Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tín ngưỡng thờ cúng cô hồn ở các làng đánh cá ven biển đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1040

Tín ngưỡng thờ cúng cô hồn ở các làng đánh cá ven biển đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

----------------

Đề tài:

TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG CÔ HỒN

Ở CÁC LÀNG ĐÁNH CÁ VEN BIỂN ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phƣợng

Chuyên ngành : Việt Nam Học

Lớp : 11CVNH

Ngƣời hƣớng dẫn : ThS. Lê Thị Thu Hiền

Đà Nẵng, tháng 5/2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3

3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................5

6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................6

NỘI DUNG ................................................................................................................7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LÀNG ĐÁNH CÁ VEN BIỂN ĐÀ

NẴNG VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG CÔ HỒN Ở VIỆT NAM ....................7

1.1. Tổng quan về các làng đánh cá ven biển Đà Nẵng..........................................7

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................7

1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................11

1.1.3. Đời sống văn hóa và dân cư ............................................................................15

1.2. Khái quát chung về tín ngƣỡng thờ cúng cô hồn ở Việt Nam......................17

1.2.1. Khái niệm tín ngưỡng, Cô hồn........................................................................17

1.2.1.1. Tín ngưỡng...................................................................................................17

1.2.1.2. Cô hồn ..........................................................................................................18

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................18

1.3. Vai trò, ý nghĩa của tín ngƣỡng thờ cúng Cô hồn ở Việt Nam ....................19

CHƢƠNG 2: TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG CÔ HỒN TRUYỀN THỐNG Ở

CÁC LÀNG ĐÁNH CÁ VEN BIỂN ĐÀ NẴNG..................................................21

2.1. Quan niệm của cư dân ven biển Đà Nẵng về Cô hồn và thờ cúng Cô hồn .....21

2.2. Biểu hiện của tín ngƣỡng thờ cúng Cô hồn ...................................................22

2.2.1. Cơ sở thờ tự.....................................................................................................23

2.2.1.1. Phạm vi gia đình...........................................................................................23

2.2.1.2. Phạm vi làng vạn..........................................................................................26

2.2.2. Thời gian thờ cúng ..........................................................................................28

1

2.2.3. Nghi lễ thờ cúng..............................................................................................30

2.2.3.1. Đối với phạm vi gia đình..............................................................................30

2.2.3.2. Phạm vi làng vạn..........................................................................................33

2.3. Giá trị của tín ngƣỡng thờ cúng Cô hồn trong đời sống kinh tế, xã hội, văn

hóa, tâm linh ở các làng chài ven biển Đà Nẵng...................................................40

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÔ HỒN Ở CÁC LÀNG ĐÁNH CÁ VEN BIỂN

ĐÀ NẴNG................................................................................................................43

3.1. Quan điểm về tín ngƣỡng thờ cúng Cô hồn ở Đà Nẵng................................43

3.1.1. Quan điểm của cư dân địa phương đối với tín ngưỡng thờ cúng cô hồn........43

3.1.2. Quan điểm của các cấp lãnh đạo đối với tín ngưỡng thờ cúng Cô hồn ..........44

3.2. Thực trạng bảo tồn và phát triển tín ngƣỡng thờ cúng Cô hồn ở các làng

chài ven biển Đà Nẵng hiện nay.............................................................................46

3.2.1. Nhiều cơ sở thờ tự được tu sửa .......................................................................46

3.2.2. Tín ngưỡng đang bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường và lối sống đô thị hóa ..46

3.2.3. Chưa được sự hướng dẫn, quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa

phương.......................................................................................................................49

3.2.4. Hiện tượng mê tín dị đoan của cư dân ven biển..............................................50

3.3. Giải pháp bảo tồn, phát huy tín ngƣỡng thờ cúng Cô hồn ở các làng đánh

cá ven biển Đà Nẵng................................................................................................50

3.3.1. Bảo tồn và nâng cấp cơ sở thờ tự....................................................................50

3.3.2. Nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển tín ngưỡng truyền thống của cư dân địa

phương.......................................................................................................................51

3.3.3. Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương để gìn giữ nét đặc sắc của tín

ngưỡng.......................................................................................................................52

KẾT LUẬN..............................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa Việt Nam được hình thành dựa trên văn hóa của 54 dân tộc cùng

chung sống trên lãnh thổ. Ngoài văn hóa Việt - Mường mang tính tiêu biểu, còn có

các nhóm văn hóa đặc sắc khác như Tà - Nùng, Thái, Chàm, Hoa - Ngái, Môn -

Khmer, H‟Mông - Dao, nhất là văn hóa các dân tộc Tây Nguyên giữ được những

truyền thống khá phong phú và toàn diện cuả một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó

với rừng núi tự nhiên.

Trong dòng chảy văn hóa đa màu sắc đó, tín ngưỡng trở thành một điểm

nhấn, đóng góp to lớn trong mạch nguồn văn hóa Việt Nam nói chung. Từ thuở xa

xưa nhân dân trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh, các thế lực vô hình và

hữu hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích

được. Nói đến tín ngưỡng thì không thể nào bỏ qua được quan niệm thờ cúng trong

cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của cư dân ven biển, trong đó có tín ngưỡng thờ

cúng Cô hồn.

Tín ngưỡng thờ cúng Cô hồn là một hình thức tín ngưỡng dân gian có từ lâu

đời trong quần chúng nhân dân gắn với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có

lành”. Tín ngưỡng này mang nhiều lớp ý nghĩa khác, đó là tư tưởng cầu an, cầu mùa

của đại bộ phận cư dân vùng ven biển, luôn phải đối mặt với những rủi ro, bất trắc

trong nghề nghiệp và trong cuộc sống. Đó là sự tri ân đến các bậc tiền nhân đã có

công khai phá, gìn giữ và xây dựng làng xóm ngay từ những buổi đầu, thể hiện bản

tính của người Việt - trọng tình, thương người, biết xót thương cho những số phận

bất hạnh.

Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây được

xem trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu

vực miền Trung - Tây Nguyên. Nói đến Đà Nẵng là chúng ta có thể hình dung ngay

rằng đó là một thành phố tuyệt đẹp bên sông Hàn, bên bờ biển Đông với những nét

quyến rũ chưa từng có ở các đô thị biển khác… Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng

nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và

thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà nẵng

trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ vậy,

2

thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp đến nỗi du khách khó có thể

nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố này. Với đường bờ biển dài 92km,

cát trắng mịn, nước trong xanh, biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes của Mỹ xếp

vào danh sách 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Vì vậy, loại hình du lịch

biển trở thành điểm hấp dẫn, thu hút du khách đến với thành phố Đà Nẵng. Cho

nên, việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống như tín ngưỡng, lễ hội, sinh hoạt

cộng đồng của cư dân làng biển trở thành một yếu tố góp phần to lớn vào việc phát

triển hơn nữa du lịch biển nơi đây. Đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Cô hồn rất điển

hình của cư dân ven biển Đà Nẵng.

Tín ngưỡng này xuất phát từ đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Ngày xưa, cư dân ven biển Đà Nẵng làm nghề đánh bắt hải sản trên biển với những

công cụ hết sức đơn sơ, phương tiện chủ yếu để hành nghề là thuyền nan, thuyền

buồm, thuyền chèo nên lúc gặp sóng to gió lớn, bão tố không đủ sức chống chọi.

Nếu gọi thần Nam Hải ứng cứu cũng hết sức hy hữu, không phải lúc nào khấn

nguyện thần cũng có mặt để cứu giúp vì vậy họ cần một chỗ dựa tinh thần, một sức

mạnh luôn bên cạnh mình để giúp vượt qua sự khắc nghiệt của tự nhiên và đem lại

sự bội thu khi ra khơi. Chính vì vậy những Cô hồn xung quanh khu vực đó là điểm

tựa để tạo động lực giúp họ vượt qua khó khăn, phù hộ cho ngư dân có cuộc sống

ấm no.

Hiện nay, Đà Nẵng là một thành phố phát triển năng động, trở thành thành

phố lớn nhất ở khu vực miền Trung, cơn lốc của nền kinh tế thị trường đã và đang

làm mai một những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa các làng chài

ven biển và cùng với tín ngưỡng cô hồn. Vì vậy việc tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng

cô hồn ven biển sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn, phát

huy những giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục lối sống cho các tầng lớp dân cư

ven biển, đặc biệt là thế hệ trẻ, mở ra hướng mới cho việc phát triển du lịch của

thành phố và cũng là nguồn tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tín ngƣỡng thờ cúng

Cô hồn ở các làng đánh cá ven biển Đà Nẵng” làm đề tài khóa luận của mình.

Đây là một đề tài mà từ trước cho tới giờ chưa ai đi nghiên cứu chuyên sâu ở riêng

3

khu vực Đà Nẵng, vì vậy hứa hẹn sẽ giúp ích được một phần nào đó cho những ai

quan tâm đến vấn đề này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống Việt

Nam như: Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam của Nguyễn Minh San (Nxb Văn

hóa Dân tộc); Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (Quyển thượng, Quyển hạ) của Toan

Ánh (Nxb Trẻ) đã trình bày về các phong tục, tập quán, lễ nghi, hội hè, đình đám

của con người Việt Nam qua 4.000 năm lịch sử. Qua đó ta có dịp ôn nhớ lại lai lịch

của tổ tiên trên con đường dựng nước và giữ nước; Tín ngưỡng và văn hóa tín

ngưỡng ở Việt Nam của Ngô Đức Thịnh (Nxb Trẻ) là tác phẩm được biên soạn, sưu

tầm rất công phu nói về tín ngưỡng, các loại hình tín ngưỡng cũng như văn hóa tín

ngưỡng của người dân Việt Nam nói chung và khu vực miền Trung nói riêng. Trong

đó có cả vùng duyên hải miền Trung và di sản văn hóa thế giới - Hội An. Các tác

giả trong công trình trên đều khẳng định loại hình tín ngưỡng cô hồn này trong sự

tồn tại của tín ngưỡng Việt Nam.

Liên quan trực tiếp đến đề tài, có các công trình: Văn hóa dân gian làng ven

biển của Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội (2000); Cuốn

Chuyện làng nghề đất Quảng của Phạm Hữu Đăng Dật (Nxb Đà Nẵng); Tín ngưỡng

của cư dân phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng của Phạm Thị

Lấm (2013), khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm

Đà Nẵng; Tìm hiểu về các làng chài đánh cá ven biển Đà Nẵng từ khi thành lập đến

nữa đầu thế kỉ XIX của Lương Thị Thùy (2008), khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa

Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và đặc biệt trong công trình Tín ngưỡng

của ngư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng, NXB của tác giả Nguyễn Xuân

Hương đã đề cập đến các tín ngưỡng, lễ hội của cư dân ven biển Quảng Nam - Đà

Nẵng như: Tục thờ cúng Cá Ông, lễ hội Cầu Ngư, hát chèo đưa linh, tục thờ Mẫu,

tín ngưỡng thờ Cô hồn/Cô bác, tín ngưỡng thờ tổ tiên, thờ Nữ thần.

Các tài liệu trên đây đã đề cập ít nhiều đến vấn đề tín ngưỡng thờ cúng Cô

hồn của cư dân ven biển Đà Nẵng ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đến nay

vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về tín

ngưỡng thờ cúng Cô hồn của cư dân ven biển Đà Nẵng. Mặc dù vậy, những tài liệu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!