Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu việc tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện can lộc - tỉnh hà tĩnh trong môn lịch sử lớp 4,5.
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
990.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1059

Tìm hiểu việc tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện can lộc - tỉnh hà tĩnh trong môn lịch sử lớp 4,5.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

VÕ THỊ THANH XUÂN

Tìm hiểu việc tổ chức dạy học Lịch sử địa

phương cho học sinh Tiểu học trên địa bàn

huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh trong môn

Lịch sử lớp 4, 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu hoá đã và

đang đặt ra cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo một sứ mệnh vẻ vang cùng những

thách thức nặng nề. Trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là “Nâng cao dân trí, đào

tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và giáo dục truyền thống cách mạng; tình yêu quê

hương, đất nước; lòng tự hào dân tộc cho học sinh - thế hệ chủ nhân tương lai của

đất nước.

Bậc Tiểu học là nền móng, là cơ sở ban đầu cho việc giáo dục toàn diện, góp

phần hình thành nhân cách học sinh. Cùng với các môn học như Tiếng Việt, Địa lý,

Đạo đức, Mỹ thuật… thì môn Lịch sử cũng góp phần rất lớn vào việc bồi dưỡng

nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, góp phần giáo dục tình yêu quê

hương, đất nước cho học sinh, hình thành những phẩm chất của con người Việt

Nam. Việc giảng dạy môn Lịch sử không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến

thức lịch sử dân tộc mà quan trọng hơn đó là việc giáo dục cho học sinh tình cảm

yêu mến, lòng tự hào đối với quê hương và trên cơ sở ý thức về cội nguồn sẽ nảy

sinh ý thức tự giác tham gia xây dựng quê hương đất nước. Đây cũng chính là mục

đích cuối cùng của sự nghiệp giáo dục nói chung.

Thế nhưng trong những năm gần đây, chất lượng học tập Lịch sử sa sút

nghiêm trọng. Vì vậy cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch

sử. Và một trong những hình thức dạy học vừa mang lại hiệu quả giáo dục vừa phát

huy tính tích cực của học sinh trong môn Lịch sử là tổ chức dạy học Lịch sử địa

phương. Việc giảng dạy Lịch sử địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh

phát triển toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Giảng dạy Lịch sử địa

phương một cách hiệu quả sẽ không chỉ trang bị thêm kiến thức, rèn luyện thêm các

kĩ năng cho học sinh mà quan trọng hơn đó là việc giáo dục cho học sinh lòng tự

hào với những truyền thống của quê hương. Để từ đó các em biết trân trọng và cố

gắng học tập để mai sau xây dựng quê hương giàu đẹp.

Mỗi miền quê trên đất nước Việt Nam đều in dấu chân lịch sử, đều giàu

truyền thống đấu tranh cách mạng và huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh là một trong

những mảnh đất như thế. Con người nơi đây hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao

động, thủy chung tình nghĩa trong cuộc sống, không cam chịu làm nô lệ, kiên cường

bất khuất trong chiến đấu, suốt chiều dài lịch sử thời đại nào cũng có những anh

hùng hào kiệt đứng lên chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra, Can Lộc còn là nơi có rất

nhiều địa danh lịch sử đã đi vào huyền thoại như: Ngã ba Đồng Lộc, Chùa Hương

Tích, làng K130... Vì vậy, việc giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh Tiểu học

nơi đây để khơi dạy ở các em tình yêu quê hương và ý thức phấn đấu để xứng đáng

với mảnh đất mà mình đang sống là một điều vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này sẽ là tư liệu quý báu để chúng tôi học

tập, nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Tiểu học.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy hầu như chưa có ai tập trung nghiên cứu về

vấn đề tổ chức dạy học lịch sử địa phương cho học sinh lớp 4, 5 trên địa bàn huyện

Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh. Thiết nghĩ đây là một hướng khai thác đề tài khá hay cần

được nhiều người chú ý đến. Vì thế chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu

việc tổ chức dạy học Lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học trên địa bàn huyện

Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh trong môn Lịch sử lớp 4, 5”.

2. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Qua việc nghiên cứu lý

luận và khảo sát thực tế việc tổ chức dạy học Lịch sử địa phương cho học sinh lớp

4, 5 ở một số trường Tiểu học trên địa bàn huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh, đề xuất

những phương pháp tổ chức dạy học Lịch sử địa phương theo hướng tích cực, góp

phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở khoa học của việc tổ chức dạy học Lịch sử địa phương cho

hoc sinh Tiểu học.

- Tìm hiểu việc tổ chức dạy học Lịch sử địa phương cho học sinh lớp 4, 5 ở

một số trường Tiểu học trên địa bàn huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh.

- Đề xuất phương pháp tổ chức dạy học Lịch sử địa phương nhằm giúp học

sinh có được những hiểu biết về địa phương, nơi mình đang sống.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các bài Lịch sử địa phương được tổ chức dạy học cho học sinh lớp 4, 5 trên

địa bàn huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh.

- Giáo viên giảng dạy các khối lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Tiến Lộc, huyện

Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh.

- Học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Tiến Lộc, huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn trên địa bàn huyện Can Lộc -

tỉnh Hà Tĩnh, trong phạm vi môn Lịch sử và chỉ nghiên cứu chương trình Lịch sử

lớp 4, 5. Để từ đó đi sâu vào tìm hiểu việc tổ chức dạy học Lịch sử địa phương cho

học sinh lứa tuổi lớp 4, 5.

5. Giả thuyết khoa học

Sau quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thống kê, phân loại các phương

pháp và hình thức tổ chức dạy học Lịch sử địa phương được tổ chức cho học sinh

Tiểu học trên địa bàn huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, chúng tôi đưa ra những

phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh có được những hiểu biết về địa phương

mình một cách sâu sắc.

6. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập tài liệu, tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát

hóa trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc

dạy học Lịch sử địa phương cho học sinh Tiểu học trên địa bàn huyện Can Lộc -

tỉnh Hà Tĩnh. Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục

vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp điều tra, thực nghiệm

Tiến hành dự giờ, kiểm tra học sinh bằng phiếu trắc nghiệm với hệ thống các

câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.

- Phương pháp thống kê, phân tích

- Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp điều tra bằng trò chuyện

Tiến hành trao đổi với nhà trường, giáo viên và học sinh để biết được những

phương pháp giáo viên sử dụng để dạy học Lịch sử địa phương, tác động của mỗi

phương pháp tới học sinh là như thế nào, hứng thú của các em khi được học về lịch

sử địa phương ra sao và những khó khăn nhà trường gặp phải khi tiến hành dạy

Lịch sử địa phương. Từ đó thu thập những thông tin cần thiết bổ sung cho phương

pháp điều tra bằng thực nghiệm.

- Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các kết quả điều tra

về tỉ lệ học sinh đạt điểm tốt, khá, trung bình sau khi làm phiếu trắc nghiệm. Để từ

đó thấy được hiệu quả của những phương pháp mà giáo viên sử dụng khi dạy Lịch

sử địa phương.

7. Cấu trúc của đề tài

Đề tài gồm 3 phần:

Phần mở đầu gồm có các tiểu mục sau:

- Lí do chọn đề tài

- Mục đích nghiên cứu

- Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Giả thuyết khoa học

- Phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Tìm hiểu việc tổ chức dạy học Lịch sử địa phương cho học

sinh Tiểu học trên địa bàn huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh trong môn Lịch sử lớp 4, 5

Chương 3: Khảo sát và thực nghiệm sư phạm

Phần kết luận

Phụ lục: Các giáo án được soạn để tiến hành dự giờ, kiểm tra đánh giá học

sinh; một số hình ảnh được giáo viên sử dụng để dạy học Lịch sử địa phương cho

học sinh Tiểu học trên địa bàn huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1. Khái niệm địa phương

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “Địa phương”. “Địa phương là

những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác trong nước”.

