văn

hóa lịch sử.

Hội An là một trong những đô thị cổ xưa của Việt Nam, có bề dày lịch sử lâu

đời. Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam,

khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc

cổ gồm nhiều công trình nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, cầu, nhà thờ tộc, bến

cảng, chợ…Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính

như một bức tranh sống động. Từ lâu, mảnh đất đã được biết đến là nơi “hội nhân,

hội thủy, hội tụ văn hóa vô cùng đa dạng” với nhiều lớp cư dân kế tiếp nhau sinh

sống từ nhiều nền văn hóa Việt, Chăm, Hoa, Nhật Bản, phương Tây… Với những

giá trị văn hóa đó, Hội An đã được UNESSCO cộng nhận là di sản văn hóa thế giới

vào tháng 12 năm 1999. Ngày nay, trong hệ văn hóa giá trị của phố cổ phải kể đến

hệ thống những phong tục tập quán, tín ngưỡng trong đó có tín ngưỡng thờ cúng mà

cụ thể là tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của người Việt nói chung và người Việt gốc

Hoa nói riêng vẫn còn lưu giữ những đặc điểm văn hóa riêng của miền đất di sản.

Đến Hội An từ đầu thế kỉ XVII, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã mang theo

những giá trị văn hóa đặc trưng nhất của dân tộc mình. Với truyền thống văn hóa

sẵn có cùng với sự tiếp thu một số sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của cư

dân địa phương, cộng đồng người Việt gốc Hoa đã từng bước xây dựng cho mình

một giá trị văn hóa riêng trên cả lĩnh vực vật chất cũng như tinh thần. Trong đó,

những tín ngưỡng tâm linh đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Quan Công là một trong

những nét văn hóa tinh thần tiêu biểu và phổ biến của cộng đồng cư dân người Việt

gốc Hoa ở Hội An.

Tín ngưỡng thờ cúng Quan Công là sự tôn thờ, kính trọng của con người đối

với sự trung nghĩa, đức độ của Ông. Từ đó, việc thờ cúng tín ngưỡng này là biểu

2

hiện cho tấm lòng luôn hướng về quê hương cố cựu, không để bị mất đi truyền

thống, mai một văn hoá của mình ở nơi đất khách. Đồng thời, từ việc thờ cúng này

nhằm tôn thờ vị tài thần để bảo vệ và mang lại may mắn, tiền tài họ.

Là một loại hình tín ngưỡng đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ trong tâm

thức của con người, trong công cuộc xây dựng và phát huy những nét văn hóa

truyền thống, hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Quan Công khá phổ biến và trở thành

một bản sắc, đặc trưng văn hóa của cư dân người Việt gốc Hoa ở Hội An.

Trước sự chuyển biến trong quá trình phát triển và đô thị hóa của xã hội hiện

nay, thì những giá trị truyền thống trong đó có tín ngưỡng, đang có xu hướng bị

biến đổi, mai một dần. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu những biến đổi ấy càng trở

nên cần thiết hơn bao giờ hết. Xuất phát từ những ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Tín

ngưỡng thờ cúng Quan Công của người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam”

làm khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn tìm hiểu một cách toàn diện

nhất về loại hình tín ngưỡng độc đáo này.

2. L ch sử nghiên cứu vấ đề.

Tín ngưỡng thờ cúng Quan Công là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành,

nhiều lĩnh vực với nội dung nghiên cứu đa dạng. Liên quan đến đề tài này đã có rất

nhiều sách, bài viết, bài tiểu luận và công trình nghiên cứu của nhiều tác giả.

2.1. Các sách và công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của

người Việt gốc Hoa trên đất nước Việt Nam.

- Trong cuốn “Sổ tay hành hương đất phương Nam” của nhiều tác giả, NXB

thành phố Hồ Chí năm 2003 đã trình bày khá rõ nét về nguồn gốc, tên gọi khác

nhau của Quan Công.

- Trong cuốn “Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến

1945” của Nguyễn Cẩm Thúy, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội năm 2000 có nói về

nơi thờ cúng vị Quan công

- Trong cuốn “Tín ngưỡng Việt Nam” Quyển thượng của Toan Ánh, NXB

thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992, đã trình bày những vị thần được cúng

cũng như nghi thức thờ cúng trong gia đình làng xã người Việt, xong chưa nêu được

những nét khác biệt, đặc trưng văn hóa khác nhau của từng vùng miền.

- Trong Luận án tiến sĩ “Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ”,

3

Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ xuất bản năm 2005, Võ Thanh Bằng đã trình

bày khá rõ nét về nguồn gốc các vị thần được thờ cúng và nghi thức thờ cúng các vị

thần của người Hoa trong đó có nhắc đến Quan Công.

