Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tìm hiểu việc sử dụng thiết bị dạy học để dạy các bài địa lí lớp 4, 5.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------
NGUYỄN THỊ MỸ LY
Tìm hiểu việc sử dụng thiết bị dạy học
để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là mục tiêu hàng đầu trong đường lối xây dựng
và phát triển của đất nước ta. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển đó, một trong
những vấn đề cơ bản cần được quan tâm là hệ thống giáo dục. Tại vì giáo dục là
một trong những nguồn lực quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao cho đất nước. Vì vậy, nghị quyết Trung Ương IV đã chỉ rõ phải đổi mới
phương pháp, cách tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Luật Giáo dục, điều 24.2 đã nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng khả năng tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”.
Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới phát huy tính tích cực
học tập cho học sinh mà cấp học đầu tiên là nền tảng vững chắc cho các cấp học
tiếp theo thực hiện sự đổi mới và cần được chú trọng là cấp Tiểu học.
Trong dạy học ở Tiểu học, Địa lí là một trong những môn học mà GV phải sử
dụng nhiều TBDH để HS thu nhận kiến thức có hiệu quả. Các TBDH trong môn ĐL
ở TH cũng đã góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học. TBDH
không những là phương tiện minh họa cho lời giảng của GV mà còn là phương tiện
giúp GV tổ chức, điều khiển hoạt động học tập, phát triển tư duy cho HS, giúp HS
có cơ hội tự mình phát hiện ra những kiến thức mới.
TBDH ĐL ở TH có vai trò quan trọng trong việc chứa đựng nguồn tri thức
phong phú và đa dạng, giúp HS lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác, phát
triển năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá, vận dụng tri thức. Đồng thời giúp
GV tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức cho HS một cách chủ động, sáng tạo.
Mặt khác, những thành tựu của khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày càng
thâm nhập vào lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có dạy học. Các TBDH ngày
càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong
nhà trường.
Để phát huy được vai trò của TBDH trong việc nâng cao chất lượng dạy học,
3
hai khâu cơ bản nhất là trang bị và sử dụng thiết bị. Trong đó, vấn đề sử dụng hiệu
quả TBDH có ý nghĩa quyết định và là khâu đặc biệt quan trọng.
HS lớp 4, 5 khi học môn ĐL sẽ gặp rất nhiều sự vật, hiện tượng không phải
lúc nào cũng xảy ra trước mắt mình, vì thế các em phải được quan sát chúng trên
ảnh, hình vẽ, bản đồ... ĐL cũng là một môn học có kiến thức rộng, việc nghiên cứu
các kiến thức ĐL là rất trừu tượng với HSTH. Nếu không có sự trợ giúp của các
TBDH thì khó có thể đạt được kết quả. Nhưng, việc sử dụng các TBDH như thế nào
để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình dạy học là một vấn đề cấp thiết, đáng được
quan tâm.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu việc sử dụng thiết bị dạy
học để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hệ thống các TBDH đã được sử dụng trong dạy học môn ĐL lớp 4,
5. Từ đó đề xuất cách sử dụng TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học có sử dụng TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Các bài học ĐL lớp 4, 5 có sử dụng TBDH.
- Vai trò, nguyên tắc và cách sử dụng TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
- GV và HS lớp 4, 5 trường TH Huỳnh Ngọc Huệ - quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
- GV lớp 4, 5 trường TH Trần Bình Trọng, trường TH Hải Vân - quận Liên Chiểu,
TP Đà Nẵng.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, tôi đưa ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về việc sử dụng các TBDH để dạy các
bài ĐL lớp 4, 5.
- Tìm hiểu nguyên tắc, cách sử dụng các TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4,5.
4
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc tìm hiểu cách sử dụng
các TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5.
- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng các TBDH để dạy các
bài Địa lí lớp 4, 5.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian hạn chế nên tôi chỉ tìm hiểu việc sử dụng các TBDH
để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để thu thập
thông tin, cơ sở lí luận cho đề tài.
5.2 Phương pháp quan sát
Quan sát các giờ dạy môn Địa lí lớp 4, 5.
5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm giảng dạy một số giáo án môn Địa lí lớp 4, 5 có sử dụng TBDH.
5.4 Phương pháp thống kê, xử lý kết quả
Phân tích, xử lí số liệu, kết quả của việc thực nghiệm và kết quả điều tra thực
trạng.
5.5 Phương pháp điều tra bằng Anket
Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập ý kiến của GV, HS về việc sử dụng TBDH
để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5.
5.6 Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại với GV về việc sử dụng TBDH để dạy các bài Địa lí lớp 4, 5.
5.7 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ việc nghiên cứu lí luận, quan sát, thực nghiệm sư phạm, thống kê, điều tra,
tôi đã phân tích- tổng hợp kết quả nghiên cứu được.