Như vậy, địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong quốc gia có những sắc

thái đặc thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác, là bộ phận cấu thành của

đất nước.

Khái niệm “Địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh: cụ thể và trừu

tượng.

- Địa phương, hiểu theo nghĩa cụ thể, là những đơn vị chính của một quốc

gia, đó là những tỉnh, thành phố, huyện, xã, thôn, bản, làng, buôn, ấp,...

- Với nghĩa khái quát, trừu tượng, địa phương được hiểu là những vùng đất,

khu vực nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không giống

địa giới hành chính) để phân biệt với các vùng đất khác. Ví dụ: miền Bắc, miền

Nam, miền Trung, Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng

sông Cửu Long .v.v...

Nhưng cũng có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì

không phải của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. Như

vậy, thủ đô của một quốc gia hay từng khu vực của thủ đô cũng được xem là địa

phương.

1.1.1.2. Khái niệm lịch sử địa phương

Lịch sử địa phương là lịch sử của các địa phương, như lịch sử các làng, xã,

huyện, tỉnh, vùng, miền,… nó còn bao hàm cả lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến

đấu, các cơ quan, xí nghiệp,… Xét về phạm vi địa lí và lịch sử, các tổ chức và đơn

vị này đều thuộc về phạm vi địa phương, song về mặt chuyên môn, kĩ thuật có thể

xếp vào dạng lịch sử chuyên ngành.

Hiểu một cách đơn giản thì Lịch sử địa phương là những kiến thức cơ bản,

thiết thực về lịch sử của một địa phương cụ thể nơi các em sống. Đó là sơ lược lịch

sử hình thành và phát triển của địa phương theo dòng thời gian từ khi hình thành

qua những giai đoạn lịch sử khác nhau cho đến thời điểm hiện nay.

1.1.2. Khái quát đôi nét về huyện Can Lộc

1.1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Địa hình huyện Can lộc bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi và đồi núi. Về cơ

bản, địa hình Can Lộc được chia thành ba kiểu đặc trưng:

- Kiểu địa hình núi thấp: Có độ cao tuyệt đối trên 250 m và độ cao tương

đối trên 100 m, phân bố ở 2 xã Thiên Lộc và Thuần Thiện, là vùng phía Bắc của

huyện nằm ven dải Hồng Lĩnh, có địa hình dốc, đất đai thuộc dạng đá pha cát, có

khả năng sử dụng vào trồng cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc, cây hoa màu

và trồng rừng.

- Kiểu địa hình đồi: Có độ cao tuyệt đối từ 10 - 250m và độ cao tương đối

dưới 100m, phân bố ở các xã Thiên Lộc, Thuần Thiện, Đồng Lộc, Thượng Lộc, Gia

Hanh, Phú Lộc, Sơn Lộc, Mỹ Lộc, Thường Nga.

- Kiểu địa hình đồng bằng: Có độ cao tuyệt đối dưới 10 m, gồm 13 xã là

các xã: Quang Lộc, Xuân Lộc, Trung Lộc, Khánh Lộc, Vĩnh Lộc, Yên Lộc, Trường

Lộc, Song Lộc, Kim Lộc, Thanh Lộc, Vượng Lộc, Tiến Lộc, Tùng Lộc và 1 thị trấn

là thị trấn Nghèn. Đây là vùng tương đối bằng phẳng, có nhiều sông, đất đai tương

đối màu mỡ, đây là vùng sản xuất lúa chính của huyện.

Khí hậu Can Lộc một mặt mang những đặc điểm chung của khu vực nhiệt

đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam - Bắc. Mặt

khác, mang những đặc điểm riêng của tiểu vùng và được phân thành hai vùng rõ rệt

là mùa khô và mùa mưa.