2.2. Các sách và công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của

người Việt gốc Hoa tại Hội An, Quảng Nam

- Trong tham luận “Tiếp xúc văn hóa ở Hội An – nhìn từ góc độ kiến trúc”

của Trịnh Cao Tưởng – Viện Khảo cổ học, đã có những đánh giá về sự giao thoa

văn hóa Việt – Hoa – Nhật ở góc độ kiến trúc, trong tham luận ông xoáy sâu vào

dấu ấn Việt – Hoa của những công trình nhà cổ tại đô thị Hội An trong đó có nói

về miếu Quan Công.

-Tr o n g s ách “Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hóa ở Việt Nam” của

Nguyễn Quốc Hùng có những nghiên cứu chung về sự giao lưu văn hóa tại Hội

An, cụ thể là những biểu hiện trong giao lưu văn hóa Việt – Hoa – Nhật. Miếu

Quan Công cũng được Nguyễn Mạnh Hùng đưa vào bài viết như một minh

chứng cho sự giao lưu văn hóa này.

- Trong cuốn “Lịch sử Chùa Ông” do nhà sử học Hán Nôm, cụ Nguyễn Bội

Liên viết năm 1999 chủ yếu là mô tả về nội, ngoại thất và các hoạt động tín

ngưỡng tại miếu Quan Công. Tại trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Hội An tại

Hội An cũng có tài liệu do trung tâm nghiên cứu, lưu giữ tại phòng tư liệu song

tài liệu này chỉ ở cấp độ khảo tả ban đầu, phục vụ việc tìm hiểu thông tin cho

công tác quản lý.

- Trong sách “Miếu Quan Thánh (Chùa Ông) Hội An” của Phạm Thúc Hồng,

NXB Lao Động năm 2008, đã trình bày khái quát về lịch sử Quan Công và tín

ngưỡng thờ cúng Quan Công tại Hội An đồng thời cũng miêu tả về kiến trúc của

miếu Quan Thánh (Chùa Ông) tại Hội An.

- Trong các sách viết về Hội An như “Hội An – Di sản thế giới” của Nguyễn

Phước Tương, “Di sản phi vật thể Hội An” do Bùi Quang Thắng chủ biên, “Di

sản văn hóa văn nghệ dân gian Hội An” của Trần Văn An, “Lễ lệ, lễ hội Hội

An” do Trung tâm quản lý và bảo tồn di tích Hội An nghiên cứu, “Cư dân Faifo

trong lịch sử” của Nguyễn Chí Trung,…Miếu Quan Công được các nhà nghiên

cứu khảo sát khá kĩ về kiến trúc, lễ hội, tín ngưỡng thờ thần,…Các nghiên cứu

4

này giúp người viết thấy được vị trí của Miếu Quan Công trong hệ thống di sản

tại phố cổ Hội An. Đồng thời qua các tài liệu này cũng đã cho thấy được vài nét về

tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của người Việt gốc Hoa. Tuy nhiên những tài liệu

này còn mang tính chất chung, chưa được cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, chưa mang

tính chất khoa học, hệ thống.

Những tài liệu trên tuy chưa đề cập cụ thể và trực tiếp, đến tín ngưỡng thờ

cúng Quan Công của người Việt gốc Hoa ở Hội An nhưng đó là những tư liệu quý,

định hướng cho chúng tôi thực hiện đề tài này.

3. Mục đíc và iệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Với việc nghiên cứu đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của người Việt

gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam”, tôi nhằm xây dựng một bức tranh tổng quát nhất về

tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của người Việt gốc Hoa đồng thời cũng thấy được

thực trạng về công tác bảo tồn và khai thác các giá trị của tín ngưỡng thờ cúng này

trong những năm gần đây, từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn hợp lý và hiệu quả.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất: Nghiên cứu khái quát về người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam

và tín ngưỡng thờ cúng Quan Công.

Thứ hai: Nghiên cứu cụ thể về tín ngưỡng thờ cúng Quan Công của người Việt

gốc hoa ở Hội An, Quảng Nam.

Thứ ba: Nghiên cứu về đặc điểm và vai trò của tín ngưỡng thờ cúng Quan

Công trong đời sống của người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính mà đề tài hướng đến đó là “Tín ngưỡng thờ cúng Quan Công

của người Việt gốc Hoa ở Hội An, Quảng Nam”.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Từ 6/2015 đến 4/2016

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu tín ngưỡng thờ

cúng Quan Công trên phạm vi các hộ gia đình, các Hội quán người Việt gốc Hoa ở

Hội An, Quảng Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!