6. Cấu trúc của khoá luận
Đề tài gồm 3 phần
Phần 1: Phần Mở đầu
1: Lí do chọn đề tài
5
2: Mục đích nghiên cứu
3: Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4: Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5: Phương pháp nghiên cứu
6: Cấu trúc khoá luận
Phần 2: Phần Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng TBDH
để dạy các bài ĐL lớp 4, 5
Chương 2: Tìm hiểu việc sử dụng TBDH để dạy các bài ĐL lớp 4, 5
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần 3: Phần Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục
NỘI DUNG
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ
DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỂ DẠY CÁC BÀI ĐỊA LÍ LỚP 4, 5
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1 Khái quát chung về TBDH
1.1.1.1 Khái niệm “TBDH”
Có rất nhiều khái niệm về TBDH, một số tác giả đã quan niệm rằng:
“TBDH là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết
cho hoạt động dạy và học, chủ yếu đề cập “phần cứng” của phương tiện. Phần
cứng thường có vai trò truyền tin (mô hình tĩnh hoặc động, máy chiếu các loại, máy
tính, camera, máy ghi âm, ...) hoặc hình thành và luyện tập kỹ năng (các loại máy,
dụng cụ, nguyên vật liệu cho thí nghiệm, thực hành, thực tập sản xuất, ...)”[13, 3].
“TBDH là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh tham gia vào
quá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ hoặc điều kiện để GV và HS sử dụng làm
khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học” [18, 10]
“TBDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được GV sử dụng với tư
cách là một phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Đối với HS, đó là
nguồn tri thức phong phú, sinh động, là các phương tiện giúp cho các em lĩnh hội
tri thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo” [13, 5].
Từ những khái niệm trên, ta có thể khái quát khái niệm: TBDH là công cụ
được GV sử dụng để tác động đến HS trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện mục
đích dạy và học.
1.1.1.2 Phân loại TBDH
Có rất nhiều cách phân loại TBDH:
- Một số tác giả đã chia TBDH thành ba loại:
+ TBDH gồm những tài liệu ĐL như: Các loại bản đồ, lược đồ, mô hình, bảng số
liệu, biểu đồ…
+ TBDH kĩ thuật gồm các máy móc và thiết bị như: máy chiếu, máy vi tính…
+ Các cơ sở vật chất dùng để dạy học: phòng triển lãm ĐL, lớp học, vườn ĐL…
Đây là điều kiện, tiền đề để dạy học ĐL có hiệu quả.
- Một số tác giả lại cho rằng: TBDH là hệ thống đối tượng vật chất và phương
tiện kĩ thuật được GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học, TBDH được chia
7
thành 9 loại hình chính sau: Tranh - ảnh giáo khoa, bản đồ - biểu đồ - lược đồ ...,
mô hình - vật mẫu - mẫu vật, các dụng cụ dạy học, phim đèn chiếu - phim chiếu
bóng, bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu, băng - đĩa ghi âm, ghi hình, phần
mềm dạy học.
- Một cách chia nữa về một số TBDH ĐL cơ bản gồm:
+ Bản đồ: Átlát là nguồn tri thức quan trọng. Vì vậy GV cần nghiên cứu kĩ càng nội
dung chứa đựng trong bản đồ, từ đó lựa chọn bản đồ phù hợp với nội dung bài học.
Trên cơ sở đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ.
+ Máy tính cá nhân: Giúp HS tính toán xử lí số liệu trong Átlát.
+ Những thiết bị kĩ thuật hiện đại như: Băng (đĩa) hình, là loại phương tiện có tác
dụng cung cấp thông tin bằng hình ảnh.
Máy vi tính : Máy vi tính được sử dụng trong dạy họ, có thể giải quyết được các
vấn đề cơ bản của quá trình dạy học như: truyền thụ kiến thức, phát triển tư duy,
hướng dẫn hoạt động, rèn luyện kĩ năng…
Mạng Internet: Là kênh thông tin khổng lồ và hết sức đa dạng giúp GV và HS
tra cứu thông tin bổ sung thêm vào nguồn tri thức của mình.
Ngoài ra còn một số phần mềm và các tài liệu khác như sơ đồ, biểu đồ, bảng số
liệu thống kê, phiếu học tập.
Hiện nay, nhiều tác giả thống nhất quan niệm, TBDH ĐL bao gồm: Các TBDH
truyền thống và các TBDH hiện đại.
a. Các TBDH truyền thống: Bản đồ, tranh - ảnh, mô hình, bảng số liệu, biểu
đồ, sơ đồ, phiếu học tập.
Thứ nhất: Bản đồ
Bản đồ được sử dụng trong dạy học ĐL gồm hai loại chính: Bản đồ giáo khoa
treo tường và lược đồ trong sách giáo khoa.
- Tất cả các bản đồ ĐL tự nhiên, kinh tế- xã hội, dùng trong nhà trường nằm
trong hệ thống giáo dục quốc dân được gọi chung là bản đồ giáo khoa. Vì vậy mà
U. C. Bilich và A. C. Vasmuc đã định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những bản đồ
sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ở
tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục dưới
mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ HS