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm. Đây là mùa nắng gắt, có

gió Tây Nam thổi mạnh dẫn đến hiện tượng bốc hơi nước lớn, gây hạn hán nghiêm

trọng, đặc biệt từ tháng 5 đến tháng 7, nhiệt độ trung bình vào mùa này từ 31 -

330C, tháng nóng nhất nhiệt độ lên đến 39 - 400C, độ ẩm trung bình 70%, lượng

mưa chỉ chiếm 18 - 22% tổng lượng mưa cả năm.

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, tập trung chủ yếu vào

tháng 9 đến tháng 11, nhiệt độ mùa này xuống thấp, có khi xuống 70C. Gió mùa

Đông Bắc là hướng gió chính trong mùa này. Vào đầu mùa mưa thường xuất hiện

bão, cuối mùa mưa thường xuất hiện sương mù. Mùa này có lượng mưa lớn

(2000mm) nên thường gây ngập lụt. Trung bình mỗi năm, huyện Can Lộc có 1 - 2

cơn bão đổ bộ vào và chịu ảnh hưởng của 3 - 4 cơn bão.

Can Lộc có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhưng có đặc điểm chung là

chiều dài ngắn, lưu vực nhỏ, các sông chảy trên địa hình tương đối bằng phẳng.

Sông lớn nhất là sông Nghèn có chiều dài 50 km, diện tích lưu vực 556 km2

. Ngoài

ra, Can Lộc có khá nhiều hệ thống hồ, đập: Đập Cù Lây (Thuần Thiện), hồ Khe

Lang (Thường Nga), hồ Vực Trống (Gia Hanh, Phú Lộc), hồ Trại Tiểu (Mỹ Lộc)…

cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.

1.1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Thời vua Hùng dựng nước, nước Việt được chia làm 15 bộ, bộ Cửu Đức là

vùng đất Hà Tĩnh ngày nay, huyện Can Lộc nằm trong lãnh thổ bộ này.

Huyện đã hình thành từ xưa và đã từng mang nhiều tên gọi: huyện Phù Lĩnh

(thời thuộc Ngô - 271), huyện Việt Thường (thời thuộc Đường - 679), huyện Hà

Hoàng thuộc về đất Hoan Châu và thời nhà Trần, Can Lộc có tên là huyện Phi Lộc

thuộc Nghệ An phủ. Những địa danh ấy tương ứng với quy mô một huyện thời xưa,

tuy chưa có tài liệu xác nhận địa phận, địa giới một cách rõ ràng nhưng xét nội dung

ý nghĩa của những tên gọi ấy có liên quan đến địa lý, lịch sử của huyện này.

Thời Lê Sơ, huyện Thiên Lộc được thành lập gồm 27 xã. Tên huyện Thiên

Lộc cùng với địa giới huyện này được hoạch định rành mạch bắt đầu từ đó. Lúc đó,

huyện Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An. Đến thời nhà Nguyễn, năm

Tự Đức thứ 15 (1862), vua ra chỉ dụ: Ở đâu địa danh có chữ “Thiên” phải đổi chữ

khác để tỏ lòng tôn kính trời. Từ đó, huyện Thiên Lộc phải đổi thành huyện Can

Lộc. Năm 1984, một phần đất thuộc xã Đại Lộc và xã Thiên Lộc được cắt để thành

lập thị trấn Can Lộc, trực thuộc huyện. Năm 1992, hai xã Minh Lộc và Thuận Lộc

nguyên thuộc huyện Can Lộc được cắt để chuyển về thị xã Hồng Lĩnh. Năm 2007,

tám xã của Can Lộc ở gần biển được cắt về cho huyện Lộc Hà.

1.1.2.3. Danh nhân lịch sử

Can Lộc - mảnh đất “địa linh nhân kiệt” - đã sinh ra và nuôi dưỡng nhiều bậc

hiền tài. Nơi đây là quê hương của nhiều danh nhân lịch sử, võ tướng, các nhà yêu

nước, danh nhân văn hóa và các học giả, khoa học.

a. Danh nhân lịch sử thời phong kiến:

- Ngô Phúc Vạn (1577 - 1652) quê ở làng Trảo Nha - huyện Thạch Hà - phủ

Hà Hoa - trấn Nghệ An (nay là xã Đại Lộc - huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh). Ông là

trọng thần nhà Hậu Lê. Ông xuất thân là con nhà tướng, kiêm tài văn võ. Ông không

chỉ võ nghệ cao cường, thông hiểu binh thư trận pháp mà thánh kinh hiền truyện,

thiên văn, địa lý, toán số đều tinh thông cả. Ngô Phúc Vạn làm quan dưới triều Lê -

Trịnh, được phong đến chức Thái Bảo, tước Tào Quận Công, có nhiều công lao

đóng góp giữ yên bờ cõi bảo vệ chính đường, khẩn hoang ruộng đất đem lại lợi ích

cho trăm họ trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở nước ta thế kỷ XVII. Ông

mất năm Nhâm Thìn (1652) và được nhân dân lập đền thờ tại quê nhà.

- Hà Tôn Mục (1653 - 1707) quê ở xã Tùng Lộc - huyện Can Lộc. Ông là

một danh thần nổi tiếng triều Lê, có nhiều công trạng đối với đất nước. Ông đỗ tiến

sĩ năm 1688, lại đỗ đầu kỳ thi ứng chế, tức kỳ thi dành cho các tiến sĩ ở điện Vạn

Thọ với đầu bài do chính vua ra. Mấy năm sau, ông lại đỗ khoa Đông Các, khoa thi

đặc biệt chỉ dành cho những người đã đỗ Tiến sĩ và đang làm quan. Ông từng giữ

nhiều chức vụ quan trọng như: Lại khoa cấp sự trung (kiểm tra công việc quan lại,

tổ chức), Nội tán (dạy học cho con, cháu vua), Thủy sư, Biên tu quốc sử quán, Đốc

đồng (trấn giữ) hai xứ Tuyên - Hưng, Phủ doãn phủ Phụng Thiên (đứng đầu kinh

đô), Chánh sứ. Năm 1699, nhà Thanh xâm lấn Bảo Lạc (Cao Bằng), Hà Tôn Mục

và Nguyễn Hành đã đẩy lui được quân Thanh trong cuộc đấu tranh ngoại giao với

Sầm Trì Phượng. Năm 1703, ông đi sứ sang Trung Quốc. Vì đã hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ, giữ được hòa hiếu giữa hai nước, vua Khang Hy hết sức cảm phục, tặng

cho ông một bức đại tự do chính Khang Hy viết ba chữ “Nhược, xung, hiên”, khắc

gỗ và sơn son. Bức đại tự này hiện còn giữ tại đền thờ Hà Tôn Mục ở quê ông; ba

chữ đó có nghĩa là “khiêm nhường, trí tuệ, chí khí cao cả”. Hà Tôn Mục cũng là một

trong các tác giả của Đại Việt sử ký tục biên.

- Phan Kính (1715 - 1761) quê ở xã Song Lộc - huyện Can Lộc. Ông là

Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa, Danh sĩ đời vua Lê Hiển Tông. Năm 1744,

ông thi Hội đỗ Tiến sĩ, thi Đình đứng thứ nhất và được vua phê chuẩn: Đình nguyên

Thám hoa. Ông được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Tuyên uý phó sứ ở

Nghệ An; Hiệp Đồng trấn Sơn Tây; Đốc Đồng Tuyên Quang. Vào khoảng những

năm 1759 - 1760, vua nhà Thanh biết tài của Phan Kính nên đã phong cho ông là

“Lưỡng quốc Đình nguyên Thám Hoa” ban tặng ông một áo gấm màu vàng (Cẩm